Cập nhật nội dung các quy định của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ vào đề mục Xử lý vi phạm hành chính
Ngày 30 tháng 12 năm 2019, Chính phủ ký ban hành Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (Nghị định này do Bộ Giao thông vận tải chủ trì soạn thảo và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020). Nghị định số 100/2019/NĐ-CP gồm có 86 điều, thay thế 82 điều của Nghị định số 46/2016/NĐ-CP mà Chính phủ đã ban hành ngày 26 tháng 5 năm 2016 – và đã được pháp điển vào đề mục Xử lý vi phạm hành chính (đề mục số 13 thuộc Chủ đề số 39 của Bộ pháp điển), cụ thể thành Mục 42 thuộc Chương IV về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực ở Phần thứ hai của đề mục Xử lý vi phạm hành chính.
Theo cơ quan chủ trì soạn thảo (Bộ Giao thông vận tải, https://mt.gov.vn), Nghị định số 100/2019/NĐ-CP có một số thay đổi lớn so với Nghị định số 46/2016/NĐ-CP, đặc biệt là bổ sung, mô tả làm rõ hơn các hành vi vi phạm, nâng cao mức phạt đối với các hành vi trực tiếp là nguyên nhân xảy ra các tai nạn giao thông (Trong đó, đáng chú ý một trong những cơ sở pháp lý quan trọng, ngày 14 tháng 6 năm 2019, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020, trong đó có quy định các hành vi bị nghiêm cấm “điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”). Cụ thể, Nghị định số 100 sửa đổi 21 điều với 39 hành vi, nhóm hành vi được sửa đổi, mô tả lại; 55 hành vi, nhóm hành vi được bổ sung; 21 hành vi, nhóm hành vi được bổ sung, mô tả lại (điều chỉnh tăng 291/680 hành vi, nhóm hành vi trong đó có 69 hành vi, nhóm hành vi tăng cao mức xử phạt). Về thẩm quyền xử phạt: Cơ bản giữ nguyên theo quy định trước đây vì Luật Xử lý vi phạm hành chính chưa được sửa đổi, bổ sung. Tuy nhiên, do thay đổi về mô hình tổ chức của ngành Công an nên có sửa đổi, mô tả lại quy định về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt của Cảnh sát giao thông cho phù hợp với quy định của Luật Giao thông đường bộ, chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát giao thông và đáp ứng với yêu cầu thực tiễn của công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, theo đó quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Cảnh sát giao thông đối với từng hành vi (nhóm hành vi) vi phạm được quy định cụ thể tại từng điểm, khoản, điều của Chương II và Chương III Nghị định này (khoản 2 Điều 74 Nghị định); điều chỉnh các chức danh xử phạt phù hợp với mô hình, cơ cấu tổ chức hiện nay của lực lượng Công an nhân dân (khoản 4 Điều 76 Nghị định). Bên cạnh đó, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP cũng bổ sung quy định về việc người có thẩm quyền xử phạt được sử dụng các thông tin, hình ảnh thu được từ thiết bị ghi âm, ghi hình của cá nhân, tổ chức cung cấp để làm căn cứ xác minh, phát hiện hành vi vi phạm (khoản 11 Điều 80 Nghị định). Theo đó, chủ phương tiện (cá nhân) có trách nhiệm hợp tác với lực lượng chức năng khi phương tiện có liên quan đến hành vi vi phạm, nếu không hợp tác, không chứng minh hoặc giải trình được mình không phải là người đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm thì bị xử phạt theo quy định đối với hành vi vi phạm được phát hiện. Trường hợp chủ phương tiện là tổ chức, nếu không hợp tác với cơ quan chức năng, không giải trình để xác định được người đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm thì bị xử phạt tiền bằng 2 lần mức xử phạt quy định đối với hành vi vi phạm được phát hiện nhưng không quá mức phạt tiền tối đa, trừ trường hợp phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép. Và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP cũng bổ sung quy định về việc trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được làm thủ tục cấp đổi, cấp mới giấy phép, chứng chỉ hành nghề để tránh tình trạng nhiều người bị giữ bằng lái đi làm lại bằng mới, bao gồm cả trường hợp giấy phép, chứng chỉ hành nghề hết thời hạn sử dụng nhưng chưa hết thời hạn áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng để tránh tình trạng nhiều người bị giữ bằng lái đi làm lại bằng mới (khoản 5 Điều 81 Nghị định). Bên cạnh đó, Chính phủ qua Nghị định này cũng giao Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm hướng dẫn quy trình chuyển hóa kết quả thu được từ các phương tiện, thiết bị (không phải là phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ) do cá nhân, tổ chức cung cấp thành các chứng cứ để xác định vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (khoản 11 Điều 18). Ngoài ra, Nghị định bổ sung quy định về việc cơ quan đăng kiểm đưa vào cảnh báo phương tiện có vi phạm trên Chương trình quản lý kiểm định để từ chối kiểm định đối với phương tiện (xe ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe máy chuyên dùng) mà chủ phương tiện không đến giải quyết vụ việc vi phạm (tại khoản 12 Điều 80 Nghị định), nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của công tác xử lý vi phạm, phù hợp và đáp ứng với yêu cầu thực tiễn của công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Và căn cứ theo nguyên tắc của kỹ thuật pháp điển quy định tại Điều 13 Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật năm 2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Điều 17 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, Bộ Giao thông vận tải đã thực hiện loại bỏ toàn bộ các điều của Nghị định số 46/2016/NĐ-CP đã hết hiệu lực ra khỏi Bộ pháp điển và cập nhật toàn bộ các điều của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP đề mục Xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể các điều của Nghị định 100/2019/NĐ-CP được cập nhật và mã hóa vào đề mục này là: Điều 39.13.NĐ.70.1. Phạm vi điều chỉnh; Điều 39.13.NĐ.70.2. Đối tượng áp dụng; Điều 39.13.NĐ.70.3. Giải thích từ ngữ; Điều 39.13.NĐ.70.4. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng; Điều 39.13.NĐ.70.5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ; Điều 39.13.NĐ.70.6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ; Điều 39.13.NĐ.70.7. Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ; Điều 39.13.NĐ.70.8. Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ; Điều 39.13.NĐ.70.9. Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ; Điều 39.13.NĐ.70.10. Xử phạt người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ; Điều 39.13.NĐ.70.11. Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ; Điều 39.13.NĐ.70.12. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ; Điều 39.13.NĐ.70.13. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về thi công, bảo trì công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ; Điều 39.13.NĐ.70.14. Xử phạt các hành vi vi phạm về xây dựng bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ; Điều 39.13.NĐ.70.15. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về quản lý, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Điều 39.13.NĐ.70.16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông; Điều 39.13.NĐ.70.17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông; Điều 39.13.NĐ.70.18. Xử phạt người điều khiển xe thô sơ vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông; Điều 39.13.NĐ.70.19. Xử phạt người điều khiển máy kéo (kể cả rơ moóc được kéo theo), xe máy chuyên dùng vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông; Điều 39.13.NĐ.70.20. Xử phạt người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về bảo vệ môi trường khi tham gia giao thông; Điều 39.13.NĐ.70.21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới; Điều 39.13.NĐ.70.22. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe máy chuyên dùng; Điều 39.13.NĐ.70.23. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ; Điều 39.13.NĐ.70.24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ; Điều 39.13.NĐ.70.25. Xử phạt người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm quy định về vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; Điều 39.13.NĐ.70.26. Xử phạt người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm quy định về vận chuyển chất gây ô nhiễm môi trường, hàng nguy hiểm; Điều 39.13.NĐ.70.27. Xử phạt người điều khiển xe vệ sinh môi trường, xe ô tô chở phế thải, vật liệu rời và xe chở hàng khác thực hiện hành vi vi phạm quy định về hoạt động vận tải trong đô thị; Điều 39.13.NĐ.70.28. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; Điều 39.13.NĐ.70.29. Xử phạt hành vi sản xuất, lắp ráp trái phép phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; sản xuất, bán biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trái phép; Điều 39.13.NĐ.70.30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ; Điều 39.13.NĐ.70.31. Xử phạt nhân viên phục vụ trên xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe vận chuyển khách du lịch vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông; Điều 39.13.NĐ.70.32. Xử phạt hành khách đi xe vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông; Điều 39.13.NĐ.70.33. Xử phạt người điều khiển xe bánh xích; xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu, đường (kể cả xe ô tô chở hành khách); Điều 39.13.NĐ.70.34. Xử phạt người đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép; Điều 39.13.NĐ.70.35. Xử phạt người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gắn biển số nước ngoài; Điều 39.13.NĐ.70.36. Xử phạt người điều khiển phương tiện đăng ký hoạt động trong Khu kinh tế thương mại đặc biệt, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế; Điều 39.13.NĐ.70.37. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đào tạo, sát hạch lái xe; Điều 39.13.NĐ.70.38. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới; Điều 39.13.NĐ.70.39. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về lắp đặt hệ thống báo hiệu, thiết bị tại đường ngang, cầu chung; kết nối tín hiệu đèn giao thông đường bộ với tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang, cầu chung; cung cấp thông tin hỗ trợ cảnh giới tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt; Điều 39.13.NĐ.70.40. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khám, sửa chữa toa xe, lập tàu, thử hãm; Điều 39.13.NĐ.70.41. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về dồn tàu; Điều 39.13.NĐ.70.42. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về chạy tàu; Điều 39.13.NĐ.70.43. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đón, gửi tàu; Điều 39.13.NĐ.70.44. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về chấp hành tín hiệu giao thông đường sắt; Điều 39.13.NĐ.70.45. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về xây dựng, công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ, biểu đồ chạy tàu; Điều 39.13.NĐ.70.46. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều độ chạy tàu; Điều 39.13.NĐ.70.47. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về quy tắc giao thông tại đường ngang, cầu chung, hầm đường sắt; Điều 39.13.NĐ.70.48. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về phòng, chống thiên tai và giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt; Điều 39.13.NĐ.70.49. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông đường sắt; Điều 39.13.NĐ.70.50. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về quản lý an toàn đường sắt đô thị; Điều 39.13.NĐ.70.51. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ công trình đường sắt; Điều 39.13.NĐ.70.52. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về xây dựng công trình, khai thác tài nguyên và các hoạt động khác ở vùng lân cận phạm vi bảo vệ công trình đường sắt; Điều 39.13.NĐ.70.53. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường sắt; Điều 39.13.NĐ.70.54. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về thi công xây dựng, quản lý, khai thác công trình thiết yếu không thuộc kết cấu hạ tầng đường sắt trong phạm vi đất dành cho đường sắt; Điều 39.13.NĐ.70.55. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt; Điều 39.13.NĐ.70.56. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về thi công công trình đường sắt trên đường sắt đang khai thác; Điều 39.13.NĐ.70.57. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về kết nối các tuyến đường sắt; Điều 39.13.NĐ.70.58. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện lưu hành của phương tiện giao thông đường sắt; Điều 39.13.NĐ.70.59. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về thông tin, chỉ dẫn cần thiết đối với phương tiện giao thông đường sắt; Điều 39.13.NĐ.70.60. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về thiết bị hãm, ghép nối đầu máy, toa xe; Điều 39.13.NĐ.70.61. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về trang thiết bị trên phương tiện giao thông đường sắt; Điều 39.13.NĐ.70.62. Xử phạt nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu vi phạm quy định về Giấy phép lái tàu, bằng, chứng chỉ chuyên môn; Điều 39.13.NĐ.70.63. Xử phạt nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu (trừ lái tàu và phụ lái tàu) vi phạm quy định về nồng độ cồn hoặc sử dụng các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng; Điều 39.13.NĐ.70.64. Xử phạt nhân viên đường sắt vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông đường sắt; Điều 39.13.NĐ.70.65. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về số người được phép chở, tải trọng cho phép chở của phương tiện giao thông đường sắt, tải trọng cho phép khai thác của cầu đường; Điều 39.13.NĐ.70.66. Xử phạt đối với lái tàu, phụ lái tàu; Điều 39.13.NĐ.70.67. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; Điều 39.13.NĐ.70.68. Xử phạt cơ sở đào tạo các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu vi phạm quy định về đào tạo, cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn; Điều 39.13.NĐ.70.69. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về xây dựng Quy trình chạy tàu và công tác dồn, Quy tắc quản lý kỹ thuật ga, niêm yết Bản trích lục Quy tắc quản lý kỹ thuật ga, trạm đường sắt; Điều 39.13.NĐ.70.70. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh đường sắt; Điều 39.13.NĐ.70.71. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về kinh doanh vận tải đường sắt; Điều 39.13.NĐ.70.72. Xử phạt các hành vi vi phạm về sử dụng vé tàu giả và bán vé tàu trái quy định; Điều 39.13.NĐ.70.73. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định khác có liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường sắt; Điều 39.13.NĐ.70.74. Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt; Điều 39.13.NĐ.70.75. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; Điều 39.13.NĐ.70.76. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân; Điều 39.13.NĐ.70.77. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa; Điều 39.13.NĐ.70.78. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả; Điều 39.13.NĐ.70.79. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính; Điều 39.13.NĐ.70.80. Thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ, đường sắt; Điều 39.13.NĐ.70.81. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt; Điều 39.13.NĐ.70.82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm; Điều 39.13.NĐ.70.83. Sử dụng kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ do các tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt cung cấp làm căn cứ để xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; Điều 39.13.NĐ.70.84. Hiệu lực thi hành; Điều 39.13.NĐ.70.85. Điều khoản chuyển tiếp; Điều 39.13.NĐ.70.86. Trách nhiệm thi hành. Và một trong những nội dung quy định đáng lưu ý, tại Điều 39.13.NĐ.70.85 vừa nêu là có quy định chuyển tiếp theo nguyên tắc về việc áp dụng pháp luật như sau: Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm (ngày 01/02/2020 là ngày Nghị định số 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành)./.
Huỳnh Hữu Phương