Triển khai thực hiện công tác pháp điển, Bộ Giáo dục và đào tạo đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện pháp điển đề mục Giáo dục đại học. Đến nay, đề mục này đã được thẩm định và thông quan. Theo đó, đề mục Giáo dục đại học được pháp điển từ 96 văn bản QPPL gồm: Luật 08/2012/QH13 Giáo dục đại học; Luật 32/2013/QH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; Luật 74/2014/QH13 Giáo dục nghề nghiệp; Luật 97/2015/QH13 Phí và lệ phí; Nghị quyết 14/2005/NQ-CP Về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020; Nghị định 141/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học; Nghị định 48/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp; Nghị định 143/2013/NĐ-CP Quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo; Nghị định 186/2013/NĐ-CP Về Đại học Quốc gia; Nghị định 99/2014/NĐ-CP Quy định việc đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học; Nghị định 73/2015/NĐ-CP Quy định tiêu chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học; Quyết định 86/2000/QĐ-TTg Ban hành Quy chế Trường đại học dân lập; Quyết định 77/2001/QĐ-TTg Về chi phí cho việc đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước; Quyết định 122/2006/QĐ-TTg Về chuyển loại hình trường đại học dân lập sang loại hình trường đại học tư thục; Quyết định 145/2006/QĐ-TTg Về chủ trương và những định hướng lớn xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế của Việt Nam; Quyết định 146/2006/QĐ-TTg Về chuyển loại hình trường đại học, cao đẳng bán công; Chỉ thị 21/2007/CT-TTg Về thực hiện chế độ cho vay ưu đãi để học đại học, cao đẳng và dạy nghề; Quyết định 66/2013/QĐ-TTg Quy định chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học; Quyết định 26/2014/QĐ-TTg Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học quốc gia và các cơ sở giáo dục đại học thành viên; Quyết định 70/2014/QĐ-TTg Về Điều lệ trường đại học; Quyết định 18/2017/QĐ-TTg Quy định về liên thông giữa trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng với trình độ đại học; Thông tư liên tịch 75/2000/TTLT/BTC-GDĐT Hướng dẫn bồi hoàn kinh phí đào tạo đối với các đối tượng được cử đi học ở nước ngoài nhưng không về nước đúng thời hạn; Quyết định 20/2001/QĐ-BGDĐT Về việc ban hành "Quy chế tổ chức thi tuyển sinh sau đại học đào tạo tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước"; Quyết định 22/2001/QĐ-BGDĐT Quy định về đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai; Thông tư 02/2002/TT-BGD&ĐT hướng dẫn thi hành một số điều của Quy chế trường đại học dân lập liên quan đến tổ chức và nhân sự; Thông tư liên tịch 30/2003/TTLT-BGDĐT-BYT hướng dẫn việc chuyển đổi các văn bằng và trình độ đào tạo sau đại học trong lĩnh vực y tế; Quyết định 34/2003/QĐ-BGDĐT Ban hành đề cương môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học trình độ đại học; Quyết định 35/2003/QĐ-BGDĐT Ban hành đề cương môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ đại học, cao đẳng; Quyết định 36/2003/QĐ-BGDĐT Ban hành Quy chế thực hành, thực tập sư phạm áp dụng cho các trường đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên phổ thông, mầm non trình độ cao đẳng hệ chính quy; Quyết định 41/2003/QĐ-BGDĐT Ban hành Đề cương chi tiết học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trình độ đại học dùng trong các đại học, học viện và các trường đại học; Thông tư liên tịch 42/2003/TTLT-BGDĐT-BTC hướng dẫn một số chính sách để thực hiện Quyết định số 494/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án "Một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng, môn Chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề"; Quyết định 25/2006/QĐ-BGDĐT Ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy; Quyết định 17/2007/QĐ-BGDĐT Ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của Trạm Y tế trong các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp; Quyết định 36/2007/QĐ-BGDĐT Ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học; Quyết định 43/2007/QĐ-BGDĐT Ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ; Thông tư 57/2012/TT-BGDĐT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT; Quyết định 50/2007/QĐ-BGDĐT Ban hành quy định về công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên trong các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; Quyết định 58/2007/QĐ-BGDĐT Quy định về hồ sơ HSSV và ứng dụng CNTT trong quản lý hồ sơ HSSV; Thông tư liên tịch 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG Hướng dẫn chế độ, cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước; Thông tư liên tịch 206/2010/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG Sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG ngày 05 tháng 12 năm 2007 của Liên tịch Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao hướng dẫn chế độ, cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước; Quyết định 52/2008/QĐ-BGDĐT Ban hành Chương trình các môn lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Quyết định 78/2008/QĐ-BGDĐT Ban hành Quy định về quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ trong cơ sở giáo dục đại học; Thông tư 123/2009/TT-BTC Quy định nội dung chi, mức xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo dục các môn học đối với các ngành Đại học,Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp; Thông tư 23/2009/TT-BGDĐT Ban hành mẫu bằng thạc sĩ; Thông tư 24/2009/TT-BGDĐT Ban hành mẫu bằng tiễn sĩ; Thông tư 27/2009/TT-BGDĐT Ban hành Quy chế ngoại trú của học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy; Thông tư liên tịch 220/2009/TTLT-BTC-BGDĐT Hướng dẫn quản lý tài chính đối với kinh phí thực hiện Chương trình tiên tiến; Thông tư 07/2010/TT-BGDĐT Quy định về tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và trang thông tin điện tử của các cơ sở giáo dục đại học; Thông tư 09/2010/TT-BGDĐT Ban hành Quy chế Học viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hình thức vừa làm vừa học; Thông tư 33/2010/TT-BGDĐT Ban hành Chương trình Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm về giáo dục hoà nhập; Thông tư 39/2010/TT-BGDĐT Ban hành Quy định về việc đánh giá công tác học sinh, sinh viên của các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp; Thông tư 04/2011/TT-BGDĐT Ban hành Quy định việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình giáo dục đại học; Thông tư 20/2011/TT-BGDĐT Ban hành mẫu bằng tiến sĩ danh dự; Thông tư 19/2011/TT-BGDĐT Ban hành mẫu bằng tốt nghiệp đại học; Thông tư 22/2011/TT-BGDĐT Quy định về hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học; Thông tư 23/2011/TT-BGDĐT Ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình giáo dục sư phạm kỹ thuật công nghiệp trình độ đại học; Thông tư 25/2011/TT-BGDĐT Quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng Hiệu trưởng trường Đại học, Cao đẳng; Thông tư 19/2012/TT-BGDĐT Quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong cơ sở giáo dục đại học; Thông tư 35/2012/TT-BGDĐT Ban hành quy định đào tạo trình độ tiến sĩ theo đề án “đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020” được phê duyệt tại quyết định số 911/qđ-ttg ngày 17 tháng 6 năm 2010 của thủ tướng chính phủ; Thông tư 49/2012/TT-BGDĐT Ban hành Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông trình độ đại học; Thông tư 51/2012/TT-BGDĐT Quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra của cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp; Thông tư 56/2012/TT-BGDĐT Ban hành quy định quản lý nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp bộ của bộ giáo dục và đào tạo; Thông tư 08/2013/TT-BGDĐT Ban hành Chương trình môn Triết học khối không chuyên ngành Triết học trình độ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ; Thông tư 10/2013/TT-BGDĐT Ban hành Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trung cấp chuyên nghiệp; Thông tư 12/2013/TT-BGDĐT Ban hành Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học; Thông tư 18/2013/TT-BGDĐT Ban hành Chương trình đào tạo kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp; Thông tư 20/2013/TT-BGDĐT Ban hành Quy định bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học; Thông tư liên tịch 130/2013/TTLT-BTC-BGDĐT Hướng dẫn nội dung và mức chi thực hiện Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010 - 2020”; Thông tư 38/2013/TT-BGDĐT Ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng chương trình đào tạo của các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp; Thông tư 08/2014/TT-BGDĐT Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của đại học vùng và các cơ sở giáo dục đại học thành viên; Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT Ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ; Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT Ban hành Quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học; Thông tư 33/2014/TT-BGDĐT Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo điều dưỡng trình độ đại học, cao đẳng; Thông tư liên tịch 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học; Thông tư 45/2014/TT-BGDĐT Quy định về việc chuyển đổi loại hình trường đại học dân lập sang loại hình trường đại học tư thục; Thông tư 47/2014/TT-BGDĐT quy định chế độ làm việc đối với giảng viên; Thông tư liên tịch 04/2015/TTLT-BGDĐT-BTC Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 143/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo; Thông tư liên tịch 05/2015/TTLT-BGDĐT-BTC Hướng dẫn tuyển sinh và chế độ tài chính thực hiện Quyết định số 599/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Đào tạo cán bộ ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước giai đoạn 2013 - 2020”; Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT Ban hành quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; Thông tư 16/2015/TT-BGDĐT Ban hành Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của người học được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy; Thông tư 24/2015/TT-BGDĐT Quy định chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục đại học; Thông tư 25/2015/TT-BGDĐT Quy định về chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học; Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học; Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT Thông tư ban hành Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy; Thông tư 11/2016/TT-BGDĐT Thông tư ban hành Quy định về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thông tư 12/2016/TT-BGDĐT quy định ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng; Thông tư 26 /2016/TT-BGDĐT Ban hành Quy chế tuyển sinh, tổ chức bồi dưỡng, xét chọn và phân bổ vào học trình độ đại học; cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm đối với học sinh hệ dự bị đại học; Thông tư 03/2017/TT-BGDĐT Ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học; Thông tư 05/2017/TT-BGDĐT Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy; Thông tư 07/2018/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung tên và một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thông tư 06/2017/TT-BGDĐT Thông tư ban hành Quy chế đào tạo vừa làm vừa học trình độ đại học; Thông tư 07/2017/TT-BGDĐT Thông tư ban hành Quy định về liên kết đào tạo trình độ đại học; Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT Ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ; Thông tư 09/2017/TT-BGDĐT quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành hoặc chuyên ngành đào tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành hoặc chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ; Thông tư 10/2017/TT-BGDĐT Ban hành Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học; Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT Ban hành Quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học; Thông tư 22/2017/TT-BGDĐT quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học; Thông tư 24/2017/TT-BGDĐT ban hành Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học; Thông tư 25/2017/TT-BGDĐT ban hành Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; Thông tư 02/2018/TT-BGDĐT Thông tư ban hành Quy định về quản lý dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thông tư 06/2018/TT-BGDĐT quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; Thông tư 09/2018/TT-BGDĐT Ban hành Quy định về quản lý chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thông tư 10/2018/TT-BGDĐT quy định về đào tạo cấp bằng tốt nghiệp thứ 2 trình độ đại học, trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên.
Đề mục Giáo dục đại học được cấu trúc thành 13 Chương. Các nội dung cơ bản của mỗi Chương như sau:
Chương I quy định về các nội dung chung gồm những nội dung cơ bản sau: Phạm vi điều chỉnh; Đối tượng áp dụng; Giải thích từ ngữ; Mục tiêu của giáo dục đại học; Nguyên tắc trong tổ chức đào tạo thực hành khối ngành sức khỏe; Trình độ và hình thức đào tạo của giáo dục đại học; Cơ sở giáo dục đại học; Đại học vùng; Cơ sở giáo dục đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận; Đại học quốc gia; Phân tầng cơ sở giáo dục đại học; Tiêu chuẩn cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu; Tiêu chuẩn cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng; Tiêu chuẩn cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành; Khung xếp hạng; Tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu; Tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng; Tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành; Điều kiện được công nhận phân tầng; Chu kỳ phân tầng và xếp hạng cơ sở giáo dục đại học; Quy trình, thủ tục phân tầng và xếp hạng cơ sở giáo giáo dục đại học; Ngôn ngữ dùng trong cơ sở giáo dục đại học; Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học; Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học; Chính sách ưu tiên đối với cơ sở giáo dục đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận; Tiêu chí của trường đại học đẳng cấp quốc tế của Việt Nam;
Chương II quy định về tổ chức của cơ sở giáo dục đại học gồm03 mục với những nội dung cơ bản sau: Mục 1 - Cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục đại học gồm: Cơ cấu tổ chức của trường đại học, học viện; Điều lệ trường đại học; Cơ cấu tổ chức của đại học; Hội đồng trường; Hội đồng quản trị; Hội đồng đại học; Hội đồng khoa học và đào tạo; Hiệu trưởng; Chức năng của Hội đồng Hiệu trưởng; Nhiệm vụ của Hội đồng Hiệu trưởng; Quyền của Hội đồng Hiệu trưởng; Thành viên Hội đồng Hiệu trưởng; Quyền và nghĩa vụ của thành viên Hội đồng Hiệu trưởng; Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng Hiệu trưởng; Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học. Mục 2 – Thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục đại học; cho phép, đình chỉ hoạt động đào tạo gồm: Điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học; Điều kiện để được cho phép hoạt động đào tạo; Sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học; Đình chỉ hoạt động đào tạo của cơ sở giáo dục đại học; Giải thể cơ sở giáo dục đại học; Thủ tục và thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo, sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục đại học; Mục 3 – Trường đại học dân lập gồm: Thủ tục thành lập trường; Tổ chức và hoạt động của trường đại học dân lập; Giảng viên, cán bộ và nhân viên; Kiểm toán tài chính, định giá tài sản; Xử lý tiền vốn, tài sản, đất đai của trường dân lập khi chuyển sang trường tư thục; Quyền lợi của tổ chức xin thành lập trường, cá nhân có công trong quá trình thành lập, phát triển trường dân lập và thành viên Hội đồng quản trị đương nhiệm; Xác định vốn điều lệ và huy động vốn điều lệ tăng thêm cho trường đại học tư thục; Xác định Hội đồng quản trị nhiệm kỳ đầu tiên của trường tư thục; Hồ sơ chuyển đổi; Trình tự, thủ tục chuyển đổi; Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình chuyển đổi các trường dân lập sang trường tư thục;
Chương III quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục gồm những nội dung cơ bản sau: Nhiệm vụ và quyền hạn của trường đại học, học viện; Yêu cầu đối với cơ sở thực hành; Yêu cầu đối với cơ sở giáo dục; Công bố cơ sở khám Bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe; Quyền và trách nhiệm của cơ sở thực hành; Quyền và trách nhiệm của cơ sở thực hành là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Quyền và trách nhiệm của cơ sở giáo dục; Nhiệm vụ và quyền hạn của đại học; Nhiệm vụ và quyền hạn của viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ; Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài; Quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học; Tài sản, giá trị tài sản của cơ sở giáo dục đại học tư thục;
Chương IV quy định về hoạt động đào tạo gồm những nội dugn cơ bản sau: Mở ngành, chuyên ngành đào tạo; Điều kiện để được đào tạo bằng đại học thứ hai; Điều kiện mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ; Điều kiện mở ngành đào tạo trình độ tiến sĩ; Trình tự, thủ tục đề nghị mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ; Xem xét và ra quyết định mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ; Thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ; Trách nhiệm của cơ sở đào tạo, hội đồng thẩm định và đơn vị có cán bộ, giảng viên được mời tham gia hội đồng thẩm định; Trách nhiệm của cơ sở đào tạo, Hội đồng thẩm định và đơn vị có người được mời tham gia Hội đồng thẩm định; Trách nhiệm của các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Ngành, khối ngành đào tạo; Điều kiện tổ chức đào tạo cấp văn bằng thứ 2; Chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh; Điều kiện tổ chức tuyển sinh đào tạo liên thông; Thẩm quyền quyết định, báo cáo và công khai tuyển sinh đào tạo liên thông; Điều kiện của người dự tuyển liên thông; Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông; Tuyển sinh liên thông; Điều kiện để học bằng đại học thứ hai; Tuyển sinh; Đình chỉ tuyển sinh ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ; Đình chỉ tuyển sinh ngành đào tạo; Tiêu chí và cách tính tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh chính quy của cơ sở giáo dục; Điều kiện của người dự tuyển đào tạo văn bằng thứ 2; Chỉ tiêu tuyển sinh và việc tuyển sinh đào tạo văn bằng thứ 2; Thời gian đào tạo; Chương trình, giáo trình giáo dục đại học; Chương trình đào tạo và hình thức đào tạo; Đánh giá kết quả học tập; Tổ chức đào tạo, đánh giá kết quả học tập, xét công nhậntốt nghiệp và cấp văn bằng;
Chương V quy định về hoạt động khoa học và công nghệ gồm những nội dung cơ bản sau: Mục tiêu hoạt động khoa học và công nghệ; Nội dung hoạt động khoa học và công nghệ; Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học trong hoạt động khoa học và công nghệ; Trách nhiệm của Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ; Nội dung đầu tư; Yêu cầu đầu tư; Đối tượng ưu tiên đầu tư; Điều kiện ưu tiên đầu tư; Phê duyệt đầu tư; Khuyến khích giảng viên nghiên cứu khoa học; Khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển tiềm lực và hoạt động khoa học và công nghệ; Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học; Quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học; Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ; Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính; Trách nhiệm của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Chương VI quy định về hoạt động hợp tác quốc tế gồm những nội dung cơ bản sau: Mục tiêu hoạt động hợp tác quốc tế; Các hình thức hợp tác quốc tế của cơ sở giáo dục đại học; Liên kết đào tạo với nước ngoài; Văn phòng đại diện; Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học trong hoạt động hợp tác quốc tế; Trách nhiệm của Nhà nước về hợp tác quốc tế.
Chương VII quy định về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học gồm những nội dung cơ bản sau: Mục tiêu, nguyên tắc và đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục đại học; Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục đại học; Sử dụng thư điện tử trong công tác hành chính, điều hành; Sử dụng thư điện tử trong công tác đào tạo; Công tác an ninh, an toàn thông tin khi sử dụng thư điện tử; Chức năng trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học; Quản lý Website; Nguyên tắc chung ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng; Nội dung đào tạo qua mạng; Điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng; Học liệu điện tử; Tiêu chuẩn cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia; Quy trình đánh giá cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia; Hồ sơ đăng ký công nhận đạt chuẩn quốc gia; Công nhận cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia;
Chương VIII quy định về giảng viên gồm những nội dung cơ bản sau: Yêu cầu đối với người giảng dạy thực hành; Giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng; Số lượng giảng viên quy đổi theo khối ngành; Nhiệm vụ và quyền của giảng viên; Quyền và trách nhiệm của người giảng dạy thực hành; Chính sách đối với giảng viên; Kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên đủ tuổi nghỉ hưu; Quy định về thời gian làm việc; Quy định về giờ chuẩn giảng dạy và quy đổi ra giờ chuẩn; Định mức giờ chuẩn đối với giảng viên được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo hoặc kiêm nhiệm các công tác quản lý, công tác đảng, đoàn thể trong cơ sở giáo dục đại học; Giảng viên thỉnh giảng và báo cáo viên; Các hành vi giảng viên không được làm.
Chương IX quy định về người học gồm những nội dung cơ bản sau: Nghĩa vụ và quyền của người học; Quyền và trách nhiệm của người học thực hành; Các hành vi người học không được làm; Chính sách đối với người học; Nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự điều động của Nhà nước; Nguyên tắc bồi hoàn chi phí đào tạo; Trường hợp bồi hoàn chi phí đào tạo; Thời gian làm việc theo sự điều động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Chi phí bồi hoàn và cách tính chi phí bồi hoàn; Cách tính chi phí bồi hoàn; Thẩm quyền quyết định việc bồi hoàn chi phí đào tạo; Hội đồng xét chi phí bồi hoàn; Trả và thu hồi chi phí bồi hoàn;
Chương X quy định về tài chính, tài sản của cơ sở giáo dục đại học gồm những nội dung cơ bản sau: Nguồn tài chính của cơ sở giáo dục đại học; Học phí; Chi phí đào tạo thực hành; Kinh phí đào tạo; Quản lý tài chính của cơ sở giáo dục đại học; Về chế độ tài chính; Quản lý và sử dụng tài sản của cơ sở giáo dục đại học.
Chương XI quy định về quản lý nhà nước về giáo dục đại học gồm những nội dung cơ bản sau: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục đại học; Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học; Quy định khối lượng, cấu trúc chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra tối thiểu của người học sau khi tốt nghiệp; tiêu chuẩn giảng viên; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị của cơ sở giáo dục đại học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành giáo trình, tài liệu giảng dạy; quy chế thi và cấp văn bằng, chứng chỉ; Quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục đại học; quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đại học, chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục đại học, chuẩn đối với chương trình đào tạo các trình độ giáo dục đại học và yêu cầu tối thiểu để chương trình đào tạo được thực hiện, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục, quản lý nhà nước về kiểm định chất lượng giáo dục đại học; Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục đại học; Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục đại học; Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học; Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển giáo dục đại học; Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục đại học; Tổ chức, quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về giáo dục đại học; Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối với sự nghiệp giáo dục đại học; Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục đại học.
Chương XII quy định về kinh phí bảo đảm cho công tác giáo dục đại học gồm 3 mục. Trong đó, Mục 1 quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Mục 2 hướng dẫn quản lý tài chính đối với kinh phí thực hiện chương trình tiên tiến. Mục 3 hướng dẫn nội dung và mức chi thực hiện đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đăng giai đoạn 2010-2020.
Chương XIII quy định về điều khoản thi hành gồm những nội dung cơ bản như: Hiệu lực thi hành của các văn bản đưa vào pháp điển; Trách nhiệm thi hành Nghị định; Quy định chuyển tiếp; Tổ chức thực hiện.
Như vậy, thông qua việc pháp điển đề mục Giáo dục đại học đã xác định được toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về Giáo dục đại học đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật. Qua đó có thể thấy hệ thống pháp luật về Giáo dục đại học đã và đang từng bước được hoàn thiện và ổn định./.