Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực quy định đối với lĩnh vực việc làm
Triển khai thực hiện công tác pháp điển, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ trì thực hiện pháp điển đề mục Việc làm (Đề mục số 4 thuộc Chủ đề số 20). Đến nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện pháp điển xong đề mục Việc làm và đã được thẩm định thông qua theo quy định.
Đề mục Việc làm có cấu trúc gồm 07 chương (theo cấu trúc của Luật Việc làm) với 376 Điều. Theo đó, đề mục Việc làm được pháp điển bởi các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực của 19 văn bản gồm: Luật 38/2013/QH13 Việc làm; Nghị định 196/2013/NĐ-CP của Chính phủ Quy định thành lập và hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm; Nghị định 52/2014/NĐ-CP của Chính phủ Quy định điều kiện, thủ tục cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm; Nghị định 140/2018/NĐ-CP của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Nghị định 28/2015/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp; Nghị định 31/2015/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; Nghị định 61/2015/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm; Quyết định 77/2014/QĐ-TTg Quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp; Thông tư 07/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 196/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định thành lập và hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm và Nghị định số 52/2014/NĐ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm; Thông tư 27/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động; Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp; Thông tư 38/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định về chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, cấp và quản lý việc cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; Thông tư 45/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện một số điều về Quỹ quốc gia về việc làm quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm; Thông tư 24/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 45/2015/TT-BLĐTBXH ngày 11/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về Quỹ quốc gia về việc làm quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/07/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm về Quỹ quốc gia về việc làm; Thông tư 139/2015/TT-BQP của Bộ Quốc phòng Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp trong Bộ Quốc phòng; Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Hướng dẫn việc xây dựng, thẩm định và công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BCA của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện Khoản 6 ĐIều 32 của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp về việc thông báo biến động lao động làm việc tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện một số điều về hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/07/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm; Thông tư 19/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; Thông tư 43/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng quy định tại Điều 14 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm; Thông tư 11/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/07/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm về chính sách việc làm công.
Các nội dung cơ bản trong mỗi Chương của đề mục “Việc làm” như sau:
- Chương I gồm 47 điều quy định về các vấn đề chung như: Phạm vi điều chỉnh; Đối tượng áp dụng; Giải thích từ ngữ; Nguyên tắc về việc làm; Chính sách của Nhà nước về việc làm; Nội dung quản lý nhà nước về việc làm; Thẩm quyền quản lý nhà nước về việc làm; Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân về việc làm; Những hành vi bị nghiêm cấm.
- Chương II gồm 04 Mục với 78 điều quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm. Trong đó Mục 1 quy định về chính sách tính dụng ưu đãi việc làm như: Tín dụng ưu đãi tạo việc làm; Quỹ quốc gia về việc làm; Sử dụng Quỹ quốc gia về việc làm; Quản lý Quỹ quốc gia về việc làm; Đối tượng vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm; Nguyên tắc cho vay vốn; Đối tượng vay vốn; Mức vay; Thời hạn vay vốn; Lãi suất vay vốn; Điều kiện bảo đảm tiền vay; Lập hồ sơ vay vốn; Hồ sơ vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đối với người lao động; Hồ sơ vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh; Thẩm định, phê duyệt hồ sơ vay vốn; Thu hồi và sử dụng vốn vay; Sử dụng lãi vốn vay; Xử lý nợ rủi ro vốn vay; Xây dựng, phê duyệt kế hoạch vốn vay và chỉ tiêu việc làm; Tổ chức chuyển vốn vay; Điều kiện vay vốn; Cho vay ưu đãi từ các nguồn tín dụng khác để hỗ trợ tạo việc làm. Mục 2 quy định về chính sách hỗ trợ chuyển dịch việc làm đối với người lao động ở khu vực nông thôn như: Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn; Hỗ trợ học nghề cho người lao động ở khu vực nông thôn; Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh tạo việc làm cho người lao động ở khu vực nông thô. Mục 3 quy định về chính sách việc làm công như: Nội dung chính sách việc làm công; Lựa chọn dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công; Thông báo dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công; Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp; Giám sát việc thực hiện chính sách việc làm công của cộng đồng; Báo cáo thực hiện chính sách việc làm công; Đối tượng tham gia; Đăng ký tham gia chính sách việc làm công; Đăng ký tham gia dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công; Lựa chọn người lao động tham gia chính sách việc làm công; Chế độ đối với người lao động tham gia chính sách việc làm công; Tiền công của người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng; Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng; An toàn, vệ sinh lao động của người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng. Mục 4 quy định về Các chính sách hỗ trợ khác như: Hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Nội dung và mức chi hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Quy trình và thủ tục hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Hỗ trợ vay vốn đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Hỗ trợ phát triển thị trường lao động ngoài nước; Hỗ trợ phát triển thị trường lao động ngoài nước; Kinh phí thực hiện; Nguồn kinh phí thực hiện; Trách nhiệm của các cơ quan, chủ đầu tư dự án; Nguyên tắc cho vay vốn; Mức vay; Điều kiện bảo đảm tiền vay; Thời hạn vay vốn; Lãi suất vay vốn; Lập hồ sơ vay vốn; Hồ sơ vay vốn đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Xây dựng kế hoạch vốn vay; Báo cáo kết quả thực hiện cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm; Thẩm định, phê duyệt vốn vay; Thu hồi vốn vay; Sử dụng lãi vốn vay; Xử lý nợ rủi ro vốn vay; Xây dựng, phê duyệt kế hoạch vốn vay; Tổ chức chuyển vốn vay; Hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên; Đối tượng hỗ trợ đào tạo nghề; Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho thanh niên; Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho thanh niên; Điều kiện hỗ trợ đào tạo nghề; Nội dung và mức hỗ trợ đào tạo nghề; Kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề; Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp; Hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp; Hỗ trợ phát triển thị trường lao động.
- Chương III gồm 32 điều quy định về thông tin thị trường lao động như: Nội dung thông tin thị trường lao động; Quản lý thông tin thị trường lao động; Đối tượng thu thập; Nội dung thu thập; Thời điểm, thời gian thu thập; Phương thức thực hiện; Đối tượng thu thập; Nội dung thu thập; Thời điểm, thời gian thu thập; Phương thức thực hiện; Đối tượng thu thập; Nội dung thu thập; Thời gian thu thập, phương thức thực hiện; Đối tượng thu thập; Nội dung thu thập; Thời gian thu thập, phương thức thực hiện; Thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động; Lưu trữ thông tin thị trường lao động; Quản lý Cơ sở dữ liệu thị trường lao động; Cung cấp thông tin thị trường lao động; Tổng hợp, báo cáo thông tin thị trường lao động; Công bố thông tin về thị trường lao động; Sử dụng thông tin thị trường lao động; Trách nhiệm của đối tượng cung cấp thông tin thị trường lao động; Trách nhiệm của người trực tiếp thực hiện thu thập thông tin thị trường lao động; Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã; Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện; Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Phân tích, dự báo và phổ biến thông tin thị trường lao động; Bảo đảm an toàn, bảo mật và lưu trữ thông tin thị trường lao động.
- Chương IV gồm 89 điều quy định về thông tin thị trường lao động như: Mục đích đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; Nguyên tắc, nội dung đánh giá kỹ năng nghề quốc gia; Tổ chức đánh giá kỹ năng nghề; Điều kiện cấp giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; Giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; Mẫu giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; Mẫu tài liệu thuộc hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, bổ sung, cấp lại giấy chứng nhận; Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận; Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp; cấp lại; cấp đổi, bổ sung giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; Tạm đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi giấy chứng nhận; Thông báo hoạt động cấp giấy chứng nhận; Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề; Trách nhiệm của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề; Trách nhiệm của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề; Nhiệm vụ của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề, ban giám khảo, tổ giám sát và người lao động tham dự kỳ đánh giá kỹ năng nghề; Điều kiện cấp thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia; Thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia; Mẫu thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia; Mẫu tài liệu thuộc hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại thẻ đánh giá viên; Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp; cấp lại; cấp đổi, bổ sung thẻ đánh giá viên; Hủy bỏ, thu hồi thẻ đánh giá viên; Điều kiện tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo các bậc trình độ kỹ năng nghề; Thủ tục, hồ sơ đăng ký tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; Đăng ký tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; Hồ sơ đăng ký tham dự; Điều kiện được công nhận tương đương hoặc miễn đánh giá kỹ năng nghề quốc gia; Tổ chức việc thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; Phương thức thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề quốc gia; Quy trình thực hiện việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; Lập kế hoạch tổ chức các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia; Chuẩn bị các điều kiện để tổ chức các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia; hực hiện và kiểm tra việc chuẩn bị các điều kiện trước mỗi kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia; Đánh giá kiến thức trong các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia; Chấm điểm bài kiểm tra kiến thức trong các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia; Đánh giá kỹ năng thực hành trong các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia; Chấm điểm bài kiểm tra thực hành trong các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia; Hành vi vi phạm và việc xử lý vi phạm của người tham dự khi thực hiện bài kiểm tra trong các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia; Giám sát các hoạt động của các thành viên ban giám khảo trong các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia; Hành vi vi phạm và việc xử lý vi phạm của thành viên ban giám khảo trong các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia; Thực hiện việc thông báo kết quả điểm bài kiểm tra kiến thức, bài kiểm tra thực hành; Công nhận kết quả đánh giá của ban giám khảo; Khiếu nại và tố cáo; Đề nghị công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; Giám sát việc thực hiện việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; Xử lý các sự cố xảy ra khi thực hiện việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; Xử lý vi phạm của người tham dự trong quá trình thực hiện việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; Thực hiện việc hoàn trả chi phí cho người tham dự; Cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; Chế độ lưu trữ; Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Trách nhiệm trong việc phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Xây dựng, công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; Nguyên tắc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; Khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia; Cấu trúc của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; Thành lập, lựa chọn tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; Phân tích nghề; Phân tích công việc; Xác định danh mục các đơn vị năng lực; Biên soạn tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; Lập hồ sơ đề nghị thẩm định tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; Tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm định dự thảo tiêu chuẩn; Thành lập Hội đồng thẩm định; Nội dung và thời hạn thẩm định; Trình tự thẩm định; Công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; Quy định số hiệu trên chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; Thẩm quyền công nhận và cấp, đổi, cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; Hồ sơ đề nghị công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; Hồ sơ đề nghị đổi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; Trình tự, thủ tục đề nghị công nhận và cấp, đổi, cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; Hủy bỏ, thu hồi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; Trách nhiệm của người đề nghị công nhận và cấp, đổi, cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; Công bố thông tin về cấp, đổi, cấp lại và hủy bỏ, thu hồi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; Báo cáo về việc cấp, đổi, cấp lại và hủy bỏ, thu hồi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; Quyền và trách nhiệm của người lao động tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; Những công việc yêu cầu phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; Danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn, sức khỏe của cá nhân người lao động và cộng đồng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; Đề xuất thay đổi, loại bỏ, bổ sung công việc thuộc danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn và sức khỏe của cá nhân người lao động và cộng đồng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; Thời điểm áp dụng.
- Chương V gồm 37 điều quy định về tổ chức và hoạt động dịch vụ việc làm như: Dịch vụ việc làm; Trung tâm dịch vụ việc làm; Điều kiện thành lập; Trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể; Nhiệm vụ của Trung tâm dịch vụ việc làm; Quản lý hoạt động dịch vụ việc làm; Tên gọi, cơ cấu tổ chức của Trung tâm dịch vụ việc làm; Quyền hạn của Trung tâm dịch vụ việc làm; Hợp đồng dịch vụ việc làm; Trách nhiệm của Trung tâm dịch vụ việc làm; Quy chế hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm; Báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động dịch vụ việc làm; Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Trách nhiệm của Bộ Tài chính; Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Nhiệm vụ của trung tâm dịch vụ việc làm; Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm; Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm; Điều kiện cấp giấy phép; Điều kiện địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh của doanh nghiệp; Ký quỹ và quản lý tiền ký quỹ; Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép; Thông báo hoạt động dịch vụ việc làm; Cấp lại giấy phép; Gia hạn giấy phép; Nộp lại, thu hồi giấy phép; Thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi hoặc nhận lại giấy phép; Chi nhánh hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp; Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Trách nhiệm của Bộ Tài chính; Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hoạt động của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm; Các hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp; Quyền hạn của doanh nghiệp trong hoạt động dịch vụ việc làm; Trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động dịch vụ việc làm.
- Chương VI gồm 05 Mục với 62 điều quy định về bảo hiểm thất nhiệp. Trong đó, Mục 1 quy định về nguyên tắc, đối tượng, chế độ bảo hiểm thất nghiệp như: Nguyên tắc bảo hiểm thất nghiệp; Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp; Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp; Tham gia bảo hiểm thất nghiệp; Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp; Hưởng trợ cấp thất nghiệp. Mục 2 quy định về việc hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động như: Điều kiện, thời gian và mức hỗ trợ; Điều kiện được hỗ trợ; Mức hỗ trợ; Mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP; Hồ sơ đề nghị hỗ trợ; Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; Phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm; Giải quyết hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; Tổ chức thực hiện hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; Trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề. Mục 3 quy định về trợ cấp thất nghiệp như: Điều kiện hưởng; Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp; Nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp; Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp; Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp; Bảo hiểm y tế; Cấp và thu hồi thẻ bảo hiểm y tế; Thông báo về việc tìm kiếm việc làm; Người lao động không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp; Mức hưởng và tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp; Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp; Thông báo về việc tìm kiếm việc làm theo quy định tại Điều 52 Luật Việc làm; Thông báo tình hình biến động lao động; Báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp; Thu hồi tiền trợ cấp thất nghiệp, tiền hỗ trợ học nghề và kinh phí hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; Các mẫu biểu ban hành kèm theo Thông tư; Tạm dừng, tiếp tục, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Mục 4 quy định về hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm, học nghề như: Tư vấn, giới thiệu việc làm; Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; Tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm; Trình tự, thủ tục tư vấn, giới thiệu việc làm theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP; Điều kiện được hỗ trợ học nghề; Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề; Giải quyết hỗ trợ học nghề; Nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề; Giải quyết hỗ trợ học nghề; Thời gian, mức hỗ trợ học nghề; Mức hỗ trợ học nghề; Kinh phí thực hiện. Mục 5 quy định về quỹ bảo hiểm thất nghiệp như: Mức đóng, nguồn hình thành và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp; Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm thất nghiệp; Phương thức đóng và nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động; Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp; Tham gia bảo hiểm thất nghiệp; Tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP; Đóng bảo hiểm thất nghiệp; Hồ sơ, tham gia bảo hiểm thất nghiệp; Đóng bảo hiểm thất nghiệp; Thời điểm đóng, mức đóng, tiền lương làm căn cứ đóng, phương thức đóng và nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp; Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp và hồ sơ, điều kiện, quy trình, trách nhiệm giải quyết các chế độ bảo hiểm thất nghiệp; Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị; Hồ sơ theo dõi việc đóng, hưởng bảo hiểm thất nghiệp; Quản lý Quỹ bảo hiểm thất nghiệp; Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp; Kế hoạch tài chính, quản lý, sử dụng và quyết toán.
- Chương VII gồm 31 điều quy định về điều khoản thi hành như: Điều khoản chuyển tiếp; Hiệu lực thi hành; Trách nhiệm thi hành; Tổ chức thực hiện.
Như vậy, thông qua việc pháp điển đề mục Việc làm đã xác định được toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về việc làm đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật./.
Trần Thanh Loan