Cập nhật Thông tư số 50/2018/TT-NHNN và Thông tư số 51/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào đề mục Các tổ chức tín dụng
Ngày 31/12/2018, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 50/2018/TT-NHNN và Thông tư số 51/2018/TT-NHNN (cùng có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2019) thay thế thay thế Thông tư số 06/2010/TT-NHNN ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về tổ chức, quản trị, điều hành, vốn điều lệ, chuyển nhượng cổ phần, bổ sung, sửa đổi Giấy phép, Điều lệ của ngân hàng thương mại và Thông tư số 03/2007/TT-NHNN ngày 5 tháng 6 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện của ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam; Thông tư số 04/1999/TT-NHNN5 ngày 02 tháng 11 năm 1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc thành lập Công ty chứng khoán của Ngân hàng thương mại; Quyết định số 1389/2001/QĐ-NHNN ngày 07 tháng 11 năm 2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại; Quyết định số 951/2003/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 08 năm 2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về thành lập và hoạt động Công ty kiều hối trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và Nhân dân; Thông tư số 24/2011/TT-NHNN ngày 31 tháng 08 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các Nghị quyết về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Điều 2 Thông tư số 29/2015/TT-NHNN ngày 22 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về thành phần hồ sơ có bản sao chứng thực giấy tờ, văn bản.
Căn cứ vào Điều 13 Pháp lệnh pháp điển và Điều 17 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh pháp điển, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã loại bỏ các Điều của Thông tư số 06/2010/TT-NHNN ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về tổ chức, quản trị, điều hành, vốn điều lệ, chuyển nhượng cổ phần, bổ sung, sửa đổi Giấy phép, Điều lệ của ngân hàng thương mại và Thông tư số 03/2007/TT-NHNN ngày 5 tháng 6 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện của ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam Quyết định số 1389/2001/QĐ-NHNN ngày 07 tháng 11 năm 2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại; Quyết định số 951/2003/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 08 năm 2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về thành lập và hoạt động Công ty kiều hối trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và Nhân dân; Thông tư số 24/2011/TT-NHNN ngày 31 tháng 08 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các Nghị quyết về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Điều 2 Thông tư số 29/2015/TT-NHNN ngày 22 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về thành phần hồ sơ có bản sao chứng thực giấy tờ, văn bản ra khỏi Bộ pháp điển và cập nhật các Điều mới của Thông tư số 51/2018/TT-NHNN vào đề mục Các tổ chức tin dụng như sau:
Các Điều từ 22.3.TT.101.1. đến 22.3.TT.101.22 quy định về Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận thay đổi, việc sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng thương mại, Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài gồm các nội dung cơ bản sau: Phạm vi điều chỉnh; Đối tượng áp dụng; Nguyên tắc lập và gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận thay đổi; Thẩm quyền chấp thuận thay đổi; Thay đổi tên; Thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính của ngân hàng thương mại, địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố nơi ngân hàng thương mại đang đặt trụ sở chính, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang đặt trụ sở; Thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính của ngân hàng thương mại, địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác địa bàn tỉnh, thành phố nơi ngân hàng thương mại đang đặt trụ sở chính, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang đặt trụ sở; Thay đổi địa chỉ đặt trụ sở chính của ngân hàng thương mại, trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp không phát sinh thay đổi địa điểm đặt trụ sở; Gia hạn thời hạn hoạt động; Tạm ngừng hoạt động kinh doanh từ 05 ngày làm việc trở lên, trừ trường hợp tạm ngừng hoạt động do sự kiện bất khả kháng; Tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần từ việc chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận để lại và các quỹ khác theo quy định của pháp luật; Tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần ngoài các trường hợp tăng mức vốn điều lệ quy định tại Điều 11 Thông tư này; Tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn; Tăng mức vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Mua bán, chuyển nhượng toàn bộ vốn góp của chủ sở hữu tại ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp tại ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Mua, bán, chuyển nhượng cổ phần của cổ đông lớn; mua, bán, chuyển nhượng cổ phần dẫn đến trở thành cổ đông lớn; Trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố; Trách nhiệm của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Hiệu lực thi hành; Tổ chức thực hiện.
Các Điều từ 22.3.TT.102.1. đến 22.3.TT.102.8 quy định về điều kiện, hồ sơ, trình tự và thủ tục chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng gồm các nội dung cơ bản sau: Phạm vi điều chỉnh; Đối tượng áp dụng; Nguyên tắc lập và gửi hồ sơ; Điều kiện thực hiện góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng; Hồ sơ đề nghị chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng; Trình tự và thủ tục chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng; Hiệu lực thi hành; Tổ chức thực hiện.
Vũ Thị Mai