Triển khai thực hiện công tác pháp điển, Thanh tra Chính phủ chủ trì thực hiện pháp điển đề mục Tiếp công dân (Đề mục số 4 thuộc Chủ đề số 18). Đến nay, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện pháp điển xong đề mục Tiếp công dân và đã được thẩm định thông qua theo quy định. Đề mục Tiếp công dân có cấu trúc gồm 09 chương (theo cấu trúc của Luật Tiếp công dân) với 248 Điều. Theo đó, đề mục Tiếp công dân được pháp điển bởi các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực của 16 văn bản, cụ thể như sau: Luật Tiếp công dân; Nghị định 64/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Tiếp công dân;
Quyết định 81/2014/QĐ-TTg Về việc phối hợp giữa các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp với các cấp Hội Nông dân Việt Nam trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân;
Thông tư 41/2012/TT-BQP Quy định chế độ bồi dưỡng đối với các đối tượng thuộc quân đội trực tiếp làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, khiếu nại, tô cáo, kiến nghị, phản ánh;
Thông tư 40/2013/TT-BGDĐT Quy định về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Thông tư 39/2014/TT-BGTVT Quy định công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo của Bộ Giao thông vận tải;
Thông tư 06/2014/TT-TTCP Quy định quy trình tiếp công dân;
Thông tư 07/2014/TT-TTCP Quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh;
Thông tư 30/2015/TT-BCA Quy định về công tác tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong Công an nhân dân;
Thông tư 01/2015/TT-UBDT Quy định về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc;
Thông tư 151/2015/TT-BTC Hướng dẫn vỉệc quản lý, sử dụng và quyết toán kỉnh phí bảo đảm thực hiện Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về vỉệc phối hợp giữa các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cẩp với các cẩp Hộỉ Nông dân Việt Nam trong việc tỉếp công dân, giải quyết khiếu nại, tổ cáo của nông dân;
Thông tư 53/2015/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn về quy trình tiếp công dân và xử lý đơn thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội;
Thông tư 03/2016/TT-BTTTT Quy định về tiếp công dân, xử lý và giải quyết đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Thông tư 59/2016/TT-BQP Quy định tiếp công dân trong Bộ Quốc phòng;
Thông tư 320/2016/TT-BTC Quy định chế độ bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
Thông tư 03/2016/TT-TTCP Quy định về trang phục đối với cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân.
Các nội dung cơ bản trong mỗi Chương của đề mục “Tiếp công dân” như sau:
- Chương I gồm 35 điều quy định về các vấn đề chung như: Phạm vi điều chỉnh; Đối tượng áp dụng; Giải thích từ ngữ; Nguyên tắc tiếp công dân; Trách nhiệm tiếp công dân; Trách nhiệm tiếp công dân; Quản lý công tác tiếp công dân; Nguyên tắc phối hợp; Trách nhiệm của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp; Nội dung phối hợp của các cấp Hội Nông dân Việt Nam; Các hành vi bị nghiêm cấm.
- Chương II gồm 09 điều quy định về quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; trách nhiệm của người tiếp công dân gồm: Quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; Trách nhiệm của người tiếp công dân; Quy trình tiếp công dân; Trách nhiệm và quyền hạn của người tiếp công dân; Xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại địa điểm tiếp công dân; Trách nhiệm, quyền hạn của người tiếp công dân; Mối quan hệ của cơ quan quản lý nơi tiếp công dân với cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết vụ việc của công dân; Những trường hợp được từ chối tiếp công dân; Việc từ chối tiếp công dân.
- Chương III gồm 25 điều quy định về tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân ở Trung ương, trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh, trụ sở tiếp công dân cấp huyện; việc tiếp công dân ở cấp xã gồm: rụ sở tiếp công dân; Cơ cấu, tổ chức của Ban Tiếp công dân các cấp; Việc bố trí cơ sở vật chất tại Trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân; Phạm vi tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; Việc tiếp công dân, cử người đại diện của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân; Phối hợp trong việc quản lý, điều hành hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân; Theo dõi, quản lý việc tiếp người khiếu nại; Theo dõi, quản lý việc tiếp người tố cáo; Phối hợp trong việc đón tiếp, hướng dẫn công dân; Mục đích của việc tiếp công dân; Phối hợp trong việc theo dõi, đôn đốc; Phối hợp trong việc bảo vệ Trụ sở tiếp công dân, người tiếp công dân, bảo vệ người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; Phối hợp trong việc xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung; Xếp lưu đơn; Quản lý, theo dõi; Kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh; Tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân ở trung ương; Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Tiếp công dân trung ương; Tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh; Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Tiếp công dân cấp tỉnh; Tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp huyện; Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Tiếp công dân cấp huyện; Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban tiếp công dân; Việc tiếp công dân ở xã, phường, thị trấn.
- Chương IV gồm 48 điều quy định về tiếp công dân tại cơ quan hành chính nhà nước; tại Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước gồm: Việc tổ chức tiếp công dân tại cơ quan hành chính nhà nước; Việc tổ chức tiếp công dân tại các cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập; Tiếp công dân của Bộ; Tiếp công dân của các đơn vị trực thuộc Bộ; Tổ chức việc tiếp công dân; Nội dung tiếp công dân; Mục đích tiếp công dân; Nguyên tắc tiếp công dân; Việc tổ chức tiếp công dân thường xuyên của Bộ; Bộ trưởng tiếp công dân; Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ tiếp công dân; Nội dung tiếp công dân; Quy trình tiếp công dân; Nguyên tắc tiếp công dân; Trách nhiệm của các cơ quan; Việc tổ chức tiếp công dân tại Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước; rách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc tiếp công dân; Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập; Xử lý đơn; Quản lý công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo; Chế độ báo cáo; Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước trong việc trực tiếp tiếp công dân; Bố trí cán bộ tiếp công dân; Hình thức tiếp công dân; Trách nhiệm của cán bộ tiếp công dân; Trách nhiệm của Chánh Thanh tra Công an các đơn vị, địa phương trong việc tiếp công dân; Trách nhiệm của thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương trong việc tiếp công dân; Báo cáo trong công tác tiếp công dân; Trách nhiệm tiếp công dân; Sổ tiếp công dân; Trách nhiệm của Thanh tra Ủy ban; Trách nhiệm của các Vụ, đơn vị; Chế độ thông tin, báo cáo; Trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan trong việc tiếp công dân; Quản lý hồ sơ; Lưu trữ hồ sơ; Sổ tiếp công dân; Quản lý công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo; Chế độ báo cáo; Trách nhiệm tiếp công dân của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị; Địa điểm tiếp công dân; Địa điểm tiếp công dân của cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập; Nơi tiếp công dân; Địa điểm tiếp công dân; Địa điểm, thành phần tiếp công dân; Thời gian, địa điểm tiếp công dân; Trụ sở tiếp công dân; Trụ sở Tiếp công dân Bộ Quốc phòng; Trụ sở tiếp công dân của các cơ quan, đơn vị.
- Chương V gồm 04 điều quy định về tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, của Hội đồng nhân dân và đại biểu nhân dân các cấp gồm: Tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội; Tiếp công dân của đại biểu Quốc hội; Tiếp công dân của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; Quy định chi tiết việc tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp;
- Chương VI gồm 62 điều quy định về hoạt động tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân gồm: Công bố thông tin về việc tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân; Tiếp nhận và xử lý bước đầu khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; Xác định nhân thân của người khiếu nại; Xác định tính hợp pháp của người đại diện cho cơ quan, tổ chức khiếu nại; Xác định tính hợp pháp của người đại diện, người được ủy quyền để khiếu nại; Xác định tính hợp pháp của luật sư hoặc trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người khiếu nại ủy quyền khiếu nại; Xử lý trường hợp ủy quyền không đúng quy định; Nghe, ghi chép nội dung khiếu nại; Xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của người khiếu nại; Tiếp nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng do người khiếu nại cung cấp; Xác định nhân thân của người tố cáo; Giữ bí mật và bảo vệ người tố cáo, người thân thích của người tố cáo; Nghe, ghi chép nội dung tố cáo; Tiếp nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng do người tố cáo cung cấp; Xác định nhân thân của người đến kiến nghị, phản ánh; Nghe, ghi chép nội dung kiến nghị, phản ánh; Tiếp nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng do người kiến nghị, phản ánh cung cấp; Tiếp nhận đơn; Tiếp nhận đơn và thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp; Xác định nhân thân của công dân; Nghe, ghi chép nội dung trình bày của công dân; Xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của công dân; Xác định thẩm quyền giải quyết và xử lý nội dung đơn của công dân; Vào sổ theo dõi; Tiếp nhận đơn; Chế độ báo cáo; Phân loại, chuyển nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, người có thẩm quyền thụ lý, giải quyết; Xử lý đối với khiếu nại thuộc thẩm quyền; Xử lý đối với khiếu nại không thuộc thẩm quyền; Xử lý khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật và trường hợp có khả năng gây hậu quả khó khắc phục; Xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của người tố cáo; Xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền, không thuộc thẩm quyền; Xử lý tố cáo hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích Nhà nước, cơ quan, tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; Xử lý tố cáo đối với đảng viên; Xử lý đối với các trường hợp tố cáo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật tố cáo; Xử lý tố cáo xuất phát từ việc khiếu nại không đạt được mục đích; Phân loại xử lý kiến nghị, phản ánh; Phân loại đơn; Đơn kiến nghị, phản ánh; Đơn có nhiều nội dung khác nhau; Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành án; Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan dân cử; Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị, xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo; Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước; Đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh những vụ việc có tính chất phức tạp; Đơn kiến nghị, phản ánh; Đơn có nhiều nội dung khác nhau; Đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban; Phân loại đơn; Xác định thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại; Xử lý đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết; Xử lý đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết; Xử lý đơn khiếu nại có kèm theo giấy tờ, tài liệu gốc; Phân loại đơn tố cáo; Xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức ngành Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; Xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; Xử lý đơn tố cáo; Xử lý đơn tố cáo tiếp; Xử lý phản ánh, kiến nghị; Xử lý đơn, thư hỏi chính sách; Trách nhiệm thông báo cho Ban tiếp công dân, người tiếp công dân về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được chuyển đến; Thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
- Chương VII gồm 07 điều quy định về trách hiệm tiếp và xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về nội dung gồm: Cử người đại diện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung; Tiếp, xử lý trường hợp nhiều người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; Tiếp và xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung tại nơi tiếp công dân; Tiếp, xử lý trường hợp khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh phức tạp; Trách nhiệm phối hợp của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc tiếp và xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; Trách nhiệm của thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương trong việc phối hợp xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; Trách nhiệm của Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh
.
- Chương VIII gồm 35 điều quy định về điều kiện bảo đảm cho hoạt động tiếp công dân gồm: Điều kiện bảo đảm cho hoạt động tiếp công dân; Điều kiện bảo đảm đối với công tác tiếp công dân; Tổ chức thực hiện; Mức bồi dưỡng; Nguyên tắc chi trả; Nguồn kinh phí; Điều kiện bảo đảm đối với công tác tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; Nguyên tắc quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động thực hiện Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg; Nội dung chi; Mức chi; Lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí; Điều kiện bảo đảm hoạt động tiếp công dân; Điều kiện bảo đảm đối với công tác tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; Nguyên tắc áp dụng; Tiêu chuẩn, chế độ, chính sách đối với người tiếp công dân; Chính sách, chế độ đối với người tiếp công dân; Chính sách, chế độ đối với người tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; Chế độ, chính sách đối với người tiếp công dân; Chính sách, chế độ đối với người tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; Chính sách, chế độ đối với người làm việc tại nơi tiếp công dân; Về trang phục; Quy cách, màu sắc trang phục nam; Quy cách, màu sắc trang phục nữ; Các trang phục khác được trang bị chung cho nam và nữ; Thời gian sử dụng trang phục tiếp công dân; Tiêu chuẩn, niên hạn cấp phát trang phục; Nguyên tắc cấp phát và sử dụng trang phục; Phạm vi áp dụng chế độ bồi dưỡng đối với người tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; Đối tượng được hưởng chế độ bồi dưỡng khi tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; Nguyên tắc áp dụng, mức chi bồi dưỡng.
- Chương IX gồm 23 điều quy định về điều khoản thi hành gồm: Hiệu lực thi hành; Trách nhiệm thi hành; Tổ chức thực hiện.
Như vậy, thông qua việc pháp điển đề mục Tiếp công dân đã xác định được toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về tiếp công dân đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật. Ngoài ra, một số quy định liên quan đến tiếp công dân được pháp điển vào đề mục khác thì cũng được chỉ dẫn có liên quan đến nhau./.