Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực quy định về kiểm toán độc lập
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực quy định về kiểm toán độc lập

Triển khai thực hiện công tác pháp điển, Bộ Tài chính đã chủ trì thực hiện pháp điển đề mục Kiểm toán độc lập (Đề mục số 2 thuộc Chủ đề số 17). Đến nay, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện pháp điển xong đề mục Kiểm toán độc lập và đã được thẩm định thông qua theo quy định.
Đề mục Kiểm toán độc lập có cấu trúc gồm 08 chương (theo cấu trúc của Luật Kiểm toán độc lập) với 260 Điều. Theo đó, đề mục Kiểm toán độc lập được pháp điển bởi các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực của 19 văn bản (trong đó có 03 văn bản sửa đổi, bổ sung) gồm: Luật 67/2011/QH12 Kiểm toán độc lập; Luật 97/2015/QH13 Phí và lệ phí; Nghị định 17/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kiểm toán độc lập; Nghị định 151/2018/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính; Nghị định 84/2016/NĐ-CP Về tiêu chuẩn, điều kiện đối với kiểm toán viên hành nghề, tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng; Thông tư 150/2012/TT-BTC Hướng dẫn cập nhật kiến thức hàng năm cho kiểm toán viên đăng ký hành nghề kiểm toán; Thông tư 56/2015/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 150/2012/TT-BTC ngày 12/9/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn cập nhật kiến thức hàng năm cho kiểm toán viên đăng ký hành nghề kiểm toán; Thông tư  202/2012/TT-BTC Hướng dẫn về đăng ký, quản lý và công khai danh sách kiểm toán viên hành nghề kiểm toán; Thông tư 203/2012/TT-BTC Về trình tự, thủ tục cấp, quản lý, sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán; Thông tư 214/2012/TT-BTC Ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam; Thông tư 183/2013/TT-BTC Về kiểm toán độc lập đối với đơn vị có lợi ích công chúng; Thông tư 157/2014/TT-BTC Quy định về kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán; Thông tư 65/2015/TT-BTC Ban hành các chuấn mực Việt Nam về hợp đồng địch vụ soát xét; Thông tư 66/2015/TT-BTC Ban hành các chuẩn mực Việt Nam về hợp đồng dịch vụ đảm bảo khác; Thông tư 67/2015/TT-BTC Ban hành Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành; Thông tư 68/2015/TT-BTC Ban hành các chuẩn mực Việt Nam về dịch vụ liên quan; Thông tư 69/2015/TT-BTC Ban hành Khuôn khổ Việt Nam về hợp đồng dịch vụ đảm bảo; Thông tư 70/2015/TT-BTC Ban hành Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán; Thông tư 91/2017/TT-BTC Quy định về việc thi, cấp, quản lý chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên.
 
Các nội dung cơ bản trong mỗi Chương của đề mục “Kiểm toán độc lập” như sau:
- Chương I gồm 109 điều quy định về các vấn đề chung như: Phạm vi điều chỉnh; Đối tượng áp dụng; Giải thích từ ngữ; Ban hành kèm theo ba mươi bảy (37) chuẩn mực kiểm toán Việt Nam; Ban hành kèm theo Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán; Giá trị của báo cáo kiểm toán; Nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập; Kiểm toán bắt buộc; Khuyến khích kiểm toán; Quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập; Đối tượng cập nhật kiến thức; Nội dung, tài liệu cập nhật kiến thức; Thời gian cập nhật kiến thức; Hình thức cập nhật kiến thức; Điều kiện để được chấp thuận tổ chức cập nhật kiến thức; Giảng viên tham gia giảng dạy cập nhật kiến thức; Trình tự xem xét, chấp thuận cơ sở đào tạo và doanh nghiệp kiểm toán đủ điều kiện tổ chức cập nhật kiến thức; Hồ sơ đăng ký tổ chức cập nhật kiến thức cho kiểm toán viên; Tính giờ cập nhật kiến thức; Chưa đủ giờ cập nhật kiến thức; Tài liệu chứng minh về giờ cập nhật kiến thức; Lưu trữ hồ sơ cập nhật kiến thức cho kiểm toán viên; Trách nhiệm của hội nghề nghiệp, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận tổ chức cập nhật kiến thức cho kiểm toán viên; Trách nhiệm của kiểm toán viên; Trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc quản lý tổ chức cập nhật kiến thức cho kiểm toán viên; Các hành vi vi phạm về cập nhật kiến thức; Đăng ký hành nghề kiểm toán; Hồ sơ đăng ký hành nghề kiểm toán; Trình tự đăng ký hành nghề kiểm toán; Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán; Cấp và sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán; Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị; Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán; Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán; Công khai thông tin về kiểm toán viên hành nghề; Đình chỉ hành nghề kiểm toán; Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán; Trách nhiệm của kiểm toán viên hành nghề; Trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán; Đối tượng được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán; Nguyên tắc lập hồ sơ; Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân; Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán đối với chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam; Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán; Nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán; Điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán; Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán; Nộp lệ phí; Đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán; Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán; Tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kiểm toán; Chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán; Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán; Trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán; Công khai thông tin về doanh nghiệp kiểm toán; Đối tượng dự thi; Điều kiện dự thi; Hồ sơ dự thi; Nội dung thi; Thể thức thi; Tổ chức các kỳ thi; Văn bằng, chứng chỉ do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp; Điều kiện dự thi và nội dung thi sát hạch; Hồ sơ đăng ký dự thi sát hạch; Kết quả thi sát hạch; Hội đồng thi kiểm toán viên, kế toán viên; Thành phần Hội đồng thi; Chế độ làm việc của Hội đồng thi; Trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng thi; Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Hội đồng thi; Kết quả thi, bảo lưu kết quả thi, đạt yêu cầu thi; Phê duyệt kết quả thi; Huỷ kết quả thi; Cấp chứng chỉ kiểm toán viên, chứng chỉ kế toán viên; Thu hồi chứng chỉ kiểm toán viên, chứng chỉ kế toán viên; Xử lý vi phạm đối với người tham gia công tác tổ chức thi; Xử lý vi phạm đối với thí sinh; Xử lý các trường hợp vi phạm trong khi chấm thi; Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán; Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán; Các hành vi bị nghiêm cấm.
- Chương II gồm 06 điều quy định về Kiểm toán viên và Kiểm toán viên hành nghề như: Tiêu chuẩn kiểm toán viên; Đăng ký hành nghề kiểm toán; Những người không được đăng ký hành nghề kiểm toán; Quyền của kiểm toán viên hành nghề; Nghĩa vụ của kiểm toán viên hành nghề; Các trường hợp kiểm toán viên hành nghề không được thực hiện kiểm toán.
- Chương III gồm 28 điều quy định về Doanh nghiệp kiểm toán như: Các loại doanh nghiệp kiểm toán và chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam; Vốn pháp định đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn; Thành viên là tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Mức vốn góp của kiểm toán viên hành nghề; Vốn tối thiểu đối với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài có thành lập chi nhánh tại Việt Nam và vốn được cấp của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam; Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán; Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán; Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán; Cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán; Lệ phí cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán; Những thay đổi phải thông báo cho Bộ Tài chính; Đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán; Quyền của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam; Nghĩa vụ của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam; Các trường hợp doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không được thực hiện kiểm toán; Các trường hợp doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không được thực hiện kiểm toán; Chi nhánh của doanh nghiệp kiểm toán; Cơ sở của doanh nghiệp kiểm toán ở nước ngoài; Tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kiểm toán; Chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán; Chấm dứt hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán; Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài; Đối tượng cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới; Điều kiện cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới; Phương thức cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới; Trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới; Trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam có tham gia liên danh với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài để cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới.
- Chương IV gồm 04 điều quy định về đơn vị được kiểm toán như: Đơn vị được kiểm toán; Quyền của đơn vị được kiểm toán; Nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán.
- Chương V gồm 47 điều quy định về hoạt động kiểm toán độc lập như: Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam; Ban hành kèm theo Thông tư này Khuôn khổ Việt Nam về hợp đồng dịch vụ đảm bảo; Nhận dịch vụ kiểm toán; Hợp đồng kiểm toán; Nghĩa vụ bảo mật; Phí dịch vụ kiểm toán; Quy trình kiểm toán; Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính; Báo cáo kiểm toán; Giải trình về các nội dung ngoại trừ cho báo cáo kiểm toán; Báo cáo kiểm toán về các công việc kiểm toán khác; Ý kiến kiểm toán; Hồ sơ kiểm toán; Bảo quản, lưu trữ hồ sơ kiểm toán; Lưu trữ hồ sơ kiểm toán; Khai thác, sử dụng hồ sơ kiểm toán; Tiêu hủy hồ sơ kiểm toán; Lưu trữ, khai thác, sử dụng hồ sơ kiểm toán điện tử và hồ sơ, tài liệu về các dịch vụ khác; Hồ sơ, tài liệu về dịch vụ liên quan; Kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán; Mục đích kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán; Nội dung kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán; Hình thức kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán; Đối tượng được kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán; Phân công, phối hợp trong việc kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán; Trách nhiệm của các đơn vị trong việc kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán; Chi phí kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán; Phạm vi, yêu cầu kiểm tra trực tiếp; Quyền và nghĩa vụ của đối tượng được kiểm tra trực tiếp; Thời hạn kiểm tra trực tiếp; Thời gian kiểm tra trực tiếp; Tổ chức Đoàn kiểm tra; Tiêu chuẩn thành viên Đoàn kiểm tra và Trưởng Đoàn kiểm tra; Quyền và nghĩa vụ của thành viên Đoàn kiểm tra; Quyền và nghĩa vụ của Trưởng Đoàn kiểm tra; Quy trình kiểm tra trực tiếp chất lượng dịch vụ kiểm toán; Tài liệu hướng dẫn kiểm tra trực tiếp; Lựa chọn chi nhánh và hợp đồng dịch vụ để kiểm tra trực tiếp; Kết luận kiểm tra; Xử lý những vấn đề có ý kiến khác nhau về kết quả kiểm tra; Xử lý sau kiểm tra; Hồ sơ kiểm tra; Xử lý sai phạm về chất lượng dịch vụ kiểm toán; Xử lý vi phạm của thành viên Đoàn kiểm tra; Công khai kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán.
- Chương VI gồm 30 điều quy định về kiểm toán báo cáo tài chính của đơn vị có lợi ích công chúng như: Đơn vị được kiểm toán; Đơn vị được kiểm toán; Quyền của đơn vị được kiểm toán; Nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán; Đơn vị có lợi ích công chúng; Đơn vị có lợi ích công chúng; Điều kiện đối với tổ chức kiểm toán được chấp thuận; Tiêu chuẩn đối với kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận; Các trường hợp tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề không được xem xét, chấp thuận; Xử lý đối với các hợp đồng kiểm toán đã ký trong trường hợp không được chấp thuận; Hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng; Xem xét, chấp thuận và công khai danh sách tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề; Chấp thuận doanh nghiệp được kiểm toán báo cáo tài chính của đơn vị có lợi ích công chúng; Điều kiện đối với tổ chức kiểm toán được chấp thuận; Các trường hợp tổ chức kiểm toán được chấp thuận không được thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng; Tiêu chuẩn đối với kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận; Kỳ xem xét, chấp thuận; Hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng; Xem xét, chấp thuận và công khai danh sách tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề; Các trường hợp không được xem xét, chấp thuận; Đình chỉ hoặc hủy bỏ tư cách được chấp thuận kiểm toán; Nghĩa vụ của tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận; Giám sát, kiểm tra chất lượng; Công khai thông tin của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận kiểm toán báo cáo tài chính của đơn vị có lợi ích công chúng; Báo cáo minh bạch; Báo cáo minh bạch; Trách nhiệm của đơn vị có lợi ích công chúng; Trách nhiệm của đơn vị có lợi ích công chúng; Tính độc lập, khách quan.
- Chương VII gồm 03 điều quy định về xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp như: Các hành vi vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập; Xử lý vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập; Giải quyết tranh chấp về kiểm toán độc lập.
- Chương VIII gồm 33 điều quy định về điều khoản thì hành như: Hiệu lực thi hành; Tổ chức thực hiện; Điều khoản chuyển tiếp.
Như vậy, thông qua việc pháp điển đề mục Kiểm toán độc lập đã xác định được toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về kiểm toán độc lập đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật./.
 
Vũ Thị Mai
Chung nhan Tin Nhiem Mang