Hệ thống quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Hệ thống quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Thực hiện Quyết định số 891/QĐ-TTg ngày 17/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề và phân công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục, Bộ Công an đã chủ trì thực hiện pháp điển đề mục Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (Đề mục 6 và Đề mục 11 thuộc Chủ đề 39. Trật tự, An toàn xã hội) theo quy định.
Bộ Công an xác định có 20  văn bản có nội dung thuộc Đề mục (01 Luật, 02 Nghị định; 17 Thông tư, Thông tư liên tịch) thuộc thẩm quyền pháp điển của Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Quốc phòng; 25 văn bản có nội dung liên quan đến Đề mục. Về cơ bản, các cơ quan thực hiện pháp điển đã xác định chính xác, phù hợp phạm vi thực hiện pháp điển các QPPL trong nội dung đề mục Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Đề mục Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ có cấu trúc được xác định theo cấu trúc của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 20/06/2017 của Quốc hội, được sửa đổi, bổ sung năm 2019, bao gồm 08 chương với 77  điều. Các cơ quan thực hiện pháp điển không bổ sung thêm cấu trúc vào đề mục Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Cơ quan chủ trì thực hiện pháp điển xác định cấu trúc của các đề mục trên là phù hợp, tạo thuận lợi trong việc tra cứu, tìm kiếm quy định pháp luật.
Theo đó, nội dung chi tiết của đề mục Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ được pháp điển như sau:
- Chương I quy định về những quy định chung, bao gồm các điều của Luật, nghị định, thông tư về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ...
- Chương II quy định về quản lý, sử dụng vũ khí và các nội dung hướng dẫn như: Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí; Điều kiện nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí đối với tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; Điều kiện kinh doanh vũ khí đối với tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí; Tổ chức, doanh nghiệp khác được tham gia nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí; Trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí; Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng; Đối tượng được trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ; Loại vũ khí quân dụng trang bị cho Cơ yếu, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm lâm, Kiểm ngư, An ninh hàng không, Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan; Thủ tục trang bị vũ khí quân dụng; Thủ tục cấp Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng; Nguyên tắc sử dụng vũ khí quân dụng; Các trường hợp nổ súng quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự; Đối tượng được trang bị vũ khí thể thao; Thủ tục trang bị vũ khí thể thao; Thủ tục cấp Giấy phép sử dụng vũ khí thể thao; Sử dụng vũ khí thể thao; Đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ; Thủ tục trang bị vũ khí thô sơ; Thủ tục khai báo vũ khí thô sơ; Sử dụng vũ khí thô sơ; Thủ tục cấp Giấy phép mua vũ khí; Vận chuyển vũ khí; Thủ tục cấp Giấy phép sửa chữa vũ khí.
- Chương III quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ và các nội dung hướng dẫn như: Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ quân dụng; Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất vật liệu nổ quân dụng; Bảo quản, sử dụng vật liệu nổ quân dụng; Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ quân dụn; Vận chuyển vật liệu nổ quân dụng; Nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp; Trình độ chuyên môn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp; Đối tượng phải huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệ; Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp; Cơ quan có thẩm quyền huấn luyện, kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; Nội dung huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệ; Huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy; Tổ chức huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệ; Kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp; Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp; Giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp; Thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, Giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, Giấy phép dịch vụ nổ mìn; Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp; Thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp; Sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; Thủ tục cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; Thủ tục cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp lần đầu; Cấp lại, cấp đổi, cấp điều chỉnh Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; Dịch vụ nổ mìn; Vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp; Điều kiện để được cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp; hủ tục cấp. điều chỉnh giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp; Thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp; Thu hồi giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp; Hiệu lực của giấy phép vận chuyển; Yêu cầu đối với tổ chức và cá nhân quản lý kho, địa điểm tiếp nhận vật liệu nổ công nghiệp; Báo hiệu phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp;  Phương tiện vận chuyển hàng nguy hiể; Hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền, thời hạn cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiể; Hiệu lực của giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm; báo hiệu phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm; Xây dựng và phê duyệt Kế hoạch vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; Cấp, điều chỉnh, thu hồi và tạm ngừng cấp Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; Trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp…
- Chương IV quy định về quản lý, sử dụng tiền chất thuốc nổ như: Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ; Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất tiền chất thuốc nổ; Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ; Thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ; Vận chuyển tiền chất thuốc nổ; Trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng tiền chất thuốc nổ.
- Chương V quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ: Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa công cụ hỗ trợ; Huấn luyện động vật nghiệp vụ; Quản lý động vật nghiệp vụ; Sử dụng động vật nghiệp vụ; Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ; Thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu công cụ hỗ trợ; Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ; Thủ tục trang bị công cụ hỗ trợ; Thủ tục cấp Giấy phép mua công cụ hỗ trợ; Thủ tục cấp Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ, Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ; Vận chuyển công cụ hỗ trợ; Thủ tục cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ; Sử dụng công cụ hỗ trợ; Trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sửa chữa công cụ hỗ trợ.
- Chương VI quy định về tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý,tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ như: Nguyên tắc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; Phân loại vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ; Bảo quản vũ khí, vật liệu nổquân dụng, công cụ hỗ trợ; Thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổquân dụng, công cụ hỗ trợ; Tiếp nhận, thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; Đào bới, tìm kiếm vũ khí, vật liệu nổ; Thẩm quyền tiếp nhận, thu gom, phân loại, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; Trình tự, thủ tục tiếp nhận, thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; Tổ chức giao nhận vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; Bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom; Trình tự, thủ tục phân loại, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; Kinh phí bảo đảm cho việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; Kinh phí bảo đảm cho việc phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ.
- Chương VII quy định về Nội dung quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ; Trách nhiệm của Bộ Công an; Trách nhiệm quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợTrách nhiệm của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chế độ thống kê, báo cáo; Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng; Trách nhiệm của các bộ, ngành có liên quan; Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp; Kiểm tra công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ; Cập nhật, khai thác, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ…
- Chương VIII quy định về hiệu lực thi hành, trách nhiệm thi hành, tổ chức thực hiện.
Về cơ bản, vị trí sắp xếp các điều trong dự thảo kết quả pháp điển đề mục gửi thẩm định bảo đảm đúng nguyên tắc: Điều quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành được sắp xếp ngay sau điều được quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành theo thứ bậc hiệu lực pháp lý từ cao xuống thấp và theo trật tự thời gian ban hành đối với các điều của văn bản cùng hiệu lực. Đối với trường hợp một điều quy đinh chi tiết, hướng dẫn nhiều điều hoặc nhiều điều cùng áp dụng một phụ lục, biểu mẫu thì được thực hiện chỉ dẫn theo quy định./.
Chung nhan Tin Nhiem Mang