Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Thi hành án hình sự
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Thi hành án hình sự

Thực hiện Quyết định số 891/QĐ-TTg ngày 17/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề và phân công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục, Bộ Công an đã chủ trì thực hiện pháp điển Đề mục Thi hành án hình sự (Đề mục 3 Chủ đề 30. Thi hành án). Đến nay, Bộ Công an đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện pháp điển xong Đề mục Thi hành án hình sự (Đề mục này được pháp điển lại do Luật số 41/2019/QH14 Thi hành án hình sự ngày 14/06/2019 của Quốc hội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020 thay thế cho Luật Thi hành án hình sự số 53/2010/QH12). Đồng thời, Đề mục này cũng đã tổ chức họp thẩm định theo quy định. Theo đó, Kết quả pháp điển đề mục Thi hành án hình sự cơ bản bảo đảm các nội dung thẩm định quy định tại Điều 10 Pháp lệnh Pháp điển hệ thống QPPL, đồng thời, đề nghị Bộ Công an tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu tiếp thu ý kiến của các thành viên Hội đồng thẩm định; sớm chỉnh lý, hoàn thiện Hồ sơ, gửi Bộ Tư pháp tổng hợp trình Chính phủ phê duyệt thông qua theo quy định.
Bộ Công an xác định có 38 văn bản có nội dung thuộc Đề mục và 13 văn bản có nội dung liên quan đến Đề mục. Các cơ quan thực hiện pháp điển đã xác định các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp phạm vi thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật.
Các quy phạm pháp luật trong đề mục Thi hành án hình sự đã được thực hiện pháp điển bảo đảm chính xác, đầy đủ theo quy định trên cơ sở dự thảo Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát, xác định đang còn hiệu lực và có nội dung thuộc Đề mục.
Đề mục Thi hành án hình sự có cấu trúc được xác định theo cấu trúc của Luật Thi hành án hình sự số 41/2019/QH14 ngày 14/06/2019 của Quốc hội, gồm 16 chương với 207 điều và không có sự thay đổi so với cấu trúc của Luật.
Về cơ bản, vị trí sắp xếp các điều trong Kết quả pháp điển đề mục Thi hành án hình sự gửi thẩm định bảo đảm đúng nguyên tắc: Điều quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành được sắp xếp ngay sau điều được quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành theo thứ bậc hiệu lực pháp lý từ cao xuống thấp và theo trật tự thời gian ban hành đối với các điều của văn bản cùng hiệu lực. Đối với trường hợp một điều quy đinh chi tiết, hướng dẫn nhiều điều hoặc nhiều điều cùng áp dụng một phụ lục, biểu mẫu thì được thực hiện chỉ dẫn theo quy định. Quy phạm pháp luật trong Đề mục được pháp điển như sau: 
- Chương I quy định những vấn đề chung như: phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ, Bản án, quyết định được thi hành; Nguyên tắc thi hành án hình sự; Trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thi hành án hình sự; Giám sát việc thi hành án hình sự; Phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án hình sự; Hợp tác quốc tế trong thi hành án hình sự; Các hành vi bị nghiêm cấm trong thi hành án hình sự.
- Chương II quy định về các nội dung: Hệ thống tổ chức thi hành án hình sự; Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an; Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng; Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh; Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu; Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện; Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của trại giam; Nhiệm vụ, quyền hạn của trại tạm giam trong thi hành án hình sự; Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong thi hành án hình sự; Nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị quân đội trong thi hành án hình sự; Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong thi hành án hình sự.
- Chương III quy định về các nội dung: Quyết định thi hành án phạt tù; Thi hành quyết định thi hành án phạt tù; Thủ tục hoãn chấp hành án phạt tù; Thi hành quyết định hoãn chấp hành án phạt tù; Hồ sơ đưa người bị kết án đến nơi chấp hành án phạt tù; Quyền và nghĩa vụ của phạm nhân; Tiếp nhận người chấp hành án phạt tù; Hồ sơ phạm nhân; Giam giữ phạm nhân; Chế độ học tập, học nghề của phạm nhân; Chế độ lao động của phạm nhân; Tổ chức lao động cho phạm nhân; Sử dụng kết quả lao động của phạm nhân; Xếp loại chấp hành án phạt tù; Thủ tục đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù; Thi hành quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù; Thủ tục giảm thời hạn chấp hành án phạt tù; Thủ tục miễn chấp hành án phạt tù; Thực hiện trích xuất phạm nhân; Khen thưởng phạm nhân; Giải quyết trường hợp phạm nhân bỏ trốn; Xử lý phạm nhân vi phạm; Thông báo tình hình chấp hành án; phối hợp với gia đình phạm nhân, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia giáo dục cải tạo phạm nhân; Tái hòa nhập cộng đồng; Trả tự do cho phạm nhân; Thi hành quyết định tiếp nhận, chuyển giao đối với người đang chấp hành án phạt tù; Chế độ ăn, ở đối với phạm nhân; Chế độ mặc và tư trang của phạm nhân; Chế độ hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ và sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của phạm nhân; Chế độ đối với phạm nhân nữ có thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi; Chế độ gặp, nhận quà của phạm nhân; Thủ tục thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự; Chế độ liên lạc của phạm nhân; Chế độ chăm sóc y tế đối với phạm nhân; Thủ tục giải quyết trường hợp phạm nhân chết; Thời điểm xét tha tù trước thời hạn có điều kiện; Hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện; Thi hành quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện; Hồ sơ quản lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; Quyết định thi hành án phạt tù; Thi hành quyết định thi hành án phạt tù; Thủ tục hoãn chấp hành án phạt tù; Thi hành quyết định hoãn chấp hành án phạt tù; Hồ sơ đưa người bị kết án đến nơi chấp hành án phạt tù; Quyền và nghĩa vụ của phạm nhân; Tiếp nhận người chấp hành án phạt tù; Hồ sơ phạm nhân; Giam giữ phạm nhân; Chế độ học tập, học nghề của phạm nhân; Chế độ lao động của phạm nhân; Tổ chức lao động cho phạm nhân; Sử dụng kết quả lao động của phạm nhân; Xếp loại chấp hành án phạt tù; Thủ tục đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù; Thi hành quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù; Thủ tục giảm thời hạn chấp hành án phạt tù; Thủ tục miễn chấp hành án phạt tù; Thực hiện trích xuất phạm nhân; Khen thưởng phạm nhân; Giải quyết trường hợp phạm nhân bỏ trốn; Xử lý phạm nhân vi phạm; Thông báo tình hình chấp hành án; phối hợp với gia đình phạm nhân, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia giáo dục cải tạo phạm nhân; Tái hòa nhập cộng đồng; Trả tự do cho phạm nhân; Thi hành quyết định tiếp nhận, chuyển giao đối với người đang chấp hành án phạt tù; Chế độ ăn, ở đối với phạm nhân; Chế độ mặc và tư trang của phạm nhân; Chế độ hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ và sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của phạm nhân; Chế độ đối với phạm nhân nữ có thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi; Chế độ gặp, nhận quà của phạm nhân; Thủ tục thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự; Chế độ liên lạc của phạm nhân; Chế độ chăm sóc y tế đối với phạm nhân; Thủ tục giải quyết trường hợp phạm nhân chết; Thời điểm xét tha tù trước thời hạn có điều kiện; Hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện; Thi hành quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện; Hồ sơ quản lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; Nghĩa vụ của người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; Việc lao động, học tập của người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; Rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; Thủ tục rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; Việc kiểm điểm người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; Việc vắng mặt tại nơi cư trú của người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; Giải quyết trường hợp người được tha tù trước thời hạn có điều kiện thay đổi nơi cư trú, nơi làm việc; Xử lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện vi phạm nghĩa vụ hoặc vi phạm pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính; Giải quyết trường hợp phạm nhân đã được đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện mà vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân hoặc có hành vi vi phạm pháp luật; Hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện; Trách nhiệm của gia đình người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; Chế độ quản lý, giáo dục, học văn hóa, học nghề, lao động; Chế độ ăn, mặc, chăm sóc y tế, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ và vui chơi giải trí.
- Chương IV quy định về các nội dung: Quyết định thi hành án tử hình; Quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình; Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi hành án tử hình; Hồ sơ thi hành án tử hình; Hoãn thi hành án tử hình; Hình thức và trình tự thi hành án tử hình; Giải quyết việc xin nhận tử thi, tro cốt và hài cốt của người bị thi hành án tử hình.
- Chương V quy định về các nội dung: Quyết định thi hành án treo; Thi hành quyết định thi hành án treo; Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo; Nghĩa vụ của người được hưởng án treo; Việc lao động, học tập của người được hưởng án treo; Rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo; Thủ tục rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo; Việc kiểm điểm người được hưởng án treo; Giải quyết việc vắng mặt tại nơi cư trú, thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được hưởng án treo; Xử lý vi phạm đối với người được hưởng án treo; Trách nhiệm giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức và gia đình đối với người được hưởng án treo; Thi hành án phạt cảnh cáo; Quyết định thi hành án phạt cải tạo không giam giữ; Thi hành quyết định thi hành án phạt cải tạo không giam giữ; Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ; Nghĩa vụ của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ; Giải quyết việc vắng mặt tại nơi cư trú, thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ; Việc lao động, học tập của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ; Giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ; Thủ tục giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ; Thủ tục miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ; Xử lý vi phạm đối với người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ; Trách nhiệm giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức và gia đình đối với người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.
- Chương VI quy định về các nội dung: Thủ tục thi hành án phạt cấm cư trú; Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án về cư trú; Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành án phạt cấm cư trú; Thủ tục miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại; Xử lý người chấp hành án phạt cấm cư trú vi phạm nghĩa vụ; Thủ tục thi hành án phạt quản chế; Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án phạt quản chế về cư trú; Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành án phạt quản chế; Giải quyết trường hợp người chấp hành án phạt quản chế đi khỏi nơi quản chế; Xử lý người chấp hành án phạt quản chế vi phạm nghĩa vụ; Thủ tục miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại.
- Chương VII quy định về các nội dung: Quyết định thi hành án phạt trục xuất; Thông báo thi hành án phạt trục xuất; Hồ sơ thi hành án phạt trục xuất; Lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh; Giải quyết trường hợp người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn; Thực hiện buộc rời khỏi lãnh thổ Việt Nam; Chi phí trục xuất.
- Chương VIII quy định về các nội dung: Thủ tục thi hành án phạt tước một số quyền công dân; Tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước; Tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước; Tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
- Chương IX quy định về các nội dung: Thủ tục thi hành án phạt tước một số quyền công dân; Tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước; Tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước; Tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
- Chương IX quy định về các nội dung: Thủ tục thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; Nghĩa vụ của người chấp hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; Trách nhiệm thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
- Chương X quy định về các nội dung: Quyết định áp dụng biện pháp tư pháp; Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành biện pháp tư pháp; Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong thi hành biện pháp tư pháp; Bảo đảm điều kiện thi hành các biện pháp tư pháp; Thẩm quyền đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh, hồ sơ đưa người vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh; Đưa người vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh; Tổ chức điều trị cho người bị bắt buộc chữa bệnh; Đình chỉ thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh; Giải quyết trường hợp người bị bắt buộc chữa bệnh chết; Thủ tục thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; Hoãn, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; Giải quyết trường hợp người phải chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng bỏ trốn; Chế độ quản lý học sinh; Thực hiện lệnh trích xuất học sinh; Chế độ học văn hóa, giáo dục hướng nghiệp, học nghề, lao động; Kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh và tổ chức thi; Chế độ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí; Chế độ ăn, mặc của học sinh; Chế độ ở và đồ dùng sinh hoạt của học sinh; Chế độ chăm sóc y tế đối với học sinh trường giáo dưỡng; Thủ tục giải quyết trường hợp học sinh chết; Chế độ gặp thân nhân, liên lạc, nhận quà của học sinh trường giáo dưỡng; Chấm dứt trước thời hạn việc chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; Khen thưởng, xử lý vi phạm đối với học sinh; Thủ tục cho học sinh ra trường; Chi phí tổ chức thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.
- Chương XI quy định về các nội dung: Cơ quan được giao nhiệm vụ thi hành án; Quyết định thi hành án; Thủ tục thi hành án; Hồ sơ thi hành án; Quyền, nghĩa vụ của pháp nhân thương mại chấp hành án; Cưỡng chế thi hành án; Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại; Chuyển giao nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp pháp nhân thương mại tổ chức lại; Cấp giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt, giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp tư pháp.
- Chương XII quy định về các nội dung: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong kiểm sát thi hành án hình sự; Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án hình sự; Trách nhiệm thực hiện yêu cầu, quyết định, kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát về thi hành án hình sự.
- Chương XIII quy định về các nội dung: Biên chế, đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ thi hành án hình sự; Bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thi hành án hình sự; Trang bị và sử dụng vũ khí, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, công cụ hỗ trợ trong thi hành án hình sự; Cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự; Bảo đảm kinh phí cho hoạt động thi hành án hình sự; Chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thi hành án hình sự.
- Chương XIV quy định về các nội dung: Quyền khiếu nại trong thi hành án hình sự; Các trường hợp khiếu nại về thi hành án hình sự không được thụ lý giải quyết; Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong thi hành án hình sự; Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân; Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại trong thi hành án hình sự; Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại trong thi hành án hình sự; Nhiệm vụ và quyền hạn của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong thi hành án hình sự; Thời hạn giải quyết khiếu nại trong thi hành án hình sự; Tiếp nhận, thụ lý khiếu nại trong thi hành án hình sự; Hồ sơ giải quyết khiếu nại trong thi hành án hình sự; Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu trong thi hành án hình sự; Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu trong thi hành án hình sự; Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai trong thi hành án hình sự; Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần hai trong thi hành án hình sự; Người có quyền tố cáo trong thi hành án hình sự; Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo trong thi hành án hình sự; Thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo; Trách nhiệm giải quyết tố cáo.
- Chương XV quy định về các nội dung: Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong quản lý nhà nước về thi hành án hình sự; Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an trong quản lý công tác thi hành án hình sự; Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc phòng trong quản lý công tác thi hành án hình sự; Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tối cao trong thi hành án hình sự; Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong thi hành án hình sự; Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong thi hành án hình sự; Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Y tế trong thi hành án hình sự; Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong thi hành án hình sự; Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thi hành án hình sự; Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ trong thi hành án hình sự; Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thi hành án hình sự; Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thi hành án hình sự.
Tại chương này, một số quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành được sắp xếp như sau:
- Chương XVI quy định về: điều khoản thi hành, trách nhiệm thi hành, điều khoản chuyển tiếp.
Tại chương này, một số quy phạm pháp luật của văn bản được pháp điển vào Đề mục được sắp xếp như sau: các quy định về tổ chức thực hiện và hiệu lực thi hành của văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành được sắp xếp ngay sau các quy định về tổ chức thực hiện và hiệu lực thi hành của văn bản có tên gọi được sử dụng làm tên gọi của đề mục theo thứ bậc hiệu lực pháp lý từ cao xuống thấp hoặc theo thứ tự thời gian ban hành đối với các văn bản có cùng hình thức.
Như vậy, thông qua việc pháp điển Đề mục Thi hành án hình sự đã xác định được toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về Đề mục Thi hành án hình sự đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật. Ngoài ra, một số quy định trong Đề mục Thi hành án hình sự còn có nội dung liên quan trực tiếp đến các văn bản quy phạm pháp luật thuộc các đề mục khác cũng đã được chỉ dẫn có liên quan đến nhau./.
 
Phùng Thị Hương
Chung nhan Tin Nhiem Mang