Hệ thống các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tư vấn pháp luật
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Hệ thống các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tư vấn pháp luật

Thực hiện nhiệm vụ pháp điển theo đề mục, Bộ Tư pháp đã pháp điển và thẩm định xong đề mục “Tư vấn pháp luật” thuộc chủ đề “Bổ trợ tư pháp”. Đây là một trong các đề mục có hệ thống văn bản sử dụng để pháp điển ít, các quy định tương đối ổn định, không có nội dung trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo hay không phù hợp. Cụ thể, Đề mục này được pháp điển bởi 02 văn bản là Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16/07/2008 của Chính phủ về tư vấn pháp luật và Thông tư số 01/2010/TT-BTP ngày 09/02/2010 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 77/2008/NĐ-CP. 
Theo đó, đề mục này có cấu trúc gồm 05 chương (giữ nguyên cấu trúc của Nghị định số 77/2008/NĐ-CP), 54 điều quy định về tổ chức, hoạt động tư vấn pháp luật của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật đang còn hiệu lực. Cụ thể:
- Chương I gồm 04 Điều quy định về các nội dung cơ bản như:  Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức chủ quản trong hoạt động tư vấn pháp luật; Hình thức tổ chức tư vấn pháp luật; Các hành vi bị nghiêm cấm.
- Chương II gồm 25 Điều quy định về các nội dung cơ bản như: Điều kiện thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật; Địa vị pháp lý, cơ cấu tổ chức của Trung tâm tư vấn pháp luật; Cơ cấu tổ chức của Trung tâm tư vấn pháp luật; Phạm vi hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật; Quyền, nghĩa vụ của Trung tâm tư vấn pháp luật; Kinh phí hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật; Tư vấn pháp luật có thu thù lao; Hoạt động tư vấn pháp luật; Thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật; Cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật; Đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật; Quy chế tổ chức, hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật; Đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật; Chi nhánh của Trung tâm tư vấn pháp luật; Đăng ký hoạt động của Chi nhánh; Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh; Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh; Thù lao tư vấn pháp luật và chế độ tài chính, kế toán; Căn cứ và phương thức tính thù lao tư vấn pháp luật; Lập sổ theo dõi công việc và lưu hồ sơ; Chấm dứt hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh; Thủ tục chấm dứt hoạt động của Trung tâm, Chi nhánh; Thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh; Thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh.
- Chương III gồm 11 Điều quy định về các nội dung cơ bản như: Người thực hiện tư vấn pháp luật; Tư vấn viên pháp luật; Tư vấn viên pháp luật; Cấp, thu hồi Thẻ tư vấn viên pháp luật; Thu hồi Thẻ tư vấn pháp luật; Cấp lại Thẻ tư vấn viên pháp luật; Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh; Luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh; Cộng tác viên tư vấn pháp luật; Cộng tác viên tư vấn pháp luật; Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện tư vấn pháp luật.
- Chương IV gồm 07 Điều quy định về các nội dung cơ bản như: Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong quản lý hoạt động tư vấn pháp luật; Trách nhiệm của Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quản lý hoạt động tư vấn pháp luật; Trách nhiệm của tổ chức chủ quản trong quản lý hoạt động tư vấn pháp luật; Trách nhiệm của tổ chức chủ quản về tổ chức, hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật; Chế độ báo cáo; Kiểm tra về tổ chức, hoạt động tư vấn pháp luật; Xử lý vi phạm đối với người thực hiện tư vấn pháp luật, Trung tâm tư vấn pháp luật và Chi nhánh.
- Chương V gồm 05 Điều quy định về các nội dung cơ bản như: Quy định chuyển tiếp; Hiệu lực thi hành; Điều khoản thi hành; Biểu mẫu kèm theo.
Như vậy, có thể nói, thông qua việc pháp điển này và đây cũng là lần đầu tiên toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội về tổ chức, hoạt động tư vấn pháp luật của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp vào một chỗ giúp các cá nhân, tổ chức dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tư vấn pháp luật nói riêng. 
Trần Thanh Loan
Chung nhan Tin Nhiem Mang