Hệ thống các quy phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Hệ thống các quy phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá

Triển khai thực hiện công tác pháp điển, Bộ Y tế đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan pháp điển xong đề mục “Phòng, chống tác hại của thuốc lá”. Đến nay, đề mục này đã được thẩm định, ký xác thực và đóng dấu theo quy định. Dự kiến trong tháng 11/2016, Bộ Tư pháp sắp xếp vào chủ đề để trình Chính phủ thông qua.
Theo đó, đề mục này có cấu trúc gồm 6 chương (gồm 5 chương theo 5 chương của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và bổ sung thêm chương số V về quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá), 202 điều, được pháp điển từ 14 văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc đề mục gồm: Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá; Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27/06/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá; Nghị định số 77/2013/NĐ-CP ngày 17/07/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá về một số biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá về một số biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá; Thông tư số 21/2013/TT-BTC ngày 25/09/2013 của Bộ Công thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27/06/2013/NĐ-CP; Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-BYT-BTC ngày 08/02/2013 của Bộ Y tế và Bộ Công thương hướng dẫn việc ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá; Thông tư số 37/2013/TT-BTC ngày 30/12/2013 của Bộ Công thương quy định nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà; Thông tư số 45/2014/TT-BTC ngày 16/4/2014 của Bộ Tài chính Hướng dẫn việc thu, nộp khoản đóng góp bắt buộc, chế độ quản lý tài chính và chế độ hạch toán, kế toán đổi với Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá; Thông tư số 02/2014/TT-BVHTTDL ngày 14/05/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định hạn chế sử dụng thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh; Thông tư số 07/2015/TT-BCT ngày 12/05/2015 của Bộ Công thương quy định việc không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu có xuất xứ từ các nước ASEAN; Thông tư số 23/2015/TT-BYT ngày 20/8/2015 của Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thuốc lá điếu; Thông tư liên tịch số 133/1999/TTLT/BTC-BTM-BCN NGÀY 16/11/1999 của Bộ Tài chính, Bộ Thương mại và Bộ Công nghiệp về việc dán tem thuốc lá sản xuất trong nước; Thông tư số 147/2011/TT-BTC ngày 01/11/2011 của Bộ Tài chính  quy định quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá; Quyết định số 47/2013/QĐ-TTg ngày 29/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá;Thông tư 124/2007/TT-BTC ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về in, phát hành, sử dụng, quản lý tem thuốc lá điếu nhập khẩu, tem xì gà nhập khẩu.
Như vậy, đề mục này được pháp điển bởi các quy phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá như: các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá, biện pháp kiểm soát nguồn cung cấp thuốc lá và điều kiện bảo đảm để phòng, chống tác hại của thuốc lá; điều kiện sản xuất, mua bán thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá, đầu tư vùng trồng và kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, tiêu thụ sản phẩm thuốc lá; xuất khẩu, nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu thuốc lá và sản phẩm thuốc lá; phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại; đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá, liên doanh sản xuất thuốc lá, chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp sản xuất thuốc lá; Sản xuất, gia công thuốc lá xuất khẩu; chế biến, gia công chế biến nguyên liệu thuốc lá xuất khẩu; Kiểm soát sản lượng thuốc lá tiêu thụ trong nước, công bố sản lượng thuốc lá được phép sản xuất và nhập khẩu; điều kiện thành lập và tổ chức hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá, chuyển địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá thành địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và tăng diện tích in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá. Cụ thể:
- Chương I gồm 32 điều quy định về các nội dung cơ bản như: phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của các văn bản; giải thích từ ngữ; trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành trong việc quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá; quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tác hại của thuốc lá; các hành vi bị nghiêm cấm.
- Chương II gồm 27 điều quy định về các nội dung cơ bản như: thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá; nguyên tắc hạn chế sử dụng thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh; hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm sân khấu; hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm điện ảnh; Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan; Áp dụng đối với tác phẩm sân khấu, điện ảnh đã được phát hành, công diễn; Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn; địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá; chuyển địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá thành địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà; nghĩa vụ của người hút thuốc lá; quyền và trách nhiệm của người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá; ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá; tăng diện tích in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá; yêu cầu về ghi nhãn trên bao bì thuốc lá; yêu cầu về cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá; hoạt động tài trợ; cai nghiện thuốc lá; các hình thức tổ chức hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá; điều kiện thành lập cơ sở cai nghiện thuốc lá; điều kiện thành lập cơ sở tư vấn cai nghiện thuốc lá; điều kiện tổ chức hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; hoạt động của cơ sở cai nghiện thuốc lá, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có tổ chức hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá; hoạt động của cơ sở tư vấn cai nghiện thuốc lá; thông báo về hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá.
- Chương III gồm 82 điều quy định về các nội dung cơ bản như: quản lý kinh doanh thuốc lá; nguyên tắc quản lý kinh doanh thuốc lá; đầu tư trồng cây thuốc lá và sử dụng giống cây thuốc lá; phân cấp nguyên liệu thuốc lá; điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá; hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá; biểu mẫu, chế độ báo cáo đối với cơ quan quản lý nhà nước về công thương các cấp; biểu mẫu, chế độ báo cáo đối với doanh nghiệp; trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan kiểm tra; trách nhiệm và quyền hạn của Đoàn kiểm tra; trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá; điều kiện cấp Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá; hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá; mẫu đơn, bảng kê đề nghị cấp Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá; thẩm quyền, trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá; điều kiện cấp Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá; hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá; thẩm quyền và trình tự cấp Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá; quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đầu tư, mua bán nguyên liệu thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá; quỹ trồng và chế biến nguyên liệu thuốc lá; điều kiện cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá; hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá; mẫu đơn, bảng kê đề nghị cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá; thẩm quyền, trình tự cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá; sản lượng sản xuất và nhập khẩu sản phẩm thuốc lá; năng lực sản xuất và điều chuyển năng lực sản xuất của doanh nghiệp; nhãn hiệu sản phẩm thuốc lá; quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá; điều kiện cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá; hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép mua bán thuốc lá; mẫu đơn, bản cam kết đề nghị cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá; thẩm quyền, trình tự thủ tục cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá; quyền và nghĩa vụ của thương nhân được cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá; xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm thuốc lá nhằm mục đích thương mại; danh mục thuốc lá điếu, xì gà nhập khẩu; nguyên tắc quản lý; chỉ định thương nhân nhập khẩu; yêu cầu đối với thuốc lá điếu, xì gà nhập khẩu; thủ tục nhập khẩu; đăng ký nhập khẩu theo chế độ cấp phép tự động; nhập khẩu thuốc lá nhằm mục đích phi thương mại; phí, lệ phí cấp phép; quy hoạch kinh doanh thuốc lá; kiểm soát đầu tư sản xuất thuốc lá; đầu tư nước ngoài sản xuất sản phẩm thuốc lá; kiểm soát sản lượng thuốc lá tiêu thụ trong nước; quản lý máy móc thiết bị chuyên ngành sản xuất thuốc lá; nhập khẩu máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá; xử lý máy móc, thiết bị sản xuất sản phẩm thuốc lá không có nguồn gốc hợp pháp; quản lý nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá; mẫu đơn đăng ký nhu cầu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá; quy định thuế suất thuế nhập khẩu; tem sản phẩm thuốc lá; đối tượng dán tem; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá; số lượng điếu thuốc lá trong bao, gói; các biện pháp phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả; phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại; trách nhiệm phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.
- Chương IV gồm 36 điều quy định về các nội dung cơ bản như: thành lập Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá; điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ; mục đích và nhiệm vụ của Quỹ; nguồn hình thành và nguyên tắc sử dụng Quỹ; nguồn hình thành và nguyên tắc sử dụng Quỹ; căn cứ, phương pháp tính và quản lý, thu nộp khoản đóng góp bắt buộc của cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá; căn cứ tính khoản đóng góp bắt buộc cho Quỹ; hạch toán khoản đóng góp bắt buộc; kiểm tra, hướng dẫn nộp khoản đóng góp bắt buộc của cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá; quản lý nhà nước đối với Quỹ; nguồn tài chính khác; điều kiện để nhận hỗ trợ của Quỹ; mức hỗ trợ và thủ tục phê duyệt hỗ trợ kinh phí; giám sát, kiểm tra việc sử dụng kinh phí hỗ trợ; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được nhận hỗ trợ từ Quỹ; các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về kinh doanh thuốc lá; trách nhiệm xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
- Chương V và chương VI gồm 25 điều quy định về các nội dung cơ bản như: quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá; hiệu lực thi hành; hiệu lực thi hành; điều khoản chuyển tiếp
Như vậy, có thể nói, thông qua việc pháp điển này và đây cũng là lần đầu tiên toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về phòng, chống tác hại của thuốc lá đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp vào một chỗ giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật.
Trần Thanh Loan – Chuyên viên Phòng Pháp điển hệ thống QPPL
Chung nhan Tin Nhiem Mang