11. Tổng hợp, xây dựng Hồ sơ kết quả pháp điển gửi thẩm định
Sign In

Hướng dẫn nghiệp vụ

11. Tổng hợp, xây dựng Hồ sơ kết quả pháp điển gửi thẩm định

      - Trường hợp một đề mục có nhiều văn bản do các cơ quan khác nhau thực hiện pháp điển thì các cơ quan phối hợp (cơ quan thực hiện pháp điển các QPPL thuộc đề mục do Bộ, ngành khách chủ trì thực hiện) có trách hiệm thực hiện pháp điển các QPPL thuộc thẩm quyền pháp điển của cơ quan mình và ký xác thực, đóng dấu theo quy định.
      - Cơ quan chủ trì thực hiện pháp điển có trách nhiệm tổng hợp kết quả pháp điển của các cơ quan phối hợp (nếu có), xây dựng Hồ sơ kết quả pháp điển gửi thẩm định theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP. Hồ sơ gửi thẩm định gồm có:
      +) Công văn của cơ quan phối hợp gửi cơ quan chủ trì về việc gửi kết quả pháp điển theo quy định;
      +) Kết quả pháp điển (Bản điện tử và Bản giấy được ký xác thực, đóng dấu theo quy định);
      +) Danh mục văn bản sử dụng để pháp điển kèm theo các văn bản đó.
      - Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ Hồ sơ và quy trình, kỹ thuật thực hiện pháp điển đối với đề mục đó. Nếu phát hiện có những sai phạm hoặc có những vấn đề chưa được rõ, Bộ Tư pháp có thẩm quyền, trách nhiệm trao đổi với cơ quan chủ trì để làm rõ hơn hoặc yêu cầu cơ quan chủ trì hoàn thiện lại Hồ sơ cũng như chỉnh lý lại kết quả pháp điển bảo đảm đúng theo quy định. Trường hợp, có vấn đề không thống nhất giữa cơ quan thực hiện pháp điển với Bộ Tư pháp, Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo xin ý kiến của Hội đồng thẩm định (Điều 14 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP).
      - Khi có văn bản ban hành sau thời điểm gửi kết quả pháp điển và trước thời điển có kết luận của Hội đồng thẩm định, cơ quan thực hiện pháp điển bổ sung kết quả pháp điển và gửi hồ sơ bổ sung đến Bộ Tư pháp theo quy định.
      12. Thực hiện thẩm định kết quả pháp điển theo đề mục
      - Theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Pháp lệnh pháp điển, Hội đồng thẩm định kết quả pháp điển theo đề mục do Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm chủ tịch, thành viên là đại diện lãnh đạo cơ quan thực hiện pháp điển, Ủy ban pháp luật của Quốc hội, cơ quan, tổ chức có liên quan và một số chuyên gia pháp luật. Kết luận của Hội đồng thẩm định là căn cứ để yêu cầu cơ quan thực hiện pháp điển chỉnh lý, hoàn thiện kết quả pháp điển theo đề mục hoặc trình Chính phủ thông qua.
      - Nội dung thẩm định kết quả pháp điển theo đề mục:
      +) Sự chính xác, đầy đủ của các QPPL trong đề mục;
      +) Sự phù hợp của vị trí QPPL trong đề mục;
      +) Sự tuân thủ trình tự, thủ tục pháp điển theo đề mục;
      +) Các vấn đề khác liên quan đến nội dung của đê mục.
      - Kết luận của Hội đồng thẩm định được gửi cho cơ quan thực hiện pháp điển trong thời hạn 30 ngày, kết từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định.
Chung nhan Tin Nhiem Mang