Triển khai thực hiện công tác pháp điển, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan pháp điển xong đề mục “Cạnh tranh”. Đến nay, đề mục này đã được thẩm định, ký xác thực, đóng dấu theo quy định và chuẩn bị trình Chính phủ thông qua.
Theo đó, đề mục này có cấu trúc gồm 06 chương gồm: Quy định chung; Kiểm soát hành vi cạnh tranh; Hành vi canh tranh không lành mạnh; Cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh; Điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh; Điều khoản thi hành. Trong đó có 169 điều, được pháp điển từ 09 văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc đề mục gồm: Luật Cạnh tranh 2005; Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh; Nghị định số 42/2014/NĐ-CP Về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp ngày 14/05/2014 của Chính phủ; Nghị định số 07/2015/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng Cạnh tranh; Quyết định số 24/2015/QĐ-TTg 30/06/2015 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh ngày; Quyết định số 35/2016/QĐ-TTg ngày 23/08/2016 của Thủ tướng Chính phủ Về chế độ bồi dưỡng đối với thành viên Hội đồng Cạnh tranh và người tiến hành, người tham gia tố tụng cạnh tranh; Thông tư số 24/2014/TT-BCT ngày 30/07/2014 của Bộ Công Thương Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.
Các nội dung cơ bản trong mỗi Chương của đề mục “Cơ yếu” như sau:
- Chương I gồm 14 điều quy định về các nội dung cơ bản như: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của các quy định trong đề mục này; Giải thích từ ngữ; Quyền cạnh tranh trong kinh doanh; Các hành vi bị cấm đối với cơ quan quản lý nhà nước.
- Chương II gồm 4 mục, 72 điều quy định về các nội dung cơ bản như:
Thứ nhất, về các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh: Thỏa thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ; Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ; Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng; Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận; Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
Thứ hai, về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền: về Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường; Xác định thị trường sản phẩm liên quan; Xác định thị trường sản phẩm liên quan trong trường hợp đặc biệt; Xác định khả năng thay thế về cung; Xác định thị trường địa lý liên quan; Rào cản gia nhập thị trường; Doanh nghiệp có vị trí độc quyền; Doanh thu, doanh số mua vào để xác định thị phần của nhóm doanh nghiệp liên kết trực tiếp về tổ chức và tài chính; Doanh thu để xác định thị phần của doanh nghiệp bảo hiểm; Doanh thu để xác định thị phần của tổ chức tín dụng; Xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan; Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm; Cơ sở để xác định khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của doanh nghiệp trên thị trường liên quan; Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh; Giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ; Chi phí lưu thông hàng hóa, dịch vụ; Chi phí quản lý doanh nghiệp; Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng; Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong điều kiện giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh; Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ, hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng; Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới; Các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm; Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng của doanh nghiệp có vị trí độc quyền; Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng; Kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước, doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
Thứ ba, về tập trung kinh tế: Tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồm sáp nhập doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp, mua lại doanh nghiệp, liên doanh giữa các doanh nghiệp, các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật; Kiểm soát hoặc chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp khác; Trường hợp tập trung kinh tế bị cấm; Trường hợp miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm; Thông báo việc tập trung kinh tế; Hồ sơ thông báo việc tập trung kinh tế; Thụ lý hồ sơ thông báo việc tập trung kinh tế; Thời hạn trả lời thông báo tập trung kinh tế; Thực hiện tập trung kinh tế.
Thứ tư, về thủ tục thực hiện các trường hợp miễn trừ: Thẩm quyền quyết định việc miễn trừ; Đối tượng nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ; Đại diện hợp pháp của các bên tham gia thoả thuận hạn chế cạnh tranh hoặc tập trung kinh tế; Hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thoả thuận hạn chế cạnh tranh; Hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với tập trung kinh tế; Thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ; Yêu cầu bổ sung hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ; Cung cấp thông tin từ các bên liên quan; Trách nhiệm cung cấp thông tin; Rút đề nghị hưởng miễn trừ; Thời hạn ra quyết định; Quyết định cho hưởng miễn trừ; Thực hiện thoả thuận hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế đối với các trường hợp được hưởng miễn trừ; Bãi bỏ quyết định cho hưởng miễn trừ; Khiếu nại quyết định liên quan đến việc cho hưởng miễn trừ.
- Chương III gồm 60 điều quy định về các nội dung cơ bản như: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh (
chỉ dẫn gây nhầm lẫn, xâm phạm bí mật kinh doanh, ép buộc trong kinh doanh, gièm pha doanh nghiệp khác, gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác, quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, phân biệt đối xử của hiệp hội, bán hàng đa cấp bất chính, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác theo tiêu chí do Chính phủ quy định); Đối tượng kinh doanh theo phương thức đa cấp; Những hành vi bị cấm trong hoạt động bán hàng đa cấp; Đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp; Điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp; Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp; Phí, lệ phí quản lý hoạt động bán hàng đa cấp; Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp; Chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp; Điều kiện đối với người tham gia bán hàng đa cấp; Đào tạo người tham gia bán hàng đa cấp; Thẻ thành viên; Trách nhiệm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp; Trách nhiệm của người tham gia bán hàng đa cấp; Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp; Chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp; Mua lại hàng hóa từ người tham gia bán hàng đa cấp; Quy định về trả hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác; Báo cáo của doanh nghiệp bán hàng đa cấp; Tiền ký quỹ; Trách nhiệm của Bộ Công Thương; Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm bán hàng đa cấp.
- Chương IV gồm 02 mục với 15 điều quy định về các nội dung cơ bản như: Cơ quan quản lý cạnh tranh (
Chính phủ quyết định thành lập và quy định tổ chức, bộ máy của cơ quan quản lý cạnh tranh); Điều tra viên vụ việc cạnh tranh; Tiêu chuẩn điều tra viên; Hội đồng cạnh tranh; Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh; Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh; Tiêu chuẩn thành viên Hội đồng cạnh tranh; Trách nhiệm của thành viên Hội đồng Cạnh tranh.
- Chương V gồm 9 mục với 165 điều quy định về các nội dung cơ bản như: Nguyên tắc tố tụng cạnh tranh; Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng cạnh tranh; Khiếu nại vụ việc cạnh tranh; Nội dung đơn khiếu nại trong hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh; Yêu cầu bổ sung hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh, trả lại hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh, khiếu nại và giải quyết khiếu nại việc trả lại hồ sơ vụ việc cạnh tranh; Thụ lý hồ sơ khiếu nại; Thụ lý hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh; Chứng cứ; Quyền, nghĩa vụ chứng minh; Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh; Giao nộp chứng cứ; Lấy lời khai của bên khiếu nại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng; Lấy lời khai của bên bị điều tra; Trưng cầu giám định; Trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo; Bảo quản chứng cứ; Đánh giá chứng cứ; Công bố và sử dụng chứng cứ; Áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính; Các biện pháp ngăn chặn hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh; Nguyên tắc áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh; Tạm giữ người theo thủ tục hành chính; Thẩm quyền tạm giữ người trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh theo thủ tục hành chính; Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh; Khám người theo thủ tục hành chính; Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh; Thủ tục áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính; Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính; Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm; Thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp ngăn chặn hành chính; Huỷ bỏ việc áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính; Hiệu lực của quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn hành chính; Phí xử lý vụ việc cạnh tranh (
Nguyên tắc thu, nộp và quản lý phí xử lý vụ việc cạnh tranh, lệ phí thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ; Mức phí xử lý vụ việc cạnh tranh và nghĩa vụ nộp tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh; Xử lý tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh; Trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh, miễn nộp phí xử lý vụ việc cạnh tranh; Mức lệ phí thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ); Các chi phí tố tụng khác; Chi phí cho người làm chứng; Trách nhiệm chịu phí xử lý vụ việc cạnh tranh; Người tham gia tố tụng cạnh tranh (
Người tham gia tố tụng cạnh tranh bao gồm: Bên khiếu nại, Bên bị điều tra, Luật sư, Người làm chứng, Người giám định, Người phiên dịch, Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan); Sự có mặt của bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tại phiên điều trần; Tiến hành phiên điều trần để giải quyết vụ việc cạnh tranh trong trường hợp bên khiếu nại, bên bị điều tra hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt; Quyền và nghĩa vụ của các bên; Người làm chứng; Người giám định; Người phiên dịch; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc cạnh tranh; Thủ tục từ chối giám định, phiên dịch hoặc đề nghị thay đổi người giám định, người phiên dịch; Quyết định việc thay đổi người giám định, người phiên dịch; Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh (
bao gồm cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh); Người tiến hành tố tụng cạnh tranh; Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh khi tiến hành tố tụng cạnh tranh; Quyền của điều tra viên khi tiến hành tố tụng cạnh tranh; Nghĩa vụ của điều tra viên khi tiến hành tố tụng cạnh tranh; Người có trách nhiệm thực hiện việc cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, thực hiện việc tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh; Thủ tục cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh trực tiếp cho cơ quan, tổ chức; Thủ tục niêm yết công khai; Thủ tục thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng; Thông báo kết quả việc cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, thông báo kết quả việc tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh; Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh khi tiến hành tố tụng cạnh tranh; Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tọa phiên điều trần; Thư ký phiên điều trần; Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, điều tra viên, thư ký phiên điều trần, người giám định, người phiên dịch; Thay thế thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh trong trường hợp đặc biệt; Thủ tục từ chối tiến hành tố tụng cạnh tranh hoặc đề nghị thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, thư ký phiên điều trần; Quyết định việc thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, thư ký phiên điều trần; Điều tra sơ bộ; Thời hạn điều tra sơ bộ; Quyết định đình chỉ điều tra, quyết định điều tra chính thức; Nội dung điều tra chính thức; Thời hạn điều tra chính thức; Biên bản điều tra; Yêu cầu mời người làm chứng trong quá trình điều tra; Báo cáo điều tra; Chuyển hồ sơ trong trường hợp vụ việc cạnh tranh có dấu hiệu tội phạm; Trả lại hồ sơ trong trường hợp có căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự; Điều tra bổ sung, thời hạn điều tra bổ sung; Trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ quá trình điều tra; Vụ việc cạnh tranh phải được xem xét, xử lý thông qua phiên điều trần; Chuẩn bị mở phiên điều trần; Đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội đồng cạnh tranh; Quyết định mở phiên điều trần; Triệu tập những người cần phải có mặt tại phiên điều trần; Sự có mặt của luật sư; Sự có mặt của người làm chứng; Sự có mặt của người giám định; Sự có mặt của người phiên dịch; Sự có mặt của điều tra viên; Phiên điều trần; Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; Nội quy phiên điều trần; Biên bản phiên điều trần; Tuyên bố quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; Nội dung của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh; Cấp quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; Nguyên tắc ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của cơ quan quản lý cạnh tranh; Hiệu lực của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; Khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; Thời hạn giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; Quyền hạn của Hội đồng cạnh tranh khi giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh; Quyền hạn của Bộ trưởng Bộ Thương mại khi giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của cơ quan quản lý cạnh tranh; Hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại; Khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại; Hậu quả của việc khởi kiện; Các hình thức xử phạt vi phạm pháp luật về cạnh tranh và các biện pháp khắc phục hậu quả; Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh; Thẩm quyền xử phạt, xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh; Xử lý đối với vi phạm của cán bộ, công chức nhà nước; Thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; Chế độ bồi dưỡng đặc thù; Chế độ bồi dưỡng đối với người tiến hành tố tụng cạnh tranh và người tham gia tố tụng cạnh tranh tại phiên điều trần; Chế độ bồi dưỡng đối với người tham gia tọa đàm, họp xử lý vụ việc cạnh tranh và giải quyết khiếu nại; Nguyên tắc hưởng và nguồn kinh phí thực hiện.
- Chương VI gồm 9 mục với 165 điều quy định các nội dung cơ bản về điều khoản thi hành như: Tổ chức thực hiện; Trách nhiệm thi hành; Hiệu lực thi hành đối với các văn bản có nội dung thuộc đề mục Cạnh tranh.
Như vậy, có thể nói, thông qua việc pháp điển này và đây cũng là lần đầu tiên toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định trong lĩnh vực cạnh tranh đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp vào một chỗ giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật.