Hệ thống các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ở Trung ương có thẩm quyền ban hành còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Hàng không dân dụng Việt Nam
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Hệ thống các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ở Trung ương có thẩm quyền ban hành còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Hàng không dân dụng Việt Nam

Triển khai thực hiện công tác pháp điển, Bộ Giao thông vận tải đã chủ trì thực hiện pháp điển Đề mục Hàng không dân dụng Việt Nam (Đề mục số 5 thuộc Chủ đề số 14 - Giao thông vận tải). Đến nay, Bộ Giao thông vận tải đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan thực hiện pháp điển xong Đề mục Hàng không dân dụng Việt Nam. Đề mục này đã được tổ chức họp thẩm định và Bộ Giao thông vận tải thực hiện chỉnh lý, hoàn thiện kết quả pháp điển Đề mục, ký xác thực theo quy định để gửi hồ sơ kết quả pháp điển Đề mục đến Bộ Tư pháp (qua Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật) tổng hợp, trình Chính phủ xem xét thông qua trong thời gian tới.
Đề mục Hàng không dân dụng Việt Nam có cấu trúc được xác định theo cấu trúc của Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Quốc hội, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 61/2014/QH13 ngày 21 tháng 11 năm 2014 (Luật có cấu trúc gồm có 10 chương với 203 điều, trong đó có 02 điều bị bãi bỏ) và không có sự thay đổi so với cấu trúc của Luật.   
Theo đó, Đề mục Hàng không dân dụng Việt Nam được pháp điển bởi các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực của 51 văn bản quy phạm pháp luật – trong đó chưa kể có một số Thông tư được sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau: Luật số 66/2006/QH11, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 61/2014/QH13; Nghị định số 75/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay dân dụng; Nghị định số 36/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ (Nghị định số 79/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 36/2008/NĐ-CP); Nghị định số 03/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ về công tác đảm bảo chuyến bay chuyên cơ; Nghị định số 110/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về quản lý hoạt động thuê, mua tàu bay, động cơ, phụ tùng vật tư và dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, động cơ, phụ tùng vật tư tàu bay; Nghị định số 30/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung (Nghị định số 89/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng và Nghị định số 30/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013); Nghị định số 66/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 8 năm 2015 của Chính phủ quy định về nhà chức trách hàng không; Nghị định số 68/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2015 của Chính phủ quy định đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay (Nghị định số 07/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2015/NĐ-CP); Nghị định số 92/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về an ninh hàng không; Nghị định số 102/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay; Nghị định số 125/2015/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết về quản lý hoạt động bay; Nghị định số 32/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam; Nghị định số 42/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở, đóng sân bay chuyên dùng; Nghị định số 92/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng; Nghị định số 97/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ về tăng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển trong vận chuyển bằng đường hàng không; Quyết định số 33/2012/QĐ-TTg ngày 06 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng; Quyết định số 51/2016/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế tài chính đặc thù đối với Cục Hàng không Việt Nam; Quyết định số 18/2020/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ thiết lập khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay đối với tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ; Quyết định số 100/2004/QĐ-BQP ngày 16 tháng 7 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc ban hành Quy tắc về bay, quản lý và điều hành bay trong vùng trời Việt Nam; Quyết định số 159/2006/QĐ-BQP ngày 15 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về các khu vực cấm bay; Thông tư số 38/2009/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ thưởng an toàn đối với cán bộ, công chức, viên chức của Cảng vụ hàng không; Thông tư số 75/2010/TT-BTC ngày 17 tháng 5 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, thanh toán, quyết toán ngân sách nhà nước cho công tác bảo đảm, bảo vệ chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam; Thông tư số 28/2010/TT-BGTVT ngày 13 tháng 9 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ (Thông tư số 53/2015/TT-BGTVT ngày 24 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2010/TT-BGTVT); Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay (Thông tư số 03/2016/TT-BGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT; Thông tư số 21/2017/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT và Thông tư số 03/2016/TT-BGTVT; Thông tư số 56/2018/TT-BGTVT ngày 11 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay); Thông tư số 42/2011/TT-BGTVT ngày 01 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc thù trong ngành hàng không; Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BTTTT-BGTVT ngày 24/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc quản lý, cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện đối với đài vô tuyến điện sử dụng tần số thuộc nghiệp vụ di động hàng không, nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường hàng không; Thông tư liên tịch số 18/2012/TTLT-BYT-BGTVT ngày 05 tháng 11 năm 2012 quy định tiêu chuẩn sức khoẻ của nhân viên hàng không và điều kiện đối với cơ sở y tế thực hiện việc khám sức khoẻ cho nhân viên hàng không; Thông tư số 46/2013/TT-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2013 hướng dẫn thực hiện chế độ kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không; Thông tư số 20/2014/TT-BQP ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Quy chế quản lý hoạt động Câu lạc bộ hàng không Việt Nam; Thông tư số 60/2014/TT-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng hội phí tham gia Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO); Thông tư số 34/2014/TT-BGTVT ngày 11 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sơn tín hiệu trên đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay; Thông tư số 36/2014/TT-BGTVT ngày 29 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chất lượng dịch vụ hành khách tại cảng hàng không (Thông tư số 27/2017/TT-BGTVT ngày 25 tháng 8 năm 2017 của  Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-BGTVT và Thông tư số 14/2015/TT-BGTVT); Thông tư số 81/2014/TT-BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung (Thông tư số 52/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 81/2014/TT-BGTVT); Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BTC-BGTVT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước cho công tác bảo đảm an ninh hàng không dân dụng; Thông tư số 14/2015/TT-BGTVT ngày 27 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vận chuyển hành khách bằng đường hàng không; Thông tư số 18/2015/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về trang phục, phù hiệu, cấp hiệu của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không; Thông tư số 85/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải hàng không; Thông tư liên tịch số 07/2016/TTLT-BGTVT-BCA-BQP ngày 08 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về phối hợp trao đổi, xử lý thông tin trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn hàng không dân dụng; Thông tư số 17/2016/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay (Thông tư số 51/2018/TT-BGTVT ngày 19 tháng 9 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BGTVT); Thông tư số 22/2016/TT-BGTVT ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý hoạt động của thủy phi cơ, sân bay chuyên dùng trên mặt nước, bãi cất, hạ cánh trên mặt nước; Thông tư số 33/2016/TT-BGTVT ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ trư­ởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc báo cáo hoạt động và báo cáo số liệu trong ngành hàng không dân dụng Việt Nam; Thông tư số 47/2016/TT-BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về trang phục, phù hiệu, cấp hiệu và biển hiệu của công chức, viên chức và nhân viên Cảng vụ hàng không; Thông tư số 48/2016/TT-BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về bảo trì công trình hàng không; Thông tư số 35/2017/TT-BQP ngày 12 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định tiêu chuẩn đủ điều kiện bay; tiêu chuẩn, thủ tục cấp giấy phép cho cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ, khai thác tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ; Thông tư số 11/2017/TT-BGTVT ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về trang phục của cán bộ, công chức và người lao động Cục Hàng không Việt Nam; Thông tư số 19/2017/TT-BGTVT ngày 06 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý và bảo đảm hoạt động bay (Thông tư số 09/2020/TT-BGTVT ngày 23 tháng 4 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2017/TT-BGTVT); Thông tư số 43/2017/TT-BGTVT ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải  quy định về đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện an ninh hàng không; Thông tư số 04/2018/TT-BGTVT ngày 23 tháng 01 năm 2018 quy định về việc bảo đảm kỹ thuật nhiên liệu hàng không; Thông tư số 16/2018/TT-BQP ngày 03 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Quy chế phối hợp bảo đảm bay giữa Quân chủng Phòng không - Không quân và Tổng công ty Trực thăng Việt Nam; Thông tư số 10/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về nhân viên hàng không, đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không; Thông tư số 13/2019/TT-BGTVT ngày 29 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam.
  Trên cơ sở đó, các nội dung cơ bản trong mỗi chương của Đề mục Hàng không dân dụng Việt Nam do Bộ Giao thông vận tải chủ trì thực hiện pháp điển như sau:
- Chương I là các quy định chung, gồm 130 điều, như: Phạm vi điều chỉnh; Đối tượng áp dụng; Giải thích từ ngữ; Định nghĩa thuật ngữ, chữ viết tắt; Áp dụng pháp luật; Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật; Nguyên tắc hoạt động hàng không dân dụng; Chính sách phát triển hàng không dân dụng; Bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân dụng; Nội dung quản lý nhà nước về hàng không dân dụng; Trách nhiệm quản lý nhà nước về hàng không dân dụng; Cơ quan thực hiện chức năng nhà chức trách hàng không; Cục Hàng không Việt Nam; Ban hành chỉ thị, huấn lệnh và thực hiện các biện pháp khẩn cấp trong hoạt động hàng không dân dụng; Giám sát hoạt động hàng không dân dụng; Cấp, phê chuẩn, công nhận giấy phép, giấy chứng nhận, năng định, tài liệu khai thác chuyên ngành hàng không dân dụng; Tổ chức, vận hành và chỉ đạo hệ thống giám sát, quản lý an toàn hàng không, an ninh hàng không; Thực hiện chuyến bay chuyên cơ; Một số cơ chế tài chính đặc thù của Cục Hàng không Việt Nam; Về hợp tác quốc tế; Thanh tra hàng không; Phí, lệ phí và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không; Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng không dân dụng.
 - Chương II là quy định về tàu bay, gồm 06 mục với 108 điều, cụ thể:
+ Mục 1 gồm 13 điều với các quy định về quốc tịch tàu bay, như: Đăng ký quốc tịch tàu bay; Yêu cầu và điều kiện đăng ký quốc tịch tàu bay; Các trường hợp xóa đăng ký quốc tịch; Dấu hiệu quốc tịch, dấu hiệu đăng ký của tàu bay; Yêu cầu chung đối với việc sơn, gắn dấu hiệu quốc tịch và dấu hiệu đăng ký tàu bay; Thủ tục đăng ký tàu bay mang quốc tịch Việt Nam; Thủ tục đăng ký tạm thời tàu bay mang quốc tịch Việt Nam; Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký quốc tịch tàu bay; Thủ tục xóa đăng ký quốc tịch tàu bay ...
+ Mục 2 gồm 18 điều với các quy định về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay, như: Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay; Giấy chứng nhận loại; Điều kiện nhập khẩu, xuất khẩu tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và phụ tùng tàu bay; Nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, kinh doanh tàu bay không người lái và các loại phương tiện bay siêu nhẹ; Quản lý tàu bay nhập khẩu vào Việt Nam; Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị tàu bay; Điều kiện cung cấp dịch vụ bảo dưỡng tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam; Điều kiện của cơ sở thiết kế, sản xuất hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam ...
+ Mục 3 gồm 13 điều với các quy định về khai thác tàu bay, như: Người khai thác tàu bay; Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay; Trách nhiệm của người khai thác tàu bay; Giấy tờ, tài liệu mang theo tàu bay; Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với tàu bay và động cơ tàu bay; Quy định chi tiết về khai thác tàu bay; Hồ sơ, tài liệu mang theo khi khai thác; Phân chia trách nhiệm quản lý, sử dụng vùng trời khai thác; Tổ chức quản lý, hiệp đồng, điều hành, giám sát bay; Trách nhiệm của các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng; Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan ...
+ Mục 4 gồm 21 điều với các quy định về quyền đối với tàu bay, như: Các quyền đối với tàu bay; Đăng ký các quyền đối với tàu bay (như về đăng ký quyền sở hữu tàu bay; về đăng ký quyền chiếm hữu tàu bay; Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký các quyền đối với tàu bay ...); Chuyển quyền sở hữu tàu bay; Doanh nghiệp nhà nước được giao quản lý, khai thác tàu bay; Thế chấp tàu bay; Thanh toán tiền công cứu hộ, giữ gìn tàu bay (và thủ tục đăng ký quyền ưu tiên thanh toán tiền công cứu hộ, giữ gìn tàu bay; đăng ký quyền ưu tiên thanh toán tiền công cứu hộ, giữ gìn tàu bay của tàu bay mang quốc tịch nước ngoài); Các khoản nợ ưu tiên.
+ Mục 5 gồm 37 điều với các quy định về thuê, cho thuê tàu bay, như: Hình thức thuê, cho thuê tàu bay; Các nguyên tắc quản lý hoạt động thuê, mua tàu bay, động cơ, phụ tùng vật tư tàu bay và dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, động cơ, phụ tùng vật tư tàu bay; Các yêu cầu đối với người cho thuê tàu bay có tổ bay, người cho thuê tàu bay không có tổ bay, người cung cấp phụ tùng vật tư tàu bay và dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa; Hình thức, phương thức lựa chọn nhà thầu cho thuê tàu bay; Hợp đồng thuê tàu bay; Thuê, cho thuê tàu bay có tổ bay; Thuê, cho thuê tàu bay không có tổ bay; Thủ tục chấp thuận việc thuê, cho thuê tàu bay giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài; Chuyển giao nghĩa vụ giữa quốc gia đăng ký quốc tịch tàu bay và quốc gia của người khai thác tàu bay ...
+ Mục 6 gồm 6 điều với các quy định về đình chỉ thực hiện chuyến bay, tạm giữ, bắt giữ tàu bay.
- Chương III là các quy định về Cảng hàng không, sân bay, gồm 04 mục với 225 điều, như: Mục 1 là các quy định chung về Cảng hàng không, sân bay (trong đó, có quy định về vấn đề: Phân loại sân bay chuyên dùng; Khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay; Quản lý mốc giới, hàng rào cảng hàng không, sân bay; Mở, đóng cảng hàng không, sân bay; Đăng ký cảng hàng không, sân bay; Đăng ký cảng hàng không, sân bay đang xây dựng; Điều phối giờ cất cánh, hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay; Bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay ...); Mục 2 là các quy định về quy hoạch, đầu tư xây dựng Cảng hàng không, sân bay (trong đó, có quy định về vấn đề: Công bố công khai quy hoạch cảng hàng không, sân bay; Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc; Đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay; về giao đất, cho thuê đất, quản lý hồ sơ đất đai tại cảng hàng không, sân bay ...); Mục 3 là các quy định về quản lý nhà nước tại Cảng hàng không, sân bay (về Cảng vụ hàng không và về các hoạt động quản lý nhà nước tại cảng hàng không, sân bay); Mục 4 là các quy định về khai thác Cảng hàng không, sân bay (trong đó có quy định về tổ chức, cá nhân kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay; về cung cấp dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không; điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay; về doanh nghiệp cảng hàng không; về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cảng hàng không; về doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay; về quyền lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay).
- Chương IV là các quy định về nhân viên hàng không và tổ bay, gồm 02 mục (Mục 1 về nhân viên hàng không; Mục 2 về tổ bay) với 45 điều.
- Chương V là các quy định về hoạt động bay, gồm 04 mục (Mục 1 là các quy định về quản lý hoạt động bay; Mục 2 là các quy định về bảo đảm hoạt động bay; Mục 3 là các quy định về tìm kiếm, cứu nạn; Mục 4 là các quy định về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay) với 392 điều.
          - Chương VI là các quy định về vận chuyển hàng không, gồm 06 mục (Mục 1 là những quy định về doanh nghiệp vận chuyển hàng không; Mục 2 là những quy định về khai thác vận chuyển hàng không; Mục 3 là những quy định về vận chuyển hàng hóa; Mục 4 là những quy định về vận chuyển hành khách, hành lý; Mục 5 là những quy định về vận chuyển theo hợp đồng và vận chuyển thực tế; Mục 6 là những quy định về vận chuyển hàng hóa đặc biệt) với 123 điều.
          - Chương VII là các quy định về trách nhiệm dân sự, gồm 03 mục (Mục 1 là những quy định về  quyền và trách nhiệm dân sự của người vận chuyển; Mục 2 là những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người thứ ba ở mặt đất; Mục 3 là những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi tàu bay va chạm hoặc gây cản trở nhau) với 31 điều.
          - Chương VIII là các quy định về an ninh hàng không, gồm 249 điều, như quy định về: Bảo đảm an ninh hàng không; Bảo vệ an ninh, quốc phòng trong hoạt động hàng không dân dụng; Từ chối vận chuyển hành khách vì lý do an ninh; Kiểm soát an ninh hàng tăng cường; Các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường; Kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không; Kiểm soát chất lượng an ninh hàng không; Thiết lập và bảo vệ các khu vực hạn chế; Hệ thống thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không và các thủ tục liên quan; Bảo vệ khu vực công cộng thuộc cảng hàng không, sân bay; Bảo vệ khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay và các cơ sở hạ tầng khác của ngành hàng không; Yêu cầu về kết cấu hạ tầng bảo đảm an ninh hàng không của cảng hàng không, sân bay; Yêu cầu về trang bị, thiết bị, phương tiện bảo đảm an ninh hàng không; Kiểm tra, soi chiếu, giám sát, lục soát an ninh hàng không đối với chuyến bay; Đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng (trong đó, lưu ý mục đích, yêu cầu và phương châm chỉ đạo đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp; biện pháp đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp; kế hoạch khẩn nguy; chế độ báo cáo về đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp; thông báo cho quốc gia liên quan và báo cáo cho ICAO; diễn tập đối phó hành vi can thiệp bất hợp pháp); Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không (Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không được Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo tổ chức để thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không trong phạm vi trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải; Địa bàn hoạt động của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không bao gồm cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay, cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu, cơ sở sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay; cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay; cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi để đưa lên tàu bay; Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không được trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, thiết bị, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổ chức đào tạo, huấn luyện, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ đối với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không; Trên cơ sở đó: Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không là lực lượng chuyên trách bảo đảm an ninh hàng không có chức năng thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không và cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của pháp luật. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không thực hiện nhiệm vụ tham mưu, quản lý, giám sát và trực tiếp thực hiện các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không, phòng ngừa, đối phó với các hành vi can thiệp bất hợp pháp và vụ việc vi phạm an ninh hàng không theo quy định, bao gồm: Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không; Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu; Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của doanh nghiệp sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay; Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của hãng hàng không Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung; Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xăng dầu hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ suất ăn hàng không; ...); Chương trình, quy chế an ninh hàng không (theo đó, chương trình, quy chế an ninh hàng không bao gồm: Chương trình an ninh hàng không Việt Nam; Chương trình đào tạo, huấn luyện an ninh hàng không Việt Nam; Chương trình kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam; Chương trình an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay; Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không; Chương trình đào tạo, huấn luyện an ninh hàng không của cơ sở đào tạo, huấn luyện nhân viên hàng không; Quy chế an ninh hàng không của cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu; cơ sở sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay; cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay; cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi để đưa lên tàu bay; Và các chương trình, quy chế an ninh hàng không quy định như vừa nêu được ban hành phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; Trách nhiệm bảo đảm an ninh hàng không của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hàng không dân dụng (Người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không, cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu, cơ sở sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay, cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay, cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi để đưa lên tàu bay chịu trách nhiệm xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, quy chế an ninh hàng không dân dụng theo quy định; bảo đảm an ninh hàng không đối với các hoạt động thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình; Hãng hàng không nước ngoài thực hiện vận chuyển thường lệ đến và đi từ Việt Nam phải trình Nhà chức trách hàng không chương trình an ninh hàng không dân dụng đối với hoạt động của hãng tại Việt Nam; Tổ chức, cá nhân khác tham gia hoạt động hàng không dân dụng phải thực hiện các quy định của pháp luật về an ninh hàng không; Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá việc áp dụng các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; thanh tra, kiểm tra, khảo sát, thử nghiệm, đánh giá, điều tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về an ninh hàng không đối với các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động hàng không dân dụng) ...  
          - Chương IX là các quy định về hoạt động hàng không chung, gồm 09 điều, như:  Điều kiện hoạt động hàng không chung; Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương mại; Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương mại; Thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương mại; Hủy bỏ, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương mại; Doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung vì mục đích thương mại; Hợp đồng cung cấp dịch vụ hàng không chung; Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại ...
          - Chương X là các quy định về điều khoản thi hành, gồm các quy định về hiệu lực thi hành của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam và trách nhiệm thi hành, điều khoản chuyển tiếp của một số văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Hàng không dân dụng Việt Nam trong các văn bản quy phạm pháp luật đã được pháp điển vào Đề mục Hàng không dân dụng Việt Nam như đã nêu ở trên.
Và như vậy, thông qua việc thực hiện pháp điển Đề mục Hàng không dân dụng Việt Nam đã xác định được hệ thống các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương ban hành trực tiếp thuộc lĩnh vực chuyển giao công nghệ và đang còn hiệu lực được tập hợp, sắp xếp giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu. Ngoài ra, các quy định trong Đề mục Hàng không dân dụng Việt Nam còn có nội dung liên quan trực tiếp đến các văn bản quy phạm pháp luật thuộc một số đề mục khác cũng được nghiên cứu để thực hiện chỉ dẫn trong nội dung của Đề mục này./. 
       
Huỳnh Hữu Phương
Chung nhan Tin Nhiem Mang