Cập nhật Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ vào đề mục Xử lý vi phạm hành chính
Ngày 15 tháng 7 năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (Nghị định này do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2020 - thay thế Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã và Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013).
Nghị định số 82/2020/NĐ-CP gồm 09 chương với 91 điều. Đối tượng bị xử phạt bao gồm: Cá nhân, tổ chức Việt Nam, cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây gọi là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định. Trong đó, tổ chức là đối tượng bị xử phạt theo quy định của Nghị định này, bao gồm: Tổ chức hành nghề luật sư; tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư; tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam; trung tâm tư vấn pháp luật, chi nhánh của trung tâm tư vấn pháp luật; tổ chức hành nghề công chứng; tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên; văn phòng giám định tư pháp; tổ chức đấu giá tài sản; tổ chức mà nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng; tổ chức có tài sản đấu giá; trung tâm trọng tài; chi nhánh, văn phòng đại diện của trung tâm trọng tài; chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam; trung tâm hòa giải thương mại; chi nhánh, văn phòng đại diện của trung tâm hòa giải thương mại; tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng thừa phát lại; doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản; trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam; tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý; doanh nghiệp, hợp tác xã tiến hành thủ tục phá sản; ngân hàng nơi doanh nghiệp, hợp tác xã có tài khoản; cơ quan, tổ chức thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật với cơ quan chính phủ, tổ chức quốc tế liên chính phủ và tổ chức phi chính phủ nước ngoài; cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao và các tổ chức khác có hành vi vi phạm trong các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
Căn cứ theo nguyên tắc của kỹ thuật pháp điển quy định tại Điều 13 Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật năm 2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Điều 17 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp đã thực hiện pháp điển, cập nhật toàn bộ 91 điều của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP nêu trên vào nội dung của đề mục Xử lý vi phạm hành chính của Bộ pháp điển (Đề mục số 13 thuộc Chủ đề số 39) – thay thế toàn bộ các quy định của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP và Nghị định số 67/2015/NĐ-CP được pháp điển trước đây trong đề mục Xử lý vi phạm hành chính (Bộ Tư pháp thực hiện gỡ bỏ các quy định đã hết hiệu lực của 02 Nghị định này ra khỏi đề mục Xử lý vi phạm hành chính theo quy định để thực hiện pháp điển các điều mới của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP vào đề mục).
Cụ thể, đối với các điều như Điều 1 về phạm vi điều chỉnh, Điều 2 về đối tượng bị xử phạt được sắp xếp vào Phần thứ nhất trong cấu trúc đề mục Xử lý vi phạm hành chính và các điều cuối của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định về hiệu lực thi hành, trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị định được sắp xếp vào Phần thứ sáu trong cấu trúc đề mục này theo nguyên tắc kỹ thuật pháp điển hiện hành, còn lại các điều từ Điều 3 đến Điều 88 của Nghị định được pháp điển, sắp xếp vào Mục 13 với tiêu đề “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã” thuộc Chương IV về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực của Phần thứ hai trong cấu trúc của đề mục Xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, các điều của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP được mã hóa, pháp điển vào đề mục Xử lý vi phạm hành chính như sau: Điều 39.13.NĐ.79.1. Phạm vi điều chỉnh; Điều 39.13.NĐ.79.2. Đối tượng bị xử phạt; Điều 39.13.NĐ.79.3. Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả; Điều 39.13.NĐ.79.4. Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức; Điều 39.13.NĐ.79.5. Hành vi vi phạm quy định về hồ sơ đăng ký tập sự hành nghề luật sư, đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề luật sư; gia nhập Đoàn luật sư, đề nghị cấp giấy đăng ký hành nghề luật sư, giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam của luật sư nước ngoài, đề nghị cấp giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư, đề nghị cấp giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam; Điều 39.13.NĐ.79.6. Hành vi vi phạm quy định đối với hoạt động hành nghề luật sư; Điều 39.13.NĐ.79.7. Hành vi vi phạm quy định đối với hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư; Điều 39.13.NĐ.79.8. Hành vi vi phạm của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư; Điều 39.13.NĐ.79.9. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của trung tâm tư vấn pháp luật, chi nhánh của trung tâm tư vấn pháp luật; Điều 39.13.NĐ.79.10. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động tư vấn pháp luật; Điều 39.13.NĐ.79.11. Hành vi vi phạm quy định về hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm công chứng viên; đề nghị thành lập, đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, đăng ký hành nghề và cấp thẻ công chứng viên; Điều 39.13.NĐ.79.12. Hành vi vi phạm quy định liên quan đến công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch; Điều 39.13.NĐ.79.13. Hành vi vi phạm quy định của công chứng viên khi nhận lưu giữ di chúc, công chứng di chúc, văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, văn bản từ chối nhận di sản; Điều 39.13.NĐ.79.14. Hành vi vi phạm quy định của công chứng viên về công chứng bản dịch; Điều 39.13.NĐ.79.15. Hành vi vi phạm quy định hoạt động hành nghề công chứng; Điều 39.13.NĐ.79.16. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng; Điều 39.13.NĐ.79.17. Hành vi vi phạm của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên; Điều 39.13.NĐ.79.18. Hành vi vi phạm quy định về việc thành lập, đăng ký hoạt động của văn phòng giám định tư pháp; Điều 39.13.NĐ.79.19. Hành vi vi phạm quy định về người trưng cầu, người yêu cầu giám định tư pháp; Điều 39.13.NĐ.79.20. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động giám định tư pháp; Điều 39.13.NĐ.79.21. Hành vi vi phạm quy định về hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề đấu giá, đề nghị đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản, chi nhánh của doanh nghiệp đấu giá tài sản, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, cấp lại giấy đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản, cấp, cấp lại thẻ đấu giá viên; Điều 39.13.NĐ.79.22. Hành vi vi phạm quy định của đấu giá viên; Điều 39.13.NĐ.79.23. Hành vi vi phạm quy định của người tham gia đấu giá, người có tài sản đấu giá và người khác có liên quan đến hoạt động đấu giá tài sản; Điều 39.13.NĐ.79.24. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức đấu giá tài sản; Điều 39.13.NĐ.79.25. Hành vi vi phạm quy định về việc thành lập, đăng ký hoạt động trung tâm trọng tài, chi nhánh của trung tâm trọng tài, chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam; Điều 39.13.NĐ.79.26. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của trung tâm trọng tài, chi nhánh của trung tâm trọng tài, chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam; Điều 39.13.NĐ.79.27. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của trọng tài viên; Điều 39.13.NĐ.79.28. Hành vi vi phạm quy định về việc thành lập, đăng ký hoạt động trung tâm hòa giải thương mại, chi nhánh trung tâm hòa giải thương mại, tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam; Điều 39.13.NĐ.79.29. Hành vi vi phạm về hoạt động của trung tâm hòa giải thương mại, chi nhánh của trung tâm hòa giải thương mại, chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam; Điều 39.13.NĐ.79.30. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của hòa giải viên thương mại; Điều 39.13.NĐ.79.31. Hành vi vi phạm về hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, đăng ký hành nghề thừa phát lại, hồ sơ đề nghị thành lập, chuyển đổi, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng, đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động văn phòng thừa phát lại; Điều 39.13.NĐ.79.32. Hành vi vi phạm quy định về hành nghề thừa phát lại; Điều 39.13.NĐ.79.33. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của văn phòng thừa phát lại; Điều 39.13.NĐ.79.34. Hành vi vi phạm quy định về chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký; Điều 39.13.NĐ.79.35. Hành vi vi phạm quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch; Điều 39.13.NĐ.79.36. Hành vi vi phạm quy định về chứng thực chữ ký người dịch; Điều 39.13.NĐ.79.37. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh; Điều 39.13.NĐ.79.38. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký kết hôn; Điều 39.13.NĐ.79.39. Hành vi vi phạm quy định về tổ chức, hoạt động của trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; Điều 39.13.NĐ.79.40. Hành vi vi phạm quy định về cấp, sử dụng giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; Điều 39.13.NĐ.79.41. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai tử; Điều 39.13.NĐ.79.42. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký giám hộ; Điều 39.13.NĐ.79.43. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký nhận cha, mẹ, con; Điều 39.13.NĐ.79.44. Hành vi vi phạm quy định về thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc; Điều 39.13.NĐ.79.45. Hành vi vi phạm nguyên tắc đăng ký, quản lý hộ tịch, sử dụng giấy tờ hộ tịch, xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu hộ tịch; Điều 39.13.NĐ.79.46. Hành vi vi phạm quy định về quản lý quốc tịch; Điều 39.13.NĐ.79.47. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp, sử dụng phiếu lý lịch tư pháp; Điều 39.13.NĐ.79.48. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; Điều 39.13.NĐ.79.49. Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ của tuyên truyền viên pháp luật, báo cáo viên pháp luật; Điều 39.13.NĐ.79.50. Hành vi vi phạm quy định về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật; Điều 39.13.NĐ.79.51. Hành vi vi phạm quy định về người được trợ giúp pháp lý; Điều 39.13.NĐ.79.52. Hành vi vi phạm quy định về người thực hiện trợ giúp pháp lý; Điều 39.13.NĐ.79.53. Hành vi vi phạm quy định về tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý; Điều 39.13.NĐ.79.54. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký biện pháp bảo đảm; Điều 39.13.NĐ.79.55. Hành vi vi phạm quy định về khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu hoặc sổ đăng ký về biện pháp bảo đảm; Điều 39.13.NĐ.79.56. Hành vi vi phạm quy định về yêu cầu bồi thường và giải quyết yêu cầu bồi thường; Điều 39.13.NĐ.79.57. Hành vi vi phạm quy định về hoàn trả; Điều 39.13.NĐ.79.58. Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn; Điều 39.13.NĐ.79.59. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; Điều 39.13.NĐ.79.60. Hành vi vi phạm quy định về sinh con; Điều 39.13.NĐ.79.61. Hành vi vi phạm quy định về giám hộ; Điều 39.13.NĐ.79.62. Hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi; Điều 39.13.NĐ.79.63. Hành vi vi phạm quy định về văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam; Điều 39.13.NĐ.79.64. Hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực thi hành án dân sự; Điều 39.13.NĐ.79.65. Hành vi vi phạm quy định của thừa phát lại trong lĩnh vực thi hành án dân sự; Điều 39.13.NĐ.79.66. Hành vi cản trở, gây khó khăn trong việc thực hiện quyền nộp đơn; Điều 39.13.NĐ.79.67. Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ nộp đơn; Điều 39.13.NĐ.79.68. Hành vi vi phạm trách nhiệm thông báo doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; Điều 39.13.NĐ.79.69. Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ; Điều 39.13.NĐ.79.70. Hành vi vi phạm trách nhiệm của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; Điều 39.13.NĐ.79.71. Hành vi vi phạm quy định về thông báo tình trạng phá sản; Điều 39.13.NĐ.79.72. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã khi đã có quyết định mở thủ tục phá sản; Điều 39.13.NĐ.79.73. Hành vi vi phạm quy định về thời hạn và nghĩa vụ kiểm kê tài sản; Điều 39.13.NĐ.79.74. Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ của ngân hàng nơi doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý có tài khoản; Điều 39.13.NĐ.79.75. Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ của người lao động liên quan đến thủ tục phá sản; Điều 39.13.NĐ.79.76. Hành vi vi phạm quy định về tham gia hội nghị chủ nợ; Điều 39.13.NĐ.79.77. Hành vi vi phạm quy định về giám sát thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh; Điều 39.13.NĐ.79.78. Hành vi vi phạm quy định về hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên, đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân, đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản; Điều 39.13.NĐ.79.79. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản; Điều 39.13.NĐ.79.80. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản; Điều 39.13.NĐ.79.81. Hành vi làm giả tài liệu hoặc sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức; Điều 39.13.NĐ.79.82. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính; Điều 39.13.NĐ.79.83. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; Điều 39.13.NĐ.79.84. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra; Điều 39.13.NĐ.79.85. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thi hành án dân sự; Điều 39.13.NĐ.79.86. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài; Điều 39.13.NĐ.79.87. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Toà án; Điều 39.13.NĐ.79.88. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; Điều 39.13.NĐ.79.89. Điều khoản chuyển tiếp; Điều 39.13.NĐ.79.90. Hiệu lực thi hành; Điều 39.13.NĐ.79.91. Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Trong đó, cần lưu ý về quy định chuyển tiếp của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP: Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm để xử lý… Và đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành, mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 110/2013/NĐ-CP và Nghị định số 67/2015/NĐ-CP./.
Huỳnh Hữu Phương