Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển đề mục Thương mại
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển đề mục Thương mại

Thực hiện Quyết định số 891/QĐ-TTg ngày 17/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề và phân công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục, Bộ Công thương đã chủ trì thực hiện pháp điển đề mục Thuơng mại (Đề mục 11, Chủ đề 34. Thuơng mại, đầu tư, chứng khoán) theo quy định. Đề mục Thương mại được pháp điển bởi các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực của 18 văn bản bao gồm: 01 Luật; 11 Nghị định và 06 Thông tư, Thông tư liên tịch.
- Về cấu trúc của đề mục: Cấu trúc của đề mục được xây dựng dựa theo cấu trúc của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội thuộc nội dung của đề mục; trường hợp văn bản có tên gọi được sử dụng làm tên gọi của đề mục được sửa đổi, bổ sung thì cấu trúc của đề mục được xây dựng trên cơ sở bố cục của văn bản hợp nhất. Trường hợp có văn bản hủy bỏ, bãi bỏ phần, chương, mục, điều của văn bản có tên gọi được sử dụng làm tên gọi của đề mục thì ghi chú về nội dung bị hủy bỏ, bãi bỏ, số, ký hiệu và thời điểm có hiệu lực của văn bản hủy bỏ, bãi bỏ.
Đề mục Thương mại có cấu trúc được xây dựng theo cấu trúc của Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005 của Quốc hội[1], bao gồm 09 chương với 324 điều[2], không có thay đổi so với cấu trúc của Luật.
 
 
Các nội dung cơ bản trong đề mục Thương mại như sau:
- Chương I gồm 03 mục với 23 điều quy định những vấn đề chung như: Phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; phạm vi về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại; phạm vi về địa điểm kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại; bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh, an toàn trong hoạt động của cá nhân hoạt động thương mại; trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong quản lý nhà nước đối với cá nhân hoạt động thương mại; trách nhiệm của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong quản lý nhà nước đối với cá nhân hoạt động thương mại; những quy định chung; giải thích từ ngữ; phân biệt bao bì chứa đựng hàng hóa không phải bao bì thương phẩm với bao bì thương phẩm (khoản 5 Điều 3 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP); áp dụng Luật Thương mại và pháp luật có liên quan; áp dụng pháp luật có liên quan; nguyên tắc thực hiện khuyến mại; áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế; kinh doanh dịch vụ giám định thương mại của thương nhân nước ngoài; áp dụng pháp luật có liên quan và Điều ước quốc tế; thương nhân; nguyên tắc thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại; danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại; cơ chế sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thuộc Danh mục; trách nhiệm của các chủ thể trực tiếp thực hiện độc quyền nhà nước; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước quản lý các chủ thể trực tiếp thực hiện hoạt động thương mại độc quyền nhà nước; nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của thương nhân; cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thương mại; thẩm quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại; thẩm quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động nhượng quyền thương mại; kiểm tra điều kiện kinh doanh; hiệp hội thương mại; nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại; nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong hoạt động thương mại; nguyên tắc thực hiện dịch vụgiám định thương mại; nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên; nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại; nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng; nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại; thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam; quyền thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; quyền của Văn phòng đại diện; bộ máy quản lý của Văn phòng đại diện, Chi nhánh; trụ sở của Văn phòng đại diện, Chi nhánh; tên Văn phòng đại diện, Chi nhánh; nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện; người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh; quyền, nghĩa vụ của Văn phòng đại diện, Chi nhánh; nghĩa vụ của Văn phòng đại diện; chế độ báo cáo hoạt động; quyền của Chi nhánh; nội dung hoạt động của Chi nhánh; quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; nghĩa vụ của thương nhân nước ngoài đối với hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh; thẩm quyền cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam; thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện; thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh; điều kiện cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện; điều kiện cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh; thời hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh; hồ sơ cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện; trình tự, thủ tục cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện; hồ sơ cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh; trình tự, thủ tục cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh; các trường hợp không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh; các trường hợp điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh; hồ sơ điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh; trình tự, thủ tục điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh; các trường hợp cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh; hồ sơ cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh; trình tự, thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh; các trường hợp gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh; hồ sơ gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh; trình tự, thủ tục gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh; gửi và lưu trữ Giấy phép; công bố thông tin về Văn phòng đại diện, Chi nhánh; lệ phí cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh; trách nhiệm của Bộ Công Thương; các mẫu Đơn đề nghị, Giấy phép, Báo cáo, Thông báo chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; mẫu Báo cáo của Cơ quan cấp Giấy phép; mã số các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ghi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; tổ chức thực hiện; trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan; trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; trách nhiệm của Sở Công Thương, Ban quản lý; chấm dứt hoạt động tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài; các trường hợp chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện, Chi nhánh; hồ sơ chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện, Chi nhánh; trình tự, thủ tục giải quyết việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh; các nghĩa vụ có liên quan đến việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh; các trường hợp thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh.
- Chương II gồm 03 mục với 50 điều quy định về mua bán hàng hóa như: Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa; hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa hạn chế kinh doanh, hàng hóa kinh doanh có điều kiện; danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện; hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; điều kiện kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; điều kiện kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện; áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước; mua bán hàng hóa quốc tế; xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hóa; chuyển khẩu hàng hóa; nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; vị trí nhãn hàng hóa; vị trí nhãn hàng hóa (Điều 4 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP); kích thước nhân hàng hóa, kích thước của chữ và số trên nhãn; màu sắc của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn hàng hóa; ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa; ngôn ngữ trình bày trên nhãn hàng hóa (khoản 2, khoản 4 Điều 7 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP); ghi nhãn phụ; trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa; nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa; ghi nhãn thực phẩm biến đổi gen trên nhãn hàng hóa (khoản 5 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP); ghi nhãn hóa chất gia dụng (khoản 15 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP); tên hàng hóa; tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; ghi tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa (khoản 1, khoản 3, khoản 6 Điều 12 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP); định lượng hàng hóa; ghi định lượng hàng hóa trên nhãn hàng hóa (điểm 2 khoản 1 và điểm 3 khoản 2 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP); ngày sản xuất, hạn sử dụng; ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa (khoản 3 Điều 14 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP); ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa (khoản 1 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP); xuất xứ hàng hóa; thành phần, thành phần định lượng; ghi thành phần trên nhãn hàng hóa (khoản 1 Điều 16 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP); Ghi thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trên nhãn hàng hóa (điểm 1 khoản 1 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP); thông số kỹ thuật, thông tin cảnh báo; ghi thông số kỹ thuật, thông tin cảnh báo trên nhãn hàng hóa (khoản 5 Điều 17 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP); các nội dung khác thể hiện trên nhãn hàng hóa; các thông tin phải thể hiện đối với hàng hóa có bao bì đóng gói đơn giản, hàng hóa dạng rời không có bao bì thương phẩm; bộ Khoa học và Công nghệ; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa; địa điểm giao hàng; trách nhiệm khi giao hàng có liên quan đến người vận chuyển; thời hạn giao hàng; giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận; hàng hóa không phù hợp với hợp đồng; trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng; khắc phục trong trường hợp giao thiếu hàng, giao hàng không phù hợp với hợp đồng; giao chứng từ liên quan đến hàng hóa; giao thừa hàng; kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng; nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hóa; nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa; nghĩa vụ của bên bán trong trường hợp hàng hóa là đối tượng của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự; nghĩa vụ bảo hành hàng hóa; việc ngừng thanh toán tiền mua hàng; xác định giá; xác định giá theo trọng lượng; chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định; chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định; chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng ;mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa óa đang trên đường vận chuyển; thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa; chấp thuận tư cách thành viên Sở Giao dịch hàng hóa; thành viên môi giới; quyền và nghĩa vụ của thành viên môi giới; chấm dứt tư cách thành viên; thực hiện nghĩa vụ khi chấm dứt tư cách thành viên; trung tâm thanh toán bù trừ; quyền của Trung tâm Thanh toán bù trừ; nghĩa vụ của Trung tâm Thanh toán bù trừ; trung tâm giao nhận hàng hoá; công bố thông tin giao dịch của Sở Giao dịch hàng hóa; thời hạn giao dịch hợp đồng; phương thức thực hiện hợp đồng; hanh toán bù trừ;giao nhận hàng;giám định hàng hóa; ủy thác mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa; phương thức bảo đảm thực hiện giao dịch.
- Chương III gồm 02 mục với 14 điều quy định về cung ứng dịch vụ như: Quyền cung ứng và sử dụng dịch vụ của thương nhân; dịch vụ cấm kinh doanh, dịch vụ hạn chế kinh doanh và dịch vụ kinh doanh có điều kiện; áp dụng các biện pháp khẩn cấp đối với hoạt động cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ; nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ; nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ theo kết quả công việc; thời hạn hoàn thành dịch vụ; Yêu cầu của khách hàng liên quan đến những thay đổi trong quá trình cung ứng dịch vụ; nghĩa vụ của khách hàng; giá dịch vụ; thời hạn thanh toán.
- Chương IV gồm 04 mục với 53 điều quy định về xúc tiến thương mại như: Khuyến mại; quyền khuyến mại của thương nhân; các hình thức khuyến mại; hoạt động khuyến mại theo phương thức đa cấp; đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền; bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã thông báo (khuyến mại bằng hình thức giảm giá); bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố (hoặc các hình thức tổ chức thi và trao thưởng khác tương đương);bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố (chương trình khuyến mại mang tính may rủi); tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hóa, dịch vụ hoặc các hình thức khác; khuyến mại hàng hóa, dịch vụ mà quá trình thực hiện có sử dụng internet, phương tiện, thiết bị điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin; nghĩa vụ của thương nhân thực hiện khuyến mại; đăng ký hoạt động khuyến mại, thông báo kết quả khuyến mại với cơ quan quản lý nhà nước về thương mại; thông báo sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình khuyến mại; đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình khuyến mại; quảng cáo thương mại; các quảng cáo thương mại bị cấm; hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại; trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ; các trường hợp cấm trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ; hội chợ, triển lãm thương mại; cấp giải thưởng, chứng nhận chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ, chứng nhận uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại; đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại; đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại; hàng hóa, dịch vụ trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam; ghi nhãn hàng hóa đối với hàng hóa trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam; tạm nhập tái xuất hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam; tạm xuất tái nhập hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài.
- Chương V gồm 04 mục với 37 điều quy định về các hoạt động trung gian  thương mại như:  Nghĩa vụ của bên giao đại diện; thanh toán chi phí phát sinh; quyền cầm giữ; môi giới thương mại; nghĩa vụ của bên môi giới thương mại; thanh toán chi phí phát sinh liên quan đến việc môi giới; ủy thác mua bán hàng hóa; hàng hóa ủy thác; hợp đồng ủy thác; nghĩa vụ của bên nhận ủy thác; đại lý thương mại; các hình thức đại lý; quyền sở hữu trong đại lý thương mại; thời hạn đại lý.
- Chương VI gồm 08 mục với 114 điều quy định về một số hoạt động thương mại cụ thể khác như: Gia công trong thương mại; quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công; đấu giá hàng hóa; đấu giá không thành; thời hạn giao hàng hóa bán đấu giá; thù lao dịch vụ đấu giá hàng hóa; trách nhiệm đối với hàng hóa bán đấu giá không phù hợp với thông báo, niêm yết; đấu thầu hàng hóa, dịch vụ; hồ sơ mời thầu; thông báo mời thầu; quản lý hồ sơ dự thầu; bảo mật thông tin đấu thầu; xếp hạng và lựa chọn nhà thầu; đấu thầu lại; dịch vụ logistics; điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics; các trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics; quá cảnh hàng hóa ;dịch vụ giám định; cho thuê hàng hóa; nhượng quyền thương mại.
- Chương VII gồm 02 mục với 28 điều quy định về chế tài trong thương mại và giải quyết tranh chấp trong thương mại: Các loại chế tài trong thương mại   (1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng; 2. Phạt vi phạm; 3. Buộc bồi thường thiệt hại; 4. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng; 5. Đình chỉ thực hiện hợp đồng; 6. Huỷ bỏ hợp đồng; 7. Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế); các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm; kéo dài thời hạn, từ chối thực hiện hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng ( 1.Trong trường hợp bất khả kháng, các bên có thể thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; nếu các bên không có thoả thuận hoặc không thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả, nhưng không được kéo dài quá các thời hạn sau đây: a) Năm tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thoả thuận không quá mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng; b) Tám tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thoả thuận trên mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng; 2. Trường hợp kéo dài quá các thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, các bên có quyền từ chối thực hiện hợp đồng và không bên nào có quyền yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại; 3. Trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng thì trong thời hạn không quá mười ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này bên từ chối phải thông báo cho bên kia biết trước khi bên kia bắt đầu thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng; 4. Việc kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời hạn cố định về giao hàng hoặc hoàn thành dịch vụ); buộc thực hiện đúng hợp đồng; bồi thường thiệt hại; quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại; hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần; hình thức giải quyết tranh chấp; điều kiện giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại; quyền, nghĩa vụ của hòa giải viên thương mại; trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải.
- Chương VIII gồm 03 điều quy định về xử phạt vi phạm pháp luật về thương mại: Hành vi vi phạm pháp luật về thương mại (Các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại bao gồm: a) Vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh; giấy phép kinh doanh của thương nhân; thành lập và hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam và của thương nhân nước ngoài; b) Vi phạm quy định về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong nước và hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh; c) Vi phạm chế độ thuế, hóa đơn, chứng từ, sổ và báo cáo kế toán; d) Vi phạm quy định về giá hàng hóa, dịch vụ; đ) Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; e) Buôn lậu, kinh doanh hàng nhập lậu, buôn bán hàng giả hoặc nguyên liệu, vật liệu phục vụ cho sản xuất hàng giả, kinh doanh trái phép;g) Vi phạm các quy định liên quan đến chất lượng hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong nước và hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu; h) Gian lận, lừa dối khách hàng khi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; i) Vi phạm các quy định liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; k) Vi phạm quy định về quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu; l) Vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa; m) Các vi phạm khác trong hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật); hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại; khiếu nại, tố cáo; hình thức xử lý vi phạm pháp luật về thương mại; thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm hành chính.
- Chương IX gồm 02 điều quy định về điều khoản thi hành: hiệu lực thi hành; quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành; tổ chức thực hiện; quy định chuyển tiếp.
Như vậy, thông qua việc pháp điển đề mục Thương mại đã xác định được toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về Thương mại đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật. Ngoài ra, một số quy định trong đề mục Thương mại còn có nội dung liên quan trực tiếp đến các văn bản quy phạm pháp luật thuộc các đề mục khác cũng đã được chỉ dẫn có liên quan đến nhau./.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
[1]Được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 05/2017/QH14 quản lý ngoại thương ngày 12/06/2017 của Quốc hội và Luật số 44/2019/QH14 phòng, chống tác hại của rượu, bia ngày 14/06/2019 của Quốc hội.
[2]Trong đó có 08 điều đã được bãi bỏ toàn bộ.
Trần Thanh Loan

Các tin khác

Hệ thống quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ở Trung ương có thẩm quyền ban hành còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Chuyển giao công nghệ Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển đề mục Thanh niên Cập nhật Thông tư số 03/2020/TT-BTP ngày 28/4/2020 của Bộ Tư pháp ban hành Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển đề mục Điều ước quốc tế Cập nhật nội dung các quy định của Thông tư số 02/2020/TT-BTP ngày 08/4/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, hướng dẫn sử dụng, quản lý mẫu sổ quốc tịch và mẫu giấy tờ về quốc tịch vào đề mục Quốc tịch Việt Nam Cập nhật Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Cập nhật Nghị định số 18/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ Cập nhật Thông tư 04/2020/TT-BYT quy định việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học
Chung nhan Tin Nhiem Mang