Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển đề mục Giáo dục
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển đề mục Giáo dục

Thực hiện Quyết định số 891/QĐ-TTg ngày 17/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề và phân công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì thực hiện pháp điển đề mục Giáo dục (Đề mục 1 thuộc Chủ đề 13. Giáo dục, đào tạo) theo quy định.
Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định có 196[1] văn bản có nội dung thuộc Đề mục (thuộc thẩm quyền pháp điển của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Tài chính; Bộ Nội vụ; Bộ Thông tin và Truyền thông) và 48 văn bản có nội dung liên quan đến Đề mục. Về cơ bản, các cơ quan thực hiện pháp điển đã xác định chính xác, phù hợp phạm vi thực hiện pháp điển các QPPL trong nội dung đề mục Giáo dục. Các cơ quan thực hiện pháp điển đã xác định có 44 văn bản QPPL  có nội dung giao thoa giữa đề mục Giáo dục và một số đề mục khác và thực hiện chỉ dẫn theo quy định.
Ngoài Luật Giáo dục năm 2019, văn bản do Quốc hội ban hành có có Nghị quyết số 88/2014/QH13 Về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị quyết số 51/2017/QH14 Điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết số 88/2014/QH13.
- Văn bản của Chính phủ ban hành quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành gồm 15 văn bản: Nghị định 61/2006/NĐ-CP Về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 76/2019/NĐ-CP về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Nghị định 82/2010/NĐ-CP Quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên; Nghị định 54/2011/NĐ-CP Về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo; Nghị định 125/2011/NĐ-CP Quy định về trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân; Nghị định 20/2014/NĐ-CP Về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; Nghị định 86/2015/NĐ-CP Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 – 2021 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 145/2018/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 – 2021 và Nghị định 15/2019/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật giáo dục nghề nghiệp; Nghị định 116/2016/NĐ-CP Quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; Nghị định 46/2017/NĐ-CP Quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 135/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; Nghị định 57/2017/NĐ-CP Quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người; Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục; Nghị định 127/2018/nđ-cp quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 99/2019/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; Nghị định 71/2020/NĐ-CP Quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; Nghị định 84/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định 105/2020/NĐ-CP Quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non
- Văn bản của Thủ tướng Chính phủ gồm 09 văn bản: Quyết định 1121/1997/QĐ-TTg Về học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên các trường đào tạo công lập được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 239/1999/QĐ-TTg Bổ sung sửa đổi khoản a Điều 1 của Quyết định số 121/1997/QĐ-TTg ngày 23/12/1997 của Thủ tướng Chính phủ về học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên các trường đào tạo công lập; Quyết định 194/2001/QĐ-TTg Về việc điều chỉnh mức học bổng chính sách và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các trường đào tạo công lập quy định tại Quyết định số 1121/1997/QĐ-TTg ngày 23/12/1997 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định 82/2006/QĐ-TTg Về việc điều chỉnh mức học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú và trường dự bị đại học quy định tại Quyết định số 194/2001/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định 84/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục; Chỉ thị 35/2004/CT-TTg Về tăng cường công tác quản lý người Việt Nam học tập ở nước ngoài; Quyết định 82/2005/QĐ-TTg Về chế độ ưu đãi đối với học sinh, sinh viên các bộ môn nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các trường văn hoá - nghệ thuật; Quyết định 244/2005/QĐ-TTg Về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập; Quyết định 15/2010/QĐ-TTg Về phụ cấp dạy lớp ghép đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy học sinh tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập; Quyết định 05/2013/QĐ-TTg Quy định việc công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập; Quyết định 41/2014/QĐ-TTg Về chế độ ưu đãi đối với học sinh, sinh viên các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các trường văn hóa - nghệ thuật; Quyết định 72/2014/QĐ-TTg Quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác; Quyết định 37/2018/QĐ-TTg quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư; thủ tục xét hủy bỏ công nhận chức danh và miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư; Quyết định 25/2020/QĐ-TTg Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư; thủ tục xét hủy bỏ công nhận chức danh và miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư.
- Văn bản của các Bộ trưởng hướng dẫn thi hành 172 văn bản như: Thông tư 05/2019/TT-BGDĐT Ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1; Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT Quy định Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên; Thông tư 11/2019/TT-BGDĐT Ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non; Thông tư 12/2019/TT-BGDĐT Ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non; Thông tư 18/2019/TT-BGDĐT Ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông; Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT Ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên; Thông tư 21/2019/tt-bgdđt Ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.; Thông tư 02/2020/TT-BGDÐT Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm; Thông tư 04/2020/TT-BGDĐT Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục; Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT Ban hành Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Thông tư 14/2020/TT-BGDĐT Ban hành Quy định phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông; Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; Thông tư 55/2020/TT-BTC Hướng dẫn quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh nước ngoài diện Hiệp định học tập tại Việt Nam; Thông tư 18/2020/TT-BGDĐT Quy định mẫu Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông; Thông tư 22/2020/TT-BGDĐT Quy định về đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập; Thông tư 24/2020/TT-BGDĐT Quy định việc sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo; Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT Quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông; Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học; Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT Ban hành Điều lệ Trường tiểu học; Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Thông tư 33/2020/TT-BGDĐT Quy định việc thẩm định tài liệu giáo dục địa phương; Thông tư 34/2020/TT-BGDĐT Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn học Tiếng Bahnar, Tiếng Chăm, Tiếng Êđê, Tiếng Jrai, Tiếng Khmer, Tiếng Mông, Tiếng Mnông, Tiếng Thái; Thông tư 37/2020/TT-BGDĐT Quy định về tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và cổng thông tin điện tử tại sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo và các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; Thông tư 43/2020/TT-BGDĐT Ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2; Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT quy định việc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non; Thông tư 48/2020/TT-BGDĐT Quy định về hoạt động thể thao trong nhà trường…
Đề mục Giáo dục có cấu trúc được xác định theo cấu trúc của Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019 bao gồm 09 chương với 114 điều và không có sự thay đổi so với cấu trúc của Luật. Về cơ bản, vị trí sắp xếp các điều trong dự thảo kết quả pháp điển đề mục gửi thẩm định bảo đảm đúng nguyên tắc: Điều quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành được sắp xếp ngay sau điều được quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành theo thứ bậc hiệu lực pháp lý từ cao xuống thấp và theo trật tự thời gian ban hành đối với các điều của văn bản cùng hiệu lực. Đối với trường hợp một điều quy đinh chi tiết, hướng dẫn nhiều điều hoặc nhiều điều cùng áp dụng một phụ lục, biểu mẫu thì được thực hiện chỉ dẫn theo quy định.
Trên cơ sở đó, các nội dung cơ bản trong mỗi chương của Đề mục Giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì thực hiện pháp điển như sau:
- Chương I: Những quy định chung
Nội dung cơ bản của chương này quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành; Hệ thống giáo dục quốc dân; Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục; Chương trình giáo dục; Hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục; Liên thông trong giáo dục; Ngôn ngữ, chữ viết dùng trong cơ sở giáo dục; Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân; Phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc; Giáo dục hòa nhập; Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục; Đầu tư cho giáo dục; Vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục; Không truyền bá tôn giáo trong cơ sở giáo dục; Cấm lợi dụng hoạt động giáo dục; Hoạt động khoa học và công nghệ…
- Chương II: Hệ thống giáo dục quốc dân (gồm 02 mục)
Nội dung cơ bản của chương này quy định về Vị trí, vai trò và mục tiêu của giáo dục mầm non; Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non; Chương trình giáo dục mầm non; Cơ sở giáo dục mầm non; Chính sách phát triển giáo dục mầm non; Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông; Mục tiêu của giáo dục phổ thông;Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông; Chương trình giáo dục phổ thông; Sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Cơ sở giáo dục phổ thông; Xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học, trung học phổ thông và cấp văn bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông; Các trình độ đào tạo giáo dục nghề nghiệp; Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp; Tổ chức và hoạt động giáo dục nghề nghiệp; Các trình độ đào tạo giáo dục đại học; Mục tiêu của giáo dục đại học; Tổ chức và hoạt động giáo dục đại học; Mục tiêu của giáo dục thường xuyên; Nhiệm vụ của giáo dục thường xuyên; Chương trình, hình thức, nội dung, phương pháp giáo dục thường xuyên; Cơ sở giáo dục thường xuyên; Đánh giá, công nhận kết quả học tập; Chính sách phát triển giáo dục thường xuyên.
- Chương III: nhà trường, trường chuyên biệt và cơ sở giáo dục khác
Nội dung cơ bản của chương này quy định về Loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân; Trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân; Điều kiện thành lập nhà trường và điều kiện được phép hoạt động giáo dục; Đình chỉ hoạt động giáo dục; Sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường; Thẩm quyền, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường; Điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục; Nhà đầu tư; Hội đồng trường; Hiệu trưởng; Hội đồng tư vấn trong nhà trường; Tổ chức Đảng trong nhà trường; Đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường; Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường; Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học; Trường chuyên, trường năng khiếu; Trường, lớp dành cho người khuyết tật; Trường giáo dưỡng; Cơ sở giáo dục khác.
- Chương IV Nhà giáo
Nội dung cơ bản của chương này quy định về Vị trí, vai trò của nhà giáo; Tiêu chuẩn của nhà giáo; Giáo sư, phó giáo sư; Nhiệm vụ của nhà giáo; Quyền của nhà giáo; Thỉnh giảng; Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo; Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; Ngày Nhà giáo Việt Nam; Tiền lương; Chính sách đối với nhà giáo; Phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú; Phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự, Giáo sư danh dự.
Chương V: Người học
Nội dung cơ bản của chương này quy định về khái niệm người học; Quyền của trẻ em và chính sách đối với trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non; Nhiệm vụ của người học; Quyền của người học; Tín dụng giáo dục; Học bổng, trợ cấp xã hội, miễn, giảm học phí, hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt; Miễn, giảm giá vé dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên; Chế độ cử tuyển; Khen thưởng đối với người học.
Chương VI: Trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục
Nội dung cơ bản của chương này quy định về Trách nhiệm của nhà trường; Trách nhiệm của gia đình; Trách nhiệm của cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh; Ban đại diện cha mẹ học sinh, trẻ mầm non; Trách nhiệm của xã hội; Quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo dục.
Chương VII: Đầu tư và tài chính trong giáo dục
Nội dung cơ bản của chương này quy định về Nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục; Ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục; Ưu tiên đầu tư tài chính và đất đai xây dựng trường học; Khuyến khích đầu tư cho giáo dục; Học phí, chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo; Ưu đãi về thuế đối với sách giáo khoa và tài liệu, thiết bị dạy học;Chế độ tài chính đối với cơ sở giáo dục; Quyền sở hữu tài sản, chuyển nhượng vốn đối với trường dân lập, trường tư thục; Chính sách ưu đãi đối với trường dân lập, trường tư thục.
Chương VIII: Quản lý nhà nước về giáo dục
Nội dung cơ bản của chương này quy định về Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục; Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục; Nguyên tắc hợp tác quốc tế về giáo dục; Hợp tác về giáo dục với nước ngoài; Hợp tác, đầu tư của nước ngoài về giáo dục; Công nhận văn bằng nước ngoài; Mục tiêu, nguyên tắc, đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục; Nội dung quản lý nhà nước về kiểm định chất lượng giáo dục; Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.
Chương IX: Điều khoản thi hành
Quy định về các hiệu lực thi hành, trách nhiệm thi hành, điều khoản chuyển tiếp của Luật Giáo dục và các văn bản QPPL hướng dẫn thi hành.
Ngoài ra nội dung đề mục Giáo dục còn được thực hiện chỉ dẫn liên quan giữa các điều trong đề mục với nhau hoặc với điều trong văn bản QPPL khác như:
Điều 13.1.TL.8.3 có nội dung liên quan đến Điều 13.1.NĐ.8.15. Điều kiện thành lập trường tiểu học công lập, cho phép thành lập trường tiểu học tư thục của Đề mục Giáo dục; Điều 13.1.NĐ.8.25. Điều kiện thành lập trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là trường trung học) công lập; cho phép thành lập trường trung học tư thục của Đề mục Giáo dục.
Điều 13.1.NĐ.8.15 có nội dung liên quan đến Điều 13.1.TL.8.3. Kích thước bàn ghế của Đề mục Giáo dục; Điều 13.1.TL.8.4. Kiểu dáng, mầu sắc bàn ghế của Đề mục Giáo dục; Điều 13.1.TL.8.5. Vật liệu làm bàn ghế của Đề mục Giáo dục; Điều 13.1.TL.8.6. Kết cấu của bàn ghế của Đề mục Giáo dục; Điều 13.1.TL.8.7. Nhãn bàn ghế của Đề mục Giáo dục; Điều 13.1.TL.8.8. Bố trí bàn ghế trong phòng học của Đề mục Giáo dục; Điều 13.1.TT.101.1. của Đề mục Giáo dục.
Điều 13.1.NĐ.10.5 có nội dung liên quan đến Điều 20.1.TT.67.3. Hướng dẫn xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Đề mục Giáo dục nghề nghiệp; Điều 20.1.TT.67.4. Quy tắc chung về ứng xử trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Đề mục Giáo dục nghề nghiệp; Điều 20.1.TT.67.5. Hướng dẫn tuyên truyền môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường của Đề mục Giáo dục nghề nghiệp; Điều 20.1.TT.67.6. Lồng ghép giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của Đề mục Giáo dục nghề nghiệp; Điều 20.1.TT.67.7. Phòng ngừa bạo lực học đường của Đề mục Giáo dục nghề nghiệp; Điều 20.1.TT.67.8. Hỗ trợ khi có nguy cơ bị bạo lực học đường của Đề mục Giáo dục nghề nghiệp; Điều 20.1.TT.67.9. Xử lý khi xảy ra bạo lực học đường của Đề mục Giáo dục nghề nghiệp.
Điều 13.1.LQ.60 có nội dung liên quan đến Điều 3. Yêu cầu của việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị của Nghị định 04/2015/NĐ-CP Về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Điều 3. Yêu cầu thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục của Thông tư 11/2020/TT-BGDĐT Hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập.
Điều 13.1.LQ.63 có nội dung liên quan đến Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục thực hiện giáo dục hòa nhập; Điều 6. Phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập và các hoạt động hỗ trợ giáo dục hòa nhập trong các cơ sở giáo dục; Điều 7. Vai trò, trách nhiệm của trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trong việc phối hợp với cơ sở giáo dục thực hiện giáo dục hòa nhập; Điều 8. Nhập học, tuyển sinh người khuyết tật học hòa nhập; Điều 10. Cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học, đồ chơi của cơ sở giáo dục để thực hiện giáo dục hòa nhập; Điều 11. Nhiệm vụ của giáo viên, giảng viên; Điều 13. Nhiệm vụ của nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật; Điều 14. Nhiệm vụ của người khuyết tật; Điều 15. Quyền của người khuyết tật của Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT quy định về giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật.
Điều 13.1.LQ.74 có nội dung liên quan đến Điều 4. Phụ cấp thu hút; Điều 5. Phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Điều 6. Trợ cấp lần đầu khi nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Điều 7. Trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch; Điều 8. Trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu; Điều 9. Thanh toán tiền tàu xe; Điều 10. Trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; Điều 11. Phụ cấp ưu đãi theo nghề; Điều 12. Phụ cấp lưu động và phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số đối với nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Điều 13. Thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để làm căn cứ tính hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp của Nghị định 76/2019/NĐ-CP về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Điều 1. Hướng dẫn về vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 19/2013/NĐ-CP; Điều 2. Hướng dẫn thực hiện Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 19/2013/NĐ-CP của Thông tư liên tịch 35/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC Hướng dẫn thực hiện khoản 1 và khoản 2 Điều 1 Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Điều 13.1.NĐ.1.3. Nguyên tắc áp dụng các chế độ phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi và cách tính các loại phụ cấp của Đề mục Giáo dục; Điều 13.1.NĐ.1.4. Trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của Đề mục Giáo dục; Điều 13.1.NĐ.1.5. Phụ cấp ưu đãi của Đề mục Giáo dục; Điều 13.1.NĐ.1.6. Phụ cấp trách nhiệm của Đề mục Giáo dục; Điều 13.1.NĐ.1.9. Thời hạn luân chuyển nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và trợ cấp chuyển vùng của Đề mục Giáo dục; Điều 13.1.NĐ.1.15. Khen thưởng của Đề mục Giáo dục.
Điều 13.1.LQ.76 có nội dung liên quan đến Điều 5. Phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Điều 6. Trợ cấp lần đầu khi nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Điều 7. Trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch; Điều 8. Trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu; Điều 9. Thanh toán tiền tàu xe; Điều 10. Trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; Điều 11. Phụ cấp ưu đãi theo nghề; Điều 12. Phụ cấp lưu động và phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số đối với nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Điều 13. Thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để làm căn cứ tính hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp của Nghị định 76/2019/NĐ-CP về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Điều 13.1.LQ.77 có nội dung liên quan đến Điều 4. Phụ cấp thu hút; Điều 5. Phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Điều 6. Trợ cấp lần đầu khi nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Điều 7. Trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch; Điều 8. Trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu; Điều 9. Thanh toán tiền tàu xe; Điều 10. Trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; Điều 11. Phụ cấp ưu đãi theo nghề; Điều 12. Phụ cấp lưu động và phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số đối với nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Điều 13. Thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để làm căn cứ tính hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp của Nghị định 76/2019/NĐ-CP về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Điều 3. Điều kiện tính hưởng trợ cấp; Điều 4. Mức trợ cấp của Nghị định 14/2020/NĐ-CP Quy định chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu; Điều 1. Hướng dẫn về vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 19/2013/NĐ-CP; Điều 2. Hướng dẫn thực hiện Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 19/2013/NĐ-CP của Thông tư liên tịch 35/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC Hướng dẫn thực hiện khoản 1 và khoản 2 Điều 1 Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
 
 
 
[1] Ngoài ra có 42 văn bản sửa đổi, bổ sung.
Phùng Thị Hương

Các tin khác

Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực quy định về Phòng cháy và chữa cháy Hệ thống các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ở Trung ương có thẩm quyền ban hành còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Năng lượng nguyên tử Hệ thống các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ở Trung ương có thẩm quyền ban hành còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng Hệ thống quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ Hệ thống các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ở Trung ương có thẩm quyền ban hành còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Phòng, chống tham nhũng Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển đề mục Khí tượng thủy văn Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực quy định về Lập và hoạt động của Văn phòng đại diện của các tổ chức hợp tác, nghiên cứu của nước ngoài tại Việt Nam Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực quy định về Thư viện
Chung nhan Tin Nhiem Mang