Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển đề mục Cạnh tranh
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển đề mục Cạnh tranh

Thực hiện Quyết định số 891/QĐ-TTg ngày 17/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề và phân công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục, Bộ Công Thương đã chủ trì thực hiện pháp điển đề mục Cạnh tranh và đề mục Quản lý ngoại thương (Đề mục số 2 và Đề mục số 3, Chủ đề 34. Thương mại, đầu tư, chứng khoán) theo quy định. Về cơ bản, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan triển khai thực hiện pháp điển đề mục Cạnh tranh bảo đảm đúng trình tự, thủ tục theo quy định. Theo đó, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xác định 02 văn bản có nội dung thuộc đề mục, gồm 01 Luật; 01 Nghị định (thuộc thẩm quyền pháp điển của Bộ Công Thương) và 27 văn bản có nội dung liên quan đến Đề mục.
Đề mục Cạnh tranh có cấu trúc được xác định theo cấu trúc của Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14 ngày 12/06/2018 của Quốc hội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2019 (gồm 10 chương với 118 điều) và không có sự thay đổi so với cấu trúc của Luật.
Theo đó, nội dung cơ bản của đề mục Cạnh tranh được pháp điển như sau:
- Chương I – Những quy định chung: gồm một số điều của Luật số 23/2018/QH14 Cạnh tranh ngày 12/06/2018 của Quốc hội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2019 và Nghị định số 35/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh ngày 24/03/2020 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/05/2020 như: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ, Áp dụng pháp luật về cạnh tranh, Quyền và nguyên tắc cạnh tranh trong kinh doan, Chính sách của Nhà nước về cạnh tranh, Trách nhiệm quản lý nhà nước về cạnh tranh, Các hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến cạnh tranh… Ngoài ra, các QPPL tại Chương này được thực hiện chỉ dẫn như sau:
Điều 34.2.LQ.1. Phạm vi điều chỉnh
có nội dung liên quan đến Điều 19.2.LQ.22. Giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ của Đề mục Chuyển giao công nghệ
Điều 34.2.LQ.8. Các hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến cạnh tranh
có nội dung liên quan đến Điều 2. Người nộp phí; Điều 3. Tổ chức thu phí; Điều 4. Mức thu phí; Điều 5. Kê khai, nộp phí của Thông tư 58/2020/TT-BTC Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí xử lý vụ việc cạnh tranh.
- Chương II – Thị trường liên quan và thị phần: Gồm một số điều của Luật, Nghị định quy định về: Xác định thị trường liên quan; Xác định thị trường sản phẩm liên quan; Xác định khả năng thay thế về cung; Xác định thị trường sản phẩm liên quan trong trường hợp đặc biệt; Xác định thị trường địa lý liên quan; Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường; Xác định thị phần và thị phần kết hợp; Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan; Xác định thị phần của nhóm doanh nghiệp liên kết.
- Chương III - Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh: Gồm một số điều của Luật, Nghị định quy định về: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm; Đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; Nội dung đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; Miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm; Nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm; Thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranhbị cấm; Yêu cầu bổ sung thông tin, tài liệu đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranhbị cấm; Tham vấn trong quá trình xem xét hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm; Rút hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm; Thẩm quyền và thời hạn ra quyết định về việc hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm; Quyết định hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranhbị cấm; Thực hiện thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đối với các trường hợp được hưởng miễn trừ; Bãi bỏ quyết định hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm.
- Chương IV- Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền: Gồm các điều của Luật và Nghị định quy định về: Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường; Doanh nghiệp có vị trí độc quyền; Xác định sức mạnh thị trường đáng kể; Nội dung xác định sức mạnh; thị trường đáng kể của doanh nghiệp và nhóm doanh nghiệp; Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm; Kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước.
- Chương V – Tập trung kinh tế: Gồm các điều của Luật và Nghị định quy định về Các hình thức tập trung kinh tế; Tập trung kinh tế bị cấm; Đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế; Nội dung đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế; Đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế; Nội dung đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế; Thông báo tập trung kinh tế; Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế; Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế; Tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế; Thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế; Thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế; Thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế; Bổ sung thông tin về tập trung kinh tế; Tham vấn trong quá trình thẩm định tập trung kinh tế; Quyết định về việc tập trung kinh tế; Tập trung kinh tế có điều kiện; Thực hiện tập trung kinh tế; Các hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế.
- Chương VI – Hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm: Gồm 01 điều của Luật.
- Chương VII - Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia: Gồm các điều của Luật và Nghị định về Ủy ban cạnh tranh Quốc gia, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia; Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia; Tiêu chuẩn của thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia; Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh; Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh; Điều tra viên vụ việc cạnh tranh; Tiêu chuẩn của điều tra viên vụ việc cạnh tranh.
- Chương VIII – Tố tụng cạnh tranh: Gồm các điều của Luật và Nghị định quy định về Nguyên tắc tố tụng cạnh tranh; Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng cạnh tranh; Chứng cứ; Quyền, nghĩa vụ chứng minh; Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh; Giao nộp chứng cứ; Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định; Trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo; Ủy thác thu thập tài liệu, chứng cứ; Bảo quản chứng cứ; Đánh giá chứng cứ; Công bố và sử dụng chứng cứ; Trách nhiệm phối hợp, hỗ trợtrong giải quyết vụ việc cạnh tranh; Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh; Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia khi tiến hành tố tụng cạnh tranh; Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh; Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng; Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh khi tiến hành tố tụng cạnh tranh; Nhiệm vụ, quyền hạn của điều tra viên vụ việc cạnh tranh khi tiến hành tố tụng cạnh tranh; Nhiệm vụ, quyền hạn của thư ký phiên điều trần; Thay đổi người tiến hành tố tụng cạnh tranh; Người tham gia tố tụng cạnh tranh; Quyền và nghĩa vụ của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Người làm chứng; Người giám định; Người phiên dịch; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Từ chối giám định, phiên dịch hoặc đề nghị thay đổi người giám định, người phiên dịch; Quyết định việc thay đổi người giám định, người phiên dịch; Tiếp nhận, xác minh và đánh giá thông tin về hành vi vi phạm; Khiếu nại vụ việc cạnh tranh; Tiếp nhận, xem xét hồ sơ khiếu nại; Trả hồ sơ khiếu nại; Quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh; Thời hạn điều tra vụ việc cạnh tranh; Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh; Thủ tục yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh; Trách nhiệm phối hợp thực hiện biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh
Hủy bỏ việc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh; Lấy lời khai; Triệu tập người làm chứng trong quá trình điều tra; Chuyển hồ sơ trong trường hợp phát hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm; Đình chỉ điều tra; Khôi phục điều tra; Báo cáo điều tra; Xử lý vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế; Xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh; Xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh; Đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh
Phiên điều trần; Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; Hiệu lực của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; Khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; Đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; Thụ lý đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; Hậu quả của việc khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; Giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; Quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; Hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại; Khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại; Các quyết định phải được công bố công khai; Nội dung không công bố; Đăng tải nội dung quyết định phải được công bố; Công bố và đăng tải báo cáo kết quả hoạt động hằng năm của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia; Hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh; Nguyên tắc hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh.
- Chương IX: Xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh gồm các điều của Luật và Nghị định quy định về Nguyên tắc xử lý vi phạm, hình thức xử lý vi phạm và biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm pháp luật về cạnh tranh; Phạt tiền đối với hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh; Chính sách khoan hồng; Thẩm quyền và hình thức xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh; Thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
- Chương X – Điều khoản thi hành gồm một số điều quy định về Điều khoản thi hành; Hiệu lực thi hành; tổ chức thực hiện…
Phùng Thị Hương
Chung nhan Tin Nhiem Mang