Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Cảnh sát môi trường
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Cảnh sát môi trường

Triển khai thực hiện công tác pháp điển theo Quyết định số 891/QĐ-TTg ngày 17/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an đã chủ trì thực hiện pháp điển Đề mục Cảnh sát môi trường (Đề mục số 9 thuộc Chủ đề số 39 - Trật tự an toàn xã hội). Bộ Công an đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan hoàn thành việc thực hiện pháp điển đối với Đề mục Cảnh sát môi trường. Đề mục này đã được tổ chức họp thẩm định và Bộ Công an thực hiện chỉnh lý, hoàn thiện kết quả pháp điển Đề mục Cảnh sát môi trường, ký xác thực theo quy định để gửi hồ sơ kết quả pháp điển Đề mục đến Bộ Tư pháp (qua Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật) tổng hợp, trình Chính phủ xem xét thông qua trong thời gian tới.
Đề mục Cảnh sát môi trường có cấu trúc được xác định theo cấu trúc của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường số 10/2014/UBTVQH13 và không có sự thay đổi so với cấu trúc của Pháp lệnh (Pháp lệnh gồm 5 chương và 19 điều). 
Theo đó, Đề mục Cảnh sát môi trường được pháp điển bởi các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực của 4 văn bản quy phạm pháp luật bao gồm pháp lệnh, nghị định và thông tư. Cụ thể: Pháp lệnh 10/2014/UBTVQH13 Cảnh sát môi trường; Nghị định 105/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường; Thông tư 80/2019/TT-BCA Hướng dẫn thực hiện Điều 7, Điều 8 Nghị định số 105/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường; Thông tư 41/2020/TT-BCA Quy định kiểm định nước thải. 
Trên cơ sở đó, các nội dung cơ bản trong mỗi chương của Đề mục Cảnh sát môi trường do Bộ Công an chủ trì thực hiện pháp điển như sau:
Chương I bao gồm những quy định chung, như: Phạm vi điều chỉnh; Đối tượng áp dụng; Giải thích từ ngữ của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường và các văn bản như đã nêu trên (cụ thể: Vi phạm pháp luật về tài nguyên có liên quan đến môi trường là những vi phạm hành chính trong hoạt động điều tra, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng tài nguyên khoáng sản, tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên biển và hải đảo; Vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm có liên quan đến môi trường là những vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận chuyển lương thực, thực phẩm; thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thực phẩm chức năng; thực phẩm biến đổi gen; thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, vật nuôi; sản phẩm xử lý cải tạo môi trường. Bảo đảm chất lượng (QA) trong kiểm định môi trường là một hệ thống tích hợp các hoạt động quản lý và kỹ thuật trong một tổ chức nhằm bảo đảm cho hoạt động kiểm định môi trường đạt được các tiêu chuẩn chất lượng đã quy định; Địa điểm thu mẫu nước thải là nơi (tên địa danh), khu vực, cơ sở sản xuất (+địa danh), doanh nghiệp (+địa danh) mà từ đó phải thu một hoặc nhiều mẫu nước thải khác nhau; Điểm thu mẫu nước thải là vị trí cụ thể được xác định trong địa điểm thu mẫu nước thải; Độ chính xác (accuracy) là mức độ gần nhau giữa kết quả thử nghiệm và giá trị quy chiếu được chấp nhận. Độ chính xác được thể hiện thông qua các giá trị về độ đúng (gồm độ chệch và độ thu hồi) và các giá trị về độ chụm (gồm độ lặp lại và độ tái lập); Họng xả thải là đoạn kênh (mương hoặc cống) cuối dòng thải được tính từ điểm thu gom tất cả các nguồn thải của cơ sở (với một số cơ sở là từ sau hệ thống xử lý nước thải) ra đến cửa xả ra nguồn tiếp nhận (nơi nước thải đổ vào nguồn tiếp nhận). Mọi điểm trên họng xả thải đều có vai trò là cửa xả ra môi trường; Kiểm định môi trường trong Cảnh sát nhân dân là hoạt động kiểm tra, đánh giá được thực hiện theo một quy trình nhất định nhằm tìm ra mức độ vượt ngưỡng quy định trong quy chuẩn kỹ thuật môi trường của các thông số môi trường; Kiểm định nước thải (kiểm định môi trường đối với nước thải) trong Cảnh sát nhân dân là hoạt động kiểm tra, đánh giá được thực hiện theo một quy trình nhất định nhằm tìm ra mức độ vượt ngưỡng quy định trong quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải của các thông số môi trường nước thải; Kiểm soát chất lượng (QC) trong kiểm định môi trường là việc thực hiện các biện pháp để đánh giá, theo dõi và kịp thời điều chỉnh để đạt được độ chính xác của các phép đo theo yêu cầu của các tiêu chuẩn chất lượng nhằm bảo đảm cho hoạt động kiểm định môi trường đạt các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định; Lấy mẫu nước thải là quá trình lấy một phần nước thải được coi là đại diện cho dòng nước thải và phải đáp ứng được các mục tiêu sử dụng mẫu đó; Mẫu chuẩn, chất chuẩn (reference material) là vật liệu, đủ đồng nhất và ổn định về một hoặc nhiều tính chất quy định, được thiết lập phù hợp với việc sử dụng đã định trong một quá trình đo; Mẫu chuẩn phương pháp (mẫu kiểm soát) là mẫu đã biết trước nồng độ được chuẩn bị từ chất chuẩn có nồng độ nằm trong phạm vi đo của thiết bị hoặc khoảng làm việc của đường chuẩn được sử dụng để kiểm tra quá trình hoạt động của thiết bị, theo dõi quá trình phân tích, đánh giá độ thu hồi của phương pháp (một dạng biểu thị độ chính xác); Mẫu con là bộ phận của mẫu tổng, là những mẫu được lấy cùng thời gian tại một điểm thu mẫu. Các mẫu con thường được bảo quản khác nhau, hoặc để sử dụng cho các mục đích phân tích khác nhau; Mẫu đơn (mẫu điểm) là một mẫu riêng lẻ được lấy ngẫu nhiên (về thời gian hoặc vị trí) từ một điểm thu mẫu. Trong một mẫu đơn đặc trưng, toàn bộ thể tích mẫu được lấy ở một thời điểm (một khoảng thời gian ngắn). Mẫu đơn có thể được lấy bằng cách thu thập nhiều lần rồi trộn lẫn vào nhau tại 1 vị trí hoặc tại một số vị trí gần nhau cho đảm bảo tính đại diện và phải được lấy trong khoảng thời gian không quá 15 phút (khoảng thời gian lấy mẫu này được coi như một thời điểm trong lấy mẫu môi trường); Mẫu kiểm soát chất lượng (quality control sample - mẫu QC) là mẫu thực hoặc mẫu được tạo từ chuẩn được sử dụng để kiểm soát chất lượng cho quá trình kiểm định hiện trường và trong phòng thử nghiệm; Mẫu lặp hiện trường là hai mẫu trở lên được lấy tại cùng một vị trí, trong cùng thời gian hoặc được lấy liên tiếp liền nhau theo thời gian, được xử lý, bảo quản, vận chuyển và phân tích các thông số trong phòng thử nghiệm tương tự như nhau. Mẫu lặp hiện trường được sử dụng để kiểm soát sai số trong phân tích mẫu, để đánh giá độ chụm của kết quả phân tích hoặc để sử dụng cho mục đích nghiệp vụ; Mẫu lặp phương pháp là hai hay nhiều hơn các phần của cùng một mẫu được đồng nhất, được phân tích với cùng một phương pháp. Mẫu lặp phương pháp được sử dụng để đánh giá độ chụm của kết quả phân tích; Mẫu môi trường là một lượng thành phần môi trường, chất thải nhất định (tính theo thể tích hoặc khối lượng) tối thiểu cần thiết được thu để phân tích, xác định các chỉ tiêu mong muốn của đối tượng môi trường, chất thải cần quan tâm và phải đại diện cho đối tượng đó; Mẫu thêm chuẩn (spike sample /matrix spike) là mẫu đã được bổ sung một lượng chất cần phân tích biết trước nồng độ trên nền mẫu thực. Mẫu thêm chuẩn được chuẩn bị và phân tích như mẫu thực để đánh giá quá trình phân tích; Mẫu tổng (mẫu đơn, mẫu điểm) là mẫu được lấy tại 01 điểm thu mẫu và đại diện cho điểm thu mẫu đó. Mẫu tổng thường có nhiều mẫu con; Mẫu trắng (blank sample, blank) là loại mẫu để kiểm soát chất lượng, là mẫu vật liệu sạch được sử dụng để kiểm soát sự nhiễm bẩn vào mẫu cần kiểm định hoặc nhiễm bẩn vào dụng cụ, hóa chất, chất chuẩn trong quá trình kiểm định. Có nhiều kiểu mẫu trắng khác nhau như: Mẫu trắng hiện trường, mẫu trắng phương pháp, mẫu trắng vận chuyển, mẫu trắng thiết bị; Mẫu trắng phương pháp (method blank sample) là mẫu vật liệu sạch, được sử dụng để kiểm soát sự nhiễm bẩn dụng cụ và hóa chất, chất chuẩn trong quá trình phân tích mẫu. Mẫu trắng phương pháp được trải qua các bước xử lý, phân tích như mẫu thực; Mẫu vật môi trường là mẫu vật dưới dạng khí, chất lỏng, chất rắn, động vật, thực vật… thuộc thành phần môi trường cần thu thập tại hiện trường, để phân tích thành phần hóa, lý, sinh học… theo quy định, tiêu chuẩn hiện hành; Nhà thầu chính trong kiểm định môi trường là đơn vị kiểm định môi trường thuộc lực lượng Cảnh sát môi trường; Nhà thầu phụ trong kiểm định môi trường là đơn vị được nhà thầu chính thuê thực hiện một hoặc một số công việc kiểm định môi trường; Nước thải là nước hoặc dung dịch nước được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác; Phân tích (thử nghiệm) môi trường là việc xác định giá trị của các thông số môi trường như các thông số về hóa học, các thông số vật lý, các thông số sinh học để đưa ra các thông tin về chất lượng môi trường; Thu mẫu nước thải (thu thập mẫu vật môi trường là nước thải) là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc lấy các mẫu nước thải về phân tích trong phòng thử nghiệm để xác định mức độ vượt ngưỡng cho phép của các thông số môi trường hoặc mức độ xuất hiện các yếu tố ô nhiễm với mục đích phát hiện, chứng minh và phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường; Thử nghiệm thành thạo là hoạt động đánh giá việc thực hiện của các bên tham gia đo, phân tích theo tiêu chí đã được thiết lập thông qua các so sánh liên phòng thử nghiệm; ISO: tiêu chuẩn của Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế; QCVN: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (Việt Nam); QCVN-MT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; SMEWW: viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Standard Methods for the Examination of Water and Waste Water” là các phương pháp chuẩn kiểm tra nước và nước thải; TCVN: tiêu chuẩn quốc gia (Việt Nam); US EPA method: phương pháp của Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ; VIMCERTS: chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường); Vị trí, chức năng của Cảnh sát môi trường; Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Cảnh sát môi trường; Xây dựng Cảnh sát môi trường; Đào tạo, tuyển chọn nguồn nhân lực; Đầu tư nâng cao năng lực cho Cảnh sát môi trường; Các hành vi bị nghiêm cấm. 
Chương II gồm những quy định về Nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Cảnh sát môi trường, như: Điều 39.9.PL.7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát môi trường; Điều 39.9.NĐ.1.4. Tham mưu, chỉ đạo công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm; Điều 39.9.NĐ.1.5. Áp dụng các biện pháp công tác và các biện pháp nghiệp vụ để tổ chức phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm; Điều 39.9.NĐ.1.6. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật liên quan đến tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm; Điều 39.9.NĐ.1.7. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm; Điều 39.9.TT.1.3. Nguyên tắc áp dụng; Điều 39.9.TT.1.4. Trách nhiệm của cơ quan, cán bộ tiến hành kiểm tra; Điều 39.9.TT.1.5. Trách nhiệm và quyền của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan đến việc áp dụng quy định về kiểm tra tại Điều 7, Điều 8 Nghị định số 105/2015/NĐ-CP; Điều 39.9.TT.1.6. Trình tự, thủ tục, quyền hạn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm; Điều 39.9.NĐ.1.8. Kiểm tra phương tiện, đồ vật, địa điểm có liên quan đến tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm; Điều 39.9.TT.1.7. Trình tự, thủ tục, quyền hạn kiểm tra phương tiện, đồ vật, địa điểm có liên quan đến tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm; Điều 39.9.TT.1.8. Xử lý đối với mẫu vật được thu thập; tài liệu, đồ vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu trong quá trình kiểm tra; Điều 39.9.TT.1.9. Biểu mẫu; Điều 39.9.NĐ.1.9. Xử lý các hành vi vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm; Điều 39.9.NĐ.1.10. Ủy quyền; Điều 39.9.NĐ.1.11. Thực hiện công tác kiểm định, giám định về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm; Điều 39.9.TT.2.3. Nguyên tắc áp dụng; Điều 39.9.TT.2.5. Điều kiện chuyên môn kỹ thuật của cán bộ kiểm định nước thải; Điều 39.9.TT.2.6. Trách nhiệm của cán bộ kiểm định và đơn vị quản lý cán bộ kiểm định; Điều 39.9.TT.2.7. Thông số môi trường nước thải cần kiểm định và thu mẫu; Điều 39.9.TT.2.8. Thực hiện công tác chuẩn bị thu mẫu; Điều 39.9.TT.2.9. Chọn thông số môi trường để kiểm định; Điều 39.9.TT.2.10. Xác định điểm thu mẫu nước thải; Điều 39.9.TT.2.11. Tiến hành lấy, bảo quản mẫu; Điều 39.9.TT.2.12. Nhãn mẫu; Điều 39.9.TT.2.13. Niêm phong mẫu; Điều 39.9.TT.2.14. Lập biên bản thu và niêm phong mẫu nước thải; Điều 39.9.TT.2.15. Lưu giữ tạm thời và vận chuyển mẫu đến phòng thử nghiệm kiểm định môi trường; Điều 39.9.TT.2.16. Kết thúc công tác thu mẫu nước thải; Điều 39.9.TT.2.17. Đo kiểm môi trường nước thải tại hiện trường; Điều 39.9.TT.2.18. Quy trình kiểm định mẫu nước thải; Điều 39.9.TT.2.19. Phương pháp kiểm định (phân tích); Điều 39.9.TT.2.20. Yêu cầu về điều kiện môi trường kiểm định; Điều 39.9.TT.2.21. Lựa chọn nhà thầu phụ; Điều 39.9.TT.2.22. Bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng kiểm định; Điều 39.9.NĐ.1.12. Nguyên tắc phối hợp; Điều 39.9.NĐ.1.13. Nội dung phối hợp; Điều 39.9.NĐ.1.14. Trách nhiệm phối hợp; Điều 39.9.PL.8. Tổ chức của Cảnh sát môi trường.
Chương III gồm các quy định về bảo đảm hoạt động và chế độ, chính sách đối với cảnh sát môi trường, như: Điều 39.9.PL.9. Trang bị của Cảnh sát môi trường; Điều 39.9.PL.10. Chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường; Điều 39.9.NĐ.1.17. Chế độ phụ cấp; Điều 39.9.PL.11. Chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân; Điều 39.9.PL.12. Kinh phí hoạt động của Cảnh sát môi trường; Điều 39.9.NĐ.1.18. Kinh phí hoạt động của Cảnh sát môi trường.
Chương IV gồm những quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đối với cảnh sát môi trường, như: Điều 39.9.PL.13. Trách nhiệm của Bộ Công an; Điều 39.9.PL.14. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Điều 39.9.PL.15. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Điều 39.9.PL.16. Trách nhiệm của chính quyền địa phương; Điều 39.9.PL.17. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.
Chương V là những quy định về điều khoản thi hành, bao gồm các quy định về hiệu lực thi hành, quy định chi tiết, trách nhiệm thi hành của pháp lệnh cảnh sát môi trường cũng như những nghị định, thông tư đã được pháp điển vào Đề mục Cảnh sát môi trường như đã được nêu trên. 
Thông qua việc thực hiện pháp điển Đề mục Cảnh sát môi trường đã xác định được hệ thống các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương ban hành trực tiếp thuộc lĩnh vực cảnh sát môi trường và đang còn hiệu lực được tập hợp, sắp xếp tạo thuận lợi cho các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong tra cứu, tìm kiếm./.             
Trần Thanh Loan
Chung nhan Tin Nhiem Mang