Cập nhật QPPL mới của Thông tư số 03/2023/TT-BYT và Thông tư số 11/2023/TT-BTC vào Đề mục Viên chức
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Cập nhật QPPL mới của Thông tư số 03/2023/TT-BYT và Thông tư số 11/2023/TT-BTC vào Đề mục Viên chức

 Ngày 09/02/2023, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 11/2023/TT-BTC hướng dẫn về Hội đồng quản lý và tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính và ngày 17/02/2023, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 03/2023/TT-BYT hướng dẫn vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp y tế công lập.
Căn cứ vào Điều 13 Pháp lệnh pháp điển và Điều 17 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh pháp điển, Bộ Tài chính và Bộ Y tế thực hiện cập nhật các QPPL mới tại Thông tư số 11/2023/TT-BTC  và Thông tư số 03/2023/TT-BYT vào Đề mục Viên chức (Đề mục 4 Chủ đề 5. Cán bộ, công chức, viên chức) theo quy định. Cụ thể các QPPL mới được cập nhật như sau:
1. Một số QPPL mới tại Thông tư số 11/2023/TT-BTC được cập nhật vào Đề mục:
Điều 5.2.TT.55.1. Phạm vi điều chỉnh
(Điều 1 Thông tư số 11/2023/TT-BTC Hướng dẫn về Hội đồng quản lý và tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính ngày 09/02/2023 của Bộ Tài chính, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/03/2023)
Thông tư này hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động và mối quan hệ của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và cơ quan quản lý cấp trên; tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên Hội đồng quản lý, Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính (sau đây viết tắt là Hội đồng quản lý).
Điều 5.2.TT.55.2. Đối tượng áp dụng
(Điều 2 Thông tư số 11/2023/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/03/2023)
1. Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính được cấp có thẩm quyền thành lập theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi là Nghị định số 120/2020/NĐ-CP
 2. Các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan việc thành lập và hoạt động của Hội đồng quản lý lĩnh vực tài chính.
Điều 5.2.TT.55.3. Nguyên tắc, điều kiện thành lập Hội đồng quản lý
(Điều 3 Thông tư số 11/2023/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/03/2023)
Nguyên tắc, điều kiện thành lập Hội đồng quản lý thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 7 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.
Điều 5.2.TT.55.4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý
(Điều 4 Thông tư số 11/2023/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/03/2023)
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.
Điều 5.2.TT.55.5. Cơ cấu, nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý
(Điều 5 Thông tư số 11/2023/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/03/2023)
1. Cơ cấu Hội đồng quản lý gồm:
 a) Đại diện cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp công lập, gồm đại diện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có).
 b) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
 c) Viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập.
 d) Đại diện tổ chức, đơn vị liên quan.
 2. Số lượng thành viên Hội đồng quản lý từ 05 đến 11 người, gồm Chủ tịch Hội đồng quản lý, Thư ký Hội đồng quản lý và các thành viên Hội đồng quản lý. Tùy theo yêu cầu nhiệm vụ, Hội đồng quản lý có thể có Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý. Số lượng, cơ cấu thành viên Hội đồng quản lý của từng đơn vị sự nghiệp công lập cụ thể do do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập quyết định.
 Chủ tịch Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập lựa chọn, bổ nhiệm từ đại diện lãnh đạo của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc đại diện cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp công lập.
 Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý (nếu có), Thư ký Hội đồng quản lý và các thành viên Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm.
 3. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý không quá 05 (năm) năm.
Điều 5.2.TT.55.6. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản lý
(Điều 6 Thông tư số 11/2023/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/03/2023)
1. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý theo quy định tại Thông tư này.
 2. Quyết định, chỉ đạo thực hiện chương trình nghị sự, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản lý.
 3. Triệu tập các cuộc họp của Hội đồng quản lý; chủ trì các cuộc họp và tổ chức bỏ phiếu tại các cuộc họp.
 4. Ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản lý theo quy định.
 5. Đảm bảo các thành viên Hội đồng quản lý nhận được thông tin đầy đủ, khách quan, chính xác và đủ thời gian thảo luận các vấn đề mà Hội đồng quản lý phải xem xét.
 6. Phân công nhiệm vụ và giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên Hội đồng quản lý.
 7. Thực hiện nhiệm vụ của thành viên Hội đồng quản lý, nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị.
 8. Chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
Điều 5.2.TT.55.7. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý (nếu có)
(Điều 7 Thông tư số 11/2023/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/03/2023)
1. Điều hành hoạt động của Hội đồng quản lý khi được Chủ tịch Hội đồng quản lý ủy quyền.
 2. Ký các văn bản của Hội đồng quản lý theo ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng quản lý.
 3. Thực hiện nhiệm vụ của thành viên Hội đồng quản lý, nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị và do Chủ tịch Hội đồng quản lý giao.
Điều 5.2.TT.55.8. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký Hội đồng quản lý
(Điều 8 Thông tư số 11/2023/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/03/2023)
1. Tổng hợp thông tin về hoạt động của đơn vị báo cáo Chủ tịch Hội đồng quản lý; chuẩn bị chương trình nghị sự, nội dung, tài liệu, gửi giấy mời họp và làm thư ký các cuộc họp của hội đồng; xây dựng, hoàn chỉnh, lưu trữ, các văn bản của Hội đồng quản lý.
 2. Chuẩn bị các báo cáo, văn bản giải trình với cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan liên quan theo nhiệm vụ, chức năng của Hội đồng quản lý.
 3. Thực hiện nhiệm vụ của thành viên Hội đồng quản lý, nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị và do Chủ tịch Hội đồng quản lý giao.
Điều 5.2.TT.55.9. Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Hội đồng quản lý
(Điều 9 Thông tư số 11/2023/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/03/2023)
1. Thực hiện nghiêm túc quy định của Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý và của đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng quản lý phân công và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật; tham gia đầy đủ các phiên họp của Hội đồng quản lý, chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
 2. Thảo luận, đóng góp ý kiến trong cuộc họp của Hội đồng quản lý; biểu quyết về nội dung các quyết định của Hội đồng quản lý theo quy định.
 3. Theo dõi, giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội đồng quản lý và có quyền đề xuất những ý kiến về hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
 4. Được cung cấp và tiếp cận thông tin, tài liệu phục vụ công tác của Hội đồng quản lý theo quy định; được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật và quy chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
 5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định.
Điều 5.2.TT.55.10. Thẩm quyền thành lập, cơ quan thẩm định hồ sơ thành lập Hội đồng quản lý
(Điều 10 Thông tư số 11/2023/TT-BTC Hướng dẫn về Hội đồng quản lý và tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính ngày 09/02/2023 của Bộ Tài chính, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/03/2023)
1. Thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý và phê duyệt quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý
 a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và người đứng đầu tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập quyết định hoặc phân cấp việc thành lập và phê duyệt Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập phù hợp với phân cấp quản lý công chức, viên chức và quản lý tài chính của cơ quan đơn vị.
 b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập và phê duyệt Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định.
 2. Cơ quan thẩm định
 a) Vụ Tổ chức cán bộ hoặc Ban Tổ chức cán bộ của cấp có thẩm quyền thành lập và phê duyệt Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý là cơ quan chủ trì thẩm định đối với việc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập.
 b) Cơ quan chuyên môn tham mưu quản lý nhà nước về lĩnh vực tổ chức bộ máy thuộc Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan thẩm định đối với việc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân các cấp theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 5.2.TT.55.11. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập Hội đồng quản lý
(Điều 11 Thông tư số 11/2023/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/03/2023)
1. Đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng quản lý (qua cơ quan thẩm định) chủ trương thành lập, cơ cấu thành phần Hội đồng quản lý và xin ý kiến nhân sự Chủ tịch Hội đồng quản lý, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý (nếu có), Thư ký Hội đồng quản lý.
 Hồ sơ đề nghị thành lập Hội đồng quản lý gồm:
 a) Văn bản đề nghị thành lập Hội đồng quản lý.
 b) Đề án thành lập Hội đồng quản lý.
 c) Dự thảo Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý; trong đó, xác định rõ mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và cơ quan quản lý cấp trên.
 d) Các tài liệu liên quan chứng minh đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư này.
 đ) Ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan (nếu có).
 e) Các giấy tờ có liên quan khác (nếu có).
 2. Cơ quan thẩm định tiến hành thẩm định các nội dung về sự cần thiết, số lượng, cơ cấu, thành phần, tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản lý; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý và các nội dung khác có liên quan.
 Cơ quan thẩm định báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng quản lý chủ trương thành lập, cơ cấu thành phần Hội đồng quản lý và dự kiến nhân sự Chủ tịch Hội đồng quản lý, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý (nếu có), Thư ký Hội đồng quản lý.
 3. Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương thành lập, cơ cấu thành phần Hội đồng quản lý, đơn vị sự nghiệp công lập đề xuất nhân sự cụ thể của Hội đồng quản lý báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định.
 4. Căn cứ quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này, văn bản đề nghị thành lập và nội dung báo cáo của cơ quan thẩm định, cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định thành lập Hội đồng quản lý ban hành Quyết định thành lập Hội đồng quản lý.
Điều 5.2.TT.55.12. Nội dung Đề án thành lập Hội đồng quản lý
(Điều 12 Thông tư số 11/2023/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/03/2023)
Nội dung Đề án, bao gồm:
 1. Sự cần thiết và cơ sở pháp lý.
 2. Dự kiến phương án số lượng, cơ cấu, thành phần nhân sự của Hội đồng quản lý.
 3. Nhiệm vụ cụ thể của Hội đồng quản lý.
 4. Kiến nghị của cơ quan xây dựng đề án thành lập Hội đồng quản lý.
 5. Các nội dung khác (nếu có) thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và hướng dẫn của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực sự nghiệp.
Điều 5.2.TT.55.13. Kiện toàn Hội đồng quản lý
(Điều 13 Thông tư số 11/2023/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/03/2023)
1. Kiện toàn Hội đồng quản lý theo nhiệm kỳ
 Trước khi hết nhiệm kỳ 03 (ba) tháng, Chủ tịch Hội đồng quản lý đương nhiệm triệu tập hợp Hội đồng quản lý, đề xuất cơ quan quản lý cấp trên kiện toàn Hội đồng quản lý nhiệm kỳ kế tiếp.
 2. Kiện toàn thành viên Hội đồng quản lý trong nhiệm kỳ
 Trường hợp Hội đồng quản lý bị khuyết thành viên (miễn nhiệm, nghỉ hưu, mất, chuyển sang công tác khác không còn phù hợp với cơ cấu của Hội đồng quản lý), Chủ tịch Hội đồng quản lý triệu tập hợp Hội đồng quản lý, căn cứ vào thành phần của các thành viên bị khuyết để lựa chọn thành viên thay thế báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt.
 Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản lý bị khuyết (bãi nhiệm, miễn nhiệm, nghỉ hưu, mất, chuyển sang công tác khác không còn phù hợp với cơ cấu của Hội đồng quản lý), Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý (nếu có) hoặc Thư ký Hội đồng quản lý báo cáo cơ quan quản lý có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm nhân sự Chủ tịch Hội đồng quản lý theo quy định.
 Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản lý, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý, Thư ký Hội đồng quản lý bị khuyết, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm nhân sự Chủ tịch Hội đồng quản lý, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý (nếu có), Thư ký Hội đồng quản lý theo quy định.
Điều 5.2.TT.55.14. Tiêu chuẩn thành viên và thẩm quyền bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý
(Điều 14 Thông tư số 11/2023/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/03/2023)
1. Tiêu chuẩn thành viên Hội đồng quản lý
 a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và ý thức kỷ luật tốt.
 b) Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.
 c) Có trình độ từ đại học trở lên.
 d) Không trong thời gian chấp hành quyết định kỷ luật hoặc trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
 đ) Độ tuổi đảm bảo để đủ tuổi công tác ít nhất 01 nhiệm kỳ (05 năm).
 2. Tiêu chuẩn Chủ tịch Hội đồng quản lý
 a) Đáp ứng tiêu chuẩn thành viên Hội đồng quản lý.
 b) Có kinh nghiệm quản lý hoặc chuyên môn về lĩnh vực hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
 3. Bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý
 Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm.
Điều 5.2.TT.55.16. Nguyên tắc làm việc, quan hệ công tác của Hội đồng quản lý
(Điều 16 Thông tư số 11/2023/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/03/2023)
Điều 5.2.TT.55.17. Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý
(Điều 17 Thông tư số 11/2023/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/03/2023)
Điều 5.2.TT.55.18. Chế độ hoạt động của Hội đồng quản lý
(Điều 18 Thông tư số 11/2023/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/03/2023)
Điều 5.2.TT.55.19. Hiệu lực thi hành
(Điều 19 Thông tư số 11/2023/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/03/2023)
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 3 năm 2023.
Điều 5.2.TT.55.20. Trách nhiệm thi hành
(Điều 20 Thông tư số 11/2023/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/03/2023)
1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân tỉnh có đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực tài chính và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
 2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật trích dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác thì áp dụng quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
 3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để hướng dẫn, giải quyết.
2. Một số QPPL mới tại Thông tư số 03/2023/TT-BYT được cập nhật vào Đề mục:
Điều 5.2.TT.56.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
(Điều 1 Thông tư số 03/2023/TT-BYT hướng dẫn vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp y tế công lập ngày 17/02/2023 của Bộ Y tế, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/04/2023)
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn về vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp y tế công lập thuộc các Bộ, ngành và địa phương.
2. Đối tượng áp dụng
a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
c) Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương;
d) Trung tâm Cấp cứu 115;
đ) Cơ sở kiểm nghiệm, kiểm định dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm;
e) Cơ sở pháp y, pháp y tâm thần, giám định y khoa;
g) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
3. Thông tư này không áp dụng đối với:
a) Các đơn vị nghiên cứu lĩnh vực y tế và các cơ sở điều dưỡng, phục hồi chức năng thuộc Bộ, ngành khác;
b) Trong việc giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
4. Các cơ sở y tế thuộc Bộ, ngành khác và cơ sở y tế ngoài công lập có thể căn cứ hướng dẫn tại Thông tư để áp dụng thực hiện cho phù hợp với thực tiễn.
Điều 5.2.TT.56.2. Nguyên tắc và căn cứ xác định vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp
(Điều 2 Thông tư số 03/2023/TT-BYT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/04/2023)
1. Vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp được xác định theo các nguyên tắc quy định tại Điều 3 và Điều 4 của Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Số lượng người làm việc tối thiểu trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xác định theo giường bệnh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh theo công suất sử dụng giường bệnh trung bình của 03 năm gần nhất; trong cơ sở thuộc lĩnh vực y tế dự phòng và cơ sở giám định được xác định theo quy mô dân số, điều chỉnh theo tính chất, đặc điểm chuyên môn, khối lượng công việc của mỗi cơ sở và đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội của mỗi địa phương; trong cơ sở kiểm nghiệm, kiểm định được xác định và điều chỉnh theo số lượng mẫu kiểm nghiệm trung bình năm; trong Trung tâm cấp cứu 115 được xác định theo định mức xe cứu thương của trung tâm.
3. Định mức số lượng người làm việc quy định tại Thông tư này là số lượng người làm việc tối thiểu của đơn vị sự nghiệp y tế công lập cần bố trí nhằm bảo đảm chất lượng dịch vụ y tế và quyền lợi của viên chức, người lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật. Tùy theo khối lượng công việc và khả năng tài chính, các đơn vị sự nghiệp y tế có thể bố trí số lượng người làm việc cao hơn để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, bảo đảm hiệu quả.
4. Định mức số lượng người làm việc quy định tại Thông tư này là căn cứ để các cơ sở y tế xây dựng kế hoạch số lượng người làm việc hằng năm.
Điều 5.2.TT.56.3. Vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
(Điều 3 Thông tư số 03/2023/TT-BYT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/04/2023)
1. Vị trí việc làm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Định mức số lượng người làm việc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Bảng 1: Định mức số lượng người làm việc của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo nhóm chức danh và theo từng loại giường bệnh
* Hệ số điều chỉnh
Số lượng người làm việc (tăng hoặc giảm) = Định mức chung nêu trên x Tỷ lệ % công suất sử dụng giường bệnh trung bình của 03 năm liền kề (tăng hoặc giảm) so với giường kế hoạch được giao;
3. Cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Bảng 2. Cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Điều 5.2.TT.56.4. Vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Điều 4 Thông tư số 03/2023/TT-BYT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/04/2023)
Điều 5.2.TT.56.4. Vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Điều 4 Thông tư số 03/2023/TT-BYT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/04/2023)
            1. Vị trí việc làm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh) thực hiện theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
            2. Định mức số lượng người làm việc của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh
            Bảng 3. Định mức số lượng người làm việc của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Chỉ số Quy mô dân số (triệu người)
≤ 1 > 1 đến 1,5 > 1,5 đến 2 > 2 đến 3 > 3 đến 4 > 4
Số lượng người làm việc 130 150 170 190 260 400

  * Hệ số điều chỉnh:
            - Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hoạt động kiểm dịch y tế quốc tế: Thêm 15 người so với định mức chung của mỗi Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có từ 02 cửa khẩu trở lên thì mỗi cửa khẩu bổ sung thêm 05 người làm việc, mỗi lối mở thêm 03 người làm việc.
            - Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các khu công nghiệp, khu kinh tế: Thêm tối thiểu 06 người làm việc cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh.
            - Tỉnh miền núi, vùng cao: Định mức số lượng người làm việc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh được tăng thêm với hệ số 1,3.
            3. Cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh
            Bảng 4. Cơ cấu viên chức chức danh nghề nghiệp tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh
 
TT Nhóm vị trí việc làm Tỷ lệ (%)
I Nhóm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành y tế và liên quan  
1 Bác sĩ, Bác sĩ y học dự phòng 20 - 25
2 Chức danh nghề nghiệp chuyên ngành y tế khác 35 - 40
3 Nhóm chức danh nghề nghiệp chuyên môn liên quan khác (kỹ sư, tuyên truyền viên, phóng viên, công tác xã hội, quan trắc môi trường và chuyên môn khác) 5 - 15
II Nhóm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung 5 - 15
III Nhóm hỗ trợ phục vụ (gồm cả Hợp đồng lao động) 5 - 10
 
Điều 5.2.TT.56.5. Vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương
(Điều 5 Thông tư số 03/2023/TT-BYT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/04/2023)
            1. Vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc của các khoa, phòng tại Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Trung tâm y tế huyện)
            a) Vị trí việc làm của Trung tâm Y tế huyện thực hiện theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
            b) Định mức số lượng người làm việc của Trung tâm Y tế huyện
            - Đối với Trung tâm Y tế huyện có giường điều trị nội trú, số lượng người làm việc gồm:
            + Số lượng người làm việc tại các khoa chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh và tại các khoa cận lâm sàng, dược, dinh dưỡng, kiểm soát nhiễm khuẩn của Trung tâm Y tế huyện áp dụng định mức như Bảng 1.
            + Số lượng người làm việc của các khoa chuyên môn thuộc lĩnh vực dự phòng, an toàn thực phẩm, dân số được tính như sau:
            Bảng 5. Số lượng người làm việc của các khoa chuyên môn thuộc lĩnh vực dự phòng, an toàn thực phẩm, dân số của Trung tâm Y tế huyện
                                                                                                                                                                                   
Chỉ số Quy mô dân số (người)
Dân số ≤100.000 >100.000 -150.000 >150.000 - 250.000 >250.000 - 350.000 >350.000
Số lượng 21 25 30 35 40

 - Đối với Trung tâm Y tế huyện không có giường điều trị nội trú, số lượng người làm việc gồm:
            + Số lượng người làm việc của các khoa chuyên môn thuộc lĩnh vực dự phòng, an toàn thực phẩm, dân số áp dụng định mức theo Bảng 5;
            + Số lượng người làm việc của phòng khám đa khoa (tại Trung tâm hoặc ở khu vực) được tính theo số lượt khám bệnh, khám sức khỏe: 01 người làm việc cho 4.000 lượt đến 6.000 lượt/năm.
            + Số lượng người làm việc của các phòng chức năng và hỗ trợ phục vụ được tính bằng 50 % tổng số lượng người làm việc của các khoa chuyên môn.
            c) Cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp tại Trung tâm Y tế huyện
            Bảng 6. Cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp tại Trung tâm y tế huyện
        * Hệ số điều chỉnh:
            - Đối với Trung tâm Y tế huyện miền núi, vùng cao: Số lượng người làm việc được tăng thêm với hệ số 1,3.
            - Đối với Trung tâm Y tế vùng biển đảo: Số lượng người làm việc được tăng thêm với hệ số 1,5.
            2. Vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp tại Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Trạm Y tế xã).
            a) Vị trí việc làm của Trạm Y tế xã thực hiện theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
            b) Định mức số lượng người làm việc của Trạm Y tế xã là 05 người làm việc/Trạm Y tế xã.
            * Hệ số điều chỉnh:
            - Điều chỉnh theo dân số
            + Đối với Trạm Y tế xã ở vùng I và vùng II trên 6.000 dân, nếu tăng từ 2.000 đến 3.000 dân thì tăng thêm 01 người làm việc;
            + Đối với Trạm Y tế xã ở vùng III trên 5.000 dân, nếu tăng 1.000 dân thì tăng thêm 01 người làm việc.
            - Điều chỉnh theo vùng địa lý:
            + Trạm Y tế vùng II được tăng thêm với hệ số 1,2.
            + Trạm Y tế vùng III được tăng thêm với hệ số 1,3.
            c) Cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của Trạm Y tế xã
            Bảng 7. Cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp tại Trạm Y tế xã
Các chức danh nghề nghiệp y tế khác: Bác sỹ y học dự phòng, Y tế công cộng, Lương y, Dân số, Dược, Kỹ thuật y, Khúc xạ nhãn khoa và chuyên môn khác.
Điều 5.2.TT.56.6. Vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của cơ sở kiểm nghiệm, kiểm định dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm
(Điều 6 Thông tư số 03/2023/TT-BYT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/04/2023)
            1. Vị trí việc làm của cơ sở kiểm nghiệm, kiểm định dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm thực hiện theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
            2. Định mức số lượng người làm việc của cơ sở kiểm nghiệm, kiểm định dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm: Định mức tối thiểu cho mỗi cơ sở là 25 người làm việc tương ứng với số lượng 750 mẫu kiểm nghiệm/năm.
            * Hệ số điều chỉnh: Cứ tăng hoặc giảm 30 mẫu/năm thì tăng hoặc giảm 01 người làm việc.
            3. Cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của cơ sở kiểm nghiệm, kiểm định dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm
            Bảng 8. Cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp tại cơ sở kiểm nghiệm, kiểm định dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm
Điều 5.2.TT.56.7. Vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của cơ sở pháp y
(Điều 7 Thông tư số 03/2023/TT-BYT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/04/2023)
            1. Vị trí việc làm của cơ sở pháp y thực hiện theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
            2. Định mức số lượng người làm việc của cơ sở pháp y
            Bảng 9. Số lượng người làm việc của cơ sở pháp y
3. Cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp tại cơ sở pháp y
            Bảng 10. Cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp tại cơ sở pháp y
Điều 5.2.TT.56.8. Vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của cơ sở giám định y khoa
(Điều 8 Thông tư số 03/2023/TT-BYT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/04/2023)
 1. Vị trí việc làm của cơ sở giám định y khoa thực hiện theo quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này
            2. Định mức số lượng người làm việc của cơ sở giám định y khoa
            Bảng 11. Số lượng người làm việc của cơ sở giám định y khoa
3. Cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của cơ sở giám định y khoa
            Bảng 12. Cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp tại cơ sở giám định y khoa
Điều 5.2.TT.56.9. Vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của cơ sở pháp y tâm thần
(Điều 9 Thông tư số 03/2023/TT-BYT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/04/2023)
            1. Vị trí việc làm của cơ sở pháp y tâm thần thực hiện theo quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.
            2. Định mức số lượng người làm việc của cơ sở pháp y tâm thần:
            a) Định mức mỗi cơ sở pháp y tâm thần là 35 người làm việc;
            b) Đối với cơ sở có giường bệnh thì số lượng người làm việc tại các khoa chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh và tại các khoa cận lâm sàng, dược, dinh dưỡng, kiểm soát nhiễm khuẩn của cơ sở được áp dụng định mức như Bảng 1.
            3. Cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp
            Bảng 13. Cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp tại cơ sở pháp y tâm thần
Điều 5.2.TT.56.10. Vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của Trung tâm cấp cứu 115
(Điều 10 Thông tư số 03/2023/TT-BYT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/04/2023)
            1. Vị trí việc làm của Trung tâm cấp cứu 115 thực hiện theo quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
            2. Định mức số lượng người làm việc của Trung tâm cấp cứu 115:
            a) Tối thiểu 15 người/Trung tâm;
            b) Trung tâm có từ 2 xe cứu thương trở lên: thêm 6 người/01 xe cứu thương;
            c) Trung tâm có bố trí các điểm cấp cứu ngoài trụ sở Trung tâm thì ngoài định mức số lượng người làm việc theo xe cứu thương thì mỗi điểm cấp cứu được bố trí thêm 03 người.
            3. Cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của Trung tâm cấp cứu 115
            Bảng 14. Cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của Trung tâm cấp cứu 115
Điều 5.2.TT.56.12. Trách nhiệm thi hành

(Điều 12 Thông tư số 03/2023/TT-BYT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/04/2023)
1. Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Y tế có trách nhiệm làm đầu mối tổ chức triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
 2. Các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ được giao quản lý nhà nước về y tế, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế và các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
 3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc có khó khăn, vướng mắc, cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế để hướng dẫn, giải quyết.
Điều 5.2.TT.56.11. Hiệu lực thi hành
(Điều 11 Thông tư số 03/2023/TT-BYT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/04/2023)
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 4 năm 2023.
 2. Điều khoản chuyển tiếp
 a) Các đơn vị sự nghiệp y tế công lập sử dụng viên chức với chức danh nghề nghiệp không có trong danh mục vị trí việc làm theo loại hình tổ chức quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này phải có phương án sắp xếp, phân công và chuyển đổi chức danh nghề nghiệp cho viên chức phù hợp với công việc mới, hoàn thành trước 31 tháng 12 năm 2025.
 b) Các đơn vị sự nghiệp y tế công lập có số lượng người làm việc chưa đáp ứng đủ định mức tối thiểu quy định tại Thông tư này phải có phương án tuyển dụng, bố trí, sắp xếp viên chức để bảo đảm định mức này, hoàn thành trước 31 tháng 12 năm 2025.

Vũ Thị Mai
Chung nhan Tin Nhiem Mang