Triển khai thực hiện công tác pháp điển, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các bộ, ngành có liên quan pháp điển xong đề mục “Công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài” (Đề mục số 3, Chủ đề số 41 - Văn hóa, thể thao, du lịch). Đến nay, đề mục này đã được thẩm định, ký xác thực, đóng dấu theo quy định và đang trình Chính phủ thông qua.
Theo đó, đề mục này có cấu trúc gồm 05 chương (23 Điều) theo cấu trúc của Nghị định số 72/2000/NĐ-CP của Chính phủ về công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài và được pháp điển từ 02 văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể: Nghị định số 72/2000/NĐ-CP của Chính phủ về công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài; Thông tư số 01/2009/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch hướng dẫn Hoạt động triển lãm văn hoá, nghệ thuật tại Việt Nam và đưa triển lãm văn hoá, nghệ thuật của Việt Nam ra nước ngoài quy định tại Nghị định số 11/2006/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ ban hành quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng và Nghị định số 72/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ quy định về công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài.
Các nội dung cơ bản trong mỗi Chương của đề mục “Công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài” như sau:
- Chương I gồm 09 điều quy định về các vấn đề chung như: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của các quy định trong đề mục này; Giải thích một số từ ngữ; Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu tác phẩm hoặc được chủ sở hữu tác phẩm ủy quyền có quyền công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài; Tổ chức, cá nhân công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài được Nhà nước bảo hộ quyền tác giả;
Hướng dẫn tổ chức triển lãm văn hoá, nghệ thuật tại Việt Nam, dưa triển lãm văn hoá, nghệ thuật của Việt Nam ra nước; Tác phẩm công bố, phổ biến ra nước ngoài (bao gồm Tác phẩm viết, các bài giảng, bài phát biểu, tác phẩm sân khấu và các loại hình biểu diễn nghệ thuật khác, tác phẩm điện ảnh, vi-đi-ô, tác phẩm phát thanh, truyền hình, tác phẩm báo chí, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh, công trình khoa học, sách giáo khoa, giáo trình, các bức họa đồ, bản vẽ, sơ đồ, bản đồ có liên quan đến địa hình, kiến trúc,công trình khoa học, tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển tập,hợp tuyển, phần mềm máy tính, tác phẩm khác do pháp luật quy định); Hình thức công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài (trưng bày, triển lãm, biểu diễn, đăng báo, tạp chí, xuất bản, phát trên đài phát thanh, đài truyền hình, đưa vào mạng Internet, dự các cuộc thi, liên hoan, dự trại sáng tác, phát biểu tại hội nghị, hội thảo khoa học, chiếu, phát hoặc các hình thức trình bày trước công chúng khác); Nhà nước khuyến khích các triển lãm nhằm giới thiệu với công chúng trong nước và quốc tế về bản sắc văn hoá các dân tộc Việt Nam, tinh hoa văn hoá của nhân loại; những tiến bộ, thành tựu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam; những tiến bộ về kinh tế, xã hội và khoa học công nghệ của thế giới; Những tác phẩm bị nghiêm cấm công bố, phổ biến ra nước ngoài (Tác phẩm có các nội dung: Chống lại Nhà nước Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân; Tuyên truyền bạo lực, chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hoá phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phongmỹ tục; Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại,bí mật đời tư của cá nhân và các bí mật khác do pháp luật quy định; Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân hoặc tác phẩm khác đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu huỷ).
- Chương II gồm 04 điều quy định về thẩm quyền cho phép, thủ tục xin phép công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài như: Bộ Văn hoá - Thông tin cho phép đối với các tác phẩm điện ảnh, vi-đi-ô đưa ra liên hoan phim, tuần phim hoặc chiếu trướccông chúng nước ngoài; trừ trường hợp phim truyền hình Việt Nam đưa ra chiếu trên Đài Truyền hình nước ngoài theo thỏa thuận giữa Đài Truyền hình Việt Nam với các tổ chức truyền hình ở nước ngoài; tác phẩm sân khấu, âm nhạc và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác của các đoàn nghệ thuật thuộc các cơ quan Trung ương đưa ra biểu diễn ở nước ngoài; tác phẩm sân khấu, âm nhạc và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác của các đoàn nghệ thuật địa phương đưa ra dự các cuộc liên hoan, biểu diễn có quy mô quốc gia hoặc quốc tế; tác phẩm nhiếp ảnh, tạo hình mỹ thuật ứng dụng đưa ra trưng bày, triển lãm, dự các cuộc thi ở nước ngoài; tác phẩm viết, sách giáo khoa, giáo trình đưa ra xuất bản, trưng bày, triển lãm;tác phẩm báo chí đưa ra trưng bày, triển lãm ở nước ngoài; sản phẩm ghi âm, ghi hình đưa ra nhân bản ở nước ngoài; Bộ Xây dựng cho phép đối với tác phẩm kiến trúc; Tổng cục Địa chính cho phép đối với bản đồ, các bức họa đồ, bản vẽ, sơ đồ thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Địa chính; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cho phép đối với bài giảng, bài phát biểu, công trình khoa học, các bức họa đồ, bản vẽ, sơ đồ, phần mềm máytính và các tác phẩm khác theo quy định của pháp luật có nội dung thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ, ngành mình mà cá nhân, tổ chức thuộc các cơ quan,tổ chức ở Trung ương đưa tác phẩm ra công bố, phổ biến ở nước ngoài; Người đứng đầu cơ quan báo chí cho phép đối với tác phẩm báo chí của cá nhân, tổ chức thuộc cơ quan mình được đăng báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình ở nước ngoài; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo cơ quan quản lý nhà nước cấp Sở ở địa phương cho phép đối với một số tác phẩm; Cơ quan ngoại giao, đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cho phép đối với tác phẩm của cá nhân, tổ chức của Việt Nam công tác, học tập, lao động ở nước ngoài mà chưa được cơ quan có thẩm quyền ở trong nước cho phép. Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép triển lãm theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 6 Nghị định số 72/2000/NĐ-CP và tại điểm a, khoản 1, Điều 19 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 11/2006/NĐ-CP (trừ triển lãm sách, báo); Tổ chức, cá nhân muốn công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài phải gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 6 Nghị định này. Thời hạn cấp giấy phép muốn công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài.
- Chương III gồm 03 điều quy định về quản lý nhà nước về công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài như: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài; BộVăn hóa - Thông tin là cơ quan của Chính phủ thực hiện việc thống nhất quản lýnhà nước về công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài; Trong phạm vi chức năng được giao các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ có trách nhiệm ban hành văn bản hướng dẫn, cấp phép, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về công bố, phổ biến tácphẩm ra nước ngoài thuộc phạm vi ngành mình quản lý; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài thuộc phạm vi địa phương quản lý.
- Chương IV gồm 02 điều quy định về xử lý vi phạm hành chính như: Tổ chức, cá nhân công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài vi phạm các quy địnhtại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính, bị cấm công bố phổ biến tácphẩm ra nước ngoài; cá nhân có hành vi vi phạm nghiêm trọng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; Cá nhân có thẩm quyền lợi dụng chức vụ, quyền hạn cho phép công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài mà tác phẩm thuộc quy định cấm tại Điều 5 Nghị định này hoặc sách nhiễu đối tượng xin phép thì bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
- Chương V gồm 05 điều quy định về điều khoản thi hành như:
Tổ chức thực hiện; Hiệu lực thi hành của các văn bản sử dụng pháp điển vào đề mục và trách nhiệm thi hành của các cá nhân, tổ chức có liên quan; Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định.
Như vậy, có thể nói, thông qua việc pháp điển này và đây cũng là lần đầu tiên toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định trong lĩnh vực công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp vào một chỗ giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật.