Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực quy định về phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)
Triển khai thực hiện công tác pháp điển, Bộ Y tế đã phối hợp với các bộ, ngành có liên quan pháp điển xong đề mục “Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)”. Đến nay, đề mục này đã được thẩm định, ký xác thực, đóng dấu theo quy định và chuẩn bị trình Chính phủ thông qua.
Theo đó, đề mục này có cấu trúc gồm 07 chương (529 Điều) theo cấu trúc của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006 và được pháp điển từ 44 văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể: Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006; Nghị định số 108/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); Nghị định số 75/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định điều kiện thực hiện xét nghiệm HIV; Nghị định số 90/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; Quyết định số 215/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng trực tiếp làm công tác quản lý, giáo dục, chăm sóc, khám chữa bệnh hoặc đấu tranh với những đối tượng bị nhiễm HIV/AIDS; Quyết định số 265/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với người bị phơi nhiễm với HIV hoặc bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp; Quyết định số 313/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ đối với người nhiễm HIV/AIDS và những người trực tiếp quản lý, điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS trong các cơ sở bảo trợ xã hội của nhà nước; Quyết định số 50/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm; Quyết định số 60/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS; Quyết định số 96/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý, chăm sóc, tư vấn, điều trị cho người nhiễm HIV và phòng lây nhiễm HIV tại các cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam; Quyết định số 120/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định điều kiện xác định người bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp; Quyết định số 173/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định áp dụng các biện pháp cần thiết đáp ứng yêu cầu về thuốc kháng HIV trong trường hợp khẩn cấp; Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương; Quyết định số 43/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân trực tiếp làm công tác quản lý, giáo dục, khám chữa bệnh với đối tượng bị nhiễm HIV/AIDS; Thông tư liên bộ số 02/TTLB của Bộ Văn hóa thông tin, Bộ Giáo dục và Đâò tạo, Bộ Y tế quy định việc giao dục truyền thông trong phòng, chống nhiễm HIV/SIDA; Thông tư liên tịch số 27/2004/TTLT-BQP-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 215/2003/QĐ-TTg ngày 24/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng trực tiếp làm công tác quản lý, giáo dục, chăm sóc, khám chữa bệnh hoặc đấu tranh với những đối tượng bị nhiễm HIV/AIDS; Thông tư liên tịch số 10/2005/TTLT-BYT-BTC của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện Quyết định số 265/2003/QĐ-TTg ngày 16/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với người bị phơi nhiễm với HIVhoặc bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp; Thông tư liên tịch số 32/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn phòng, chống lao, HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội; Thông tư số 02/2006/TT-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện quyết định số 313/2005/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ đối với người nhiễm HIV/AIDS và những người trực tiếp quản lý, điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS trong các cơ sở bảo trợ xã hội của nhà nước; Quyết định số 08/2007/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế Về việc phê duyệt Chương trình hành động giám sát HIV/AIDS, theo dõi, đánh giá chương trình; Thông tư số 101/2007/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS; Thông tư số 125/2007/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện công tác quản lý, chăm sóc, tư vấn, điều trị cho người nhiễm HIV và phòng lây nhiễm HIV tại các cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam; Thông tư liên tịch số 12/2007/TTLT-BYT-BTC của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với thuốc và thiết bị y tế thuộc chương trình viện trợ khẩn cấp của tổng thống hoa kỳ (pepfar) cho phòng, chống hiv/aids; Thông tư số 60/2008/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm hoạt động của Uỷ ban Quốc gia và Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm ở các cấp; Chỉ thị số 61/2008/CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS trong ngành giáo dục; Thông tư số 01/2010/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định trách nhiệm, trình tự thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính; Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BYT-BCA quy định việc cấp, phát, quản lý và sử dụng thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng tham gia thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV; Thông tư liên tịch số 20/2010/TTLT-BTTTT-BYT của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Y tế hướng dẫn việc ưu tiên về thời điểm, thời lượng phát sóng trên đài phát thanh, đài truyền hình; dung lượng và vị trí đăng trên báo in, báo điện tử đối với thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS; Thông tư số 40/2010/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn chuyên môn thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV, giấy chứng nhận bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp; Thông tư số 09/2011/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn điều kiện và phạm vi chuyên môn của cơ sở y tế điều trị bằng thuốc kháng HIV; Thông tư số 33/2011/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc xét nghiệm HIV bắt buộc trong một số trường hợp cần thiết để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh; Thông tư số 06/2012/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định điều kiện thành lập và nội dung hoạt động đối với tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS; Thông tư số 09/2012/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và giám sát các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục; Thông tư liên tịch số 163/2012/TTLT-BTC-BYT của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ Y tế quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2012- 2015; Thông tư số 15/2013/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn bảo đảm chất lượng thực hiện kỹ thuật xét nghiệm HIV; Thông tư số 42/2013/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Thông tư số 15/2013/TT-BYT ngày 24 tháng 5 năm 2013 hướng dẫn bảo đảm chất lượng thực hiện kỹ thuật xét nghiệm HIV; Thông tư liên tịch số 29/2013/TTLT-BYT-BVHTTDL-BCA-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch hướng dẫn việc thực hiện biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV bằng bao cao su tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú; Thông tư số 32/2013/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn quản lý, theo dõi điều trị người nhiễm HIV và người phơi nhiễm với HIV; Thông tư liên tịch số 25/2014/TTLT-BYT-BTC của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ khám, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; Thông tư liên tịch số 02/2015/TTLT-BCA-BQP-BYT của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế hướng dẫn công tác quản lý, chăm sóc, tư vấn, điều trị cho người nhiễm HIV và dự phòng lây nhiễm HIV tại trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng; Thông tư số 01/2015/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn tư vấn phòng, chống HIV/AIDS tại cơ sở y tế; Thông tư số 02/2015/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thông tư số 03/2015/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chế độ báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS; Thông tư số 14/2015/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý thuốc Methadone.
Các nội dung cơ bản trong mỗi Chương của đề mục “Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)” như sau:
- Chương I gồm 81 điều quy định về các vấn đề chung như: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của các quy định trong đề mục này; Giải thích từ ngữ; Nguyên tắc phòng, chống HIV/AIDS; Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV; Áp dụng pháp luật trong điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện; Trách nhiệm trong phòng, chống HIV/AIDS; Chính sách của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS (đối tượng vay vốn, điều kiện vay vốn, trình tự, thủ tục xác nhận đối tượng vay vốn, mức vay và lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, mục đích vay vốn, xử lý nợ bị rủi ro, nguồn vốn cho vay); Cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS; Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Quốc gia; Thành viên của Ủy ban Quốc gia; Tổ chức và hoạt động của Ủy ban Quốc gia; Bộ máy giúp việc cho Ủy ban Quốc gia; Trách nhiệm cụ thể của các cơ quan là Thành viên Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm; Tổ chức chỉ đạo công tác phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm ở các Bộ, ngành Trung ương và địa phương; Những hành vi bị nghiêm cấm.
- Chương II gồm 3 mục với 170 điều quy định về các biện pháp xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS. Cụ thể, Mục 1 quy định về thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS như: Mục đích và yêu cầu của thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS; Nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS; Đối tượng tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS; Trách nhiệm thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS. Mục 2 quy định về huy động gia đình, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống HIV/AIDS như: Phòng, chống HIV/AIDS tại gia đình; Phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc; Phòng, chống HIV/AIDS trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Phòng, chống HIV/AIDS trong các nhóm người di biến động; Phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư; Phòng, chống HIV/AIDS trong cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam; Quản lý người nhiễm HIV tại các cơ sở; Nguyên tắc quản lý, chăm sóc, tư vấn, điều trị cho người nhiễm HIV và dự phòng lây nhiễm HIV tại cơ sở quản lý; Khám, phân loại sức khỏe; Kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở quản lý; Xử lý mẫu vật và mai táng đối tượng quản lý nhiễm HIV chết; Tư vấn, xét nghiệm HIV tại các cơ sở; Chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV tại các cơ sở; Dự phòng lây nhiễm HIV tại các cơ sở; Tuyên truyền, giáo dục và tư vấn dự phòng lây nhiễm HIV; Tổ chức xã hội tham gia phòng, chống HIV/AIDS; Người nhiễm HIV tham gia phòng, chống HIV/AIDS. Mục 3 quy định các biện pháp xã hội khác trong phòng, chống HIV/AIDS như: Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV; Đối tượng áp dụng các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV; Thẩm quyền quyết định triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV; Quyền và trách nhiệm của nhân viên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV; Tiêu chuẩn của người được cấp Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng; Hình thức, chất liệu và màu sắc của Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng; Nội dung Thẻ; Hồ sơ đề nghị cấp Thẻ; Thẩm quyền, trình tự cấp Thẻ; Thời hạn sử dụng Thẻ; Các trường hợp bị thu hồi Thẻ, thẩm quyền, trình tự thu hồi Thẻ; Quản lý Thẻ; Sử dụng Thẻ; Cung cấp, hướng dẫn sử dụng bao cao su; Nguyên tắc thực hiện biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV bằng bao cao su tại các cơ sở; Thực hiện biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV bằng bao cao su tại các cơ sở; Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc quản lý, triển khai thực hiện biện pháp xã hội khác trong phòng, chống HIV/AIDS; Cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch; Kiểm tra, giám sát các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV; Nguyên tắc điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện; Quản lý thuốc thay thế; Thẩm quyền phê duyệt dự trù nhu cầu sử dụng thuốc Methadone; Quy trình lập dự trù, duyệt dự trù và phân phối thuốc Methadone thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế và Sở Y tế; Quy trình lập dự trù, duyệt dự trù và phân phối Methadone thuộc thẩm quyền quản lý của Cơ quan đầu mối; Quy trình lập kế hoạch sử dụng và phân phối thuốc Methadone tới các cơ sở cấp phát thuốc Methadone; Doanh nghiệp phân phối thuốc Methadone; Vận chuyển thuốc Methadone; Giao nhận thuốc Methadone; Xuất, nhập thuốc Methadone hằng ngày; Bảo quản thuốc Methadone; Điều kiện đối với người kê đơn thuốc Methadone; Kê đơn thuốc Methadone; Cấp phát thuốc Methadone; Chuyển tiếp điều trị; Xử lý thuốc Methadone đổ, vỡ, hỏng, không bảo đảm chất lượng trong quá trình tiếp nhận, bảo quản và phân phối; Đối tượng đăng ký tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện; Hồ sơ đăng ký tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện; Tiếp nhận tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện đối với người nghiện chất dạng thuốc phiện; Chuyển tiếp điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện; Chấm dứt điều trị đối với người đang tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện; Phân loại cơ sở điều trị; Điều kiện hoạt động của cơ sở điều trị thay thế; Điều kiện hoạt động của cơ sở cấp phát thuốc; Công bố đủ điều kiện điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện; Thủ tục công bố đủ điều kiện điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện đối với các cơ sở điều trị lần đầu công bố đủ điều kiện; Thủ tục công bố lại đối với cơ sở đủ điều kiện điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện khi có thay đổi về tên, địa chỉ, về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân sự; Thủ tục công bố lại đối với cơ sở điều trị công bố đủ điều kiện điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng phương thức điện tử khi hồ sơ công bố bị hư hỏng hoặc bị mất; Thủ tục công bố cơ sở điều trị bị đình chỉ hoạt động có thời hạn theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính và thủ tục công bố lại đối với cơ sở điều trị sau khi hết thời hạn bị đình chỉ; Thủ tục đề nghị hủy hồ sơ công bố đối với cơ sở điều trị đề nghị hủy hồ sơ công bố; Hủy hồ sơ công bố của cơ sở điều trị; Thủ tục hủy hồ sơ công bố của cơ sở điều trị; Chế độ, chính sách đối với những người tham gia điều trị và người làm công tác điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện; Nguồn tài chính của cơ sở điều trị; Tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS; Nguyên tắc hoạt động của tổ chức tư vấn; Điều kiện thành lập đối với tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS; Thông báo hoạt động của tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS; Nội dung tư vấn chung về dự phòng trong phòng, chống HIV/AIDS; Nội dung tư vấn dự phòng trong phòng, chống HIV/AIDS; Nội dung tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV; Điều kiện tổ chức hoạt động tư vấn phòng, chống HIV/AIDS trong cơ sở y tế; Hình thức tư vấn; Quy trình tư vấn phòng, chống HIV/AIDS.
- Chương III gồm 3 mục với 87 điều quy định về các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế trong phòng, chống HIV/AIDS. Cụ thể, Mục 1 quy định về việc giám sát dịch tễ học HIV/AIDS như: Nguyên tắc chung trong thực hiện giám sát; Đối tượng giám sát phát hiện HIV; Nội dung giám sát phát hiện HIV; Thống kê các thông tin trong giám sát phát hiện HIV; Quy trình thực hiện giám sát phát hiện HIV; Giám sát trọng điểm HIV/AIDS (nguyên tắc thực hiện, đối tượng giám sát, các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, thời gian thực hiện giám sát, phương pháp lựa chọn địa điểm giám sát, tiêu chuẩn lựa chọn...). Mục 2 quy định về tư vấn và xét nghiệm HIV như: Tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV; Xét nghiệm HIV tự nguyện; Xét nghiệm HIV bắt buộc; Danh mục một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng; Cơ sở xét nghiệm HIV đủ điều kiện khẳng định các trường hợp HIV dương tính; Điều kiện đối với cơ sở thực hiện xét nghiệm sàng lọc HIV; Điều kiện đối với cơ sở thực hiện xét nghiệm khẳng định các trường hợp HIV dương tính; Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện và đình chỉ hoạt động khẳng định kết quả xét nghiệm HIV dương tính; Các hình thức cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện; Hồ sơ, thủ tục, trình tự đề nghị cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện; Các trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện; Nguyên tắc thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính. Mục 3 quy định về các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế khác trong phòng, chống HIV/AIDS như: An toàn truyền máu; Phòng, chống lây nhiễm HIV trong cơ sở y tế; Phòng, chống lây nhiễm HIV trong cơ sở dịch vụ xã hội; Phòng, chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục; Phòng, chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con; Dự phòng sau phơi nhiễm với HIV; Nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất vắc xin, sinh phẩm và thuốc điều trị HIV/AIDS.
- Chương IV gồm 40 điều quy định về điều trị và hỗ trợ người nhiễm HIV gồm: Trách nhiệm điều trị; Nguyên tắc điều trị bằng thuốc kháng HIV; Điều kiện đối với cơ sở y tế thực hiện việc điều trị bằng thuốc kháng HIV theo phác đồ bậc 1; Điều kiện đối với cơ sở y tế thực hiện việc điều trị bằng thuốc kháng HIV theo phác đồ bậc 2; Nhiệm vụ của cơ sở y tế điều trị thuốc kháng HIV phác đồ bậc 1; Nhiệm vụ của cơ sở y tế điều trị bằng thuốc kháng HIV phác đồ bậc 2; Quản lý hồ sơ, bệnh án; Nguyên tắc quản lý, theo dõi điều trị người nhiễm HIV và người phơi nhiễm với HIV; Đánh giá tình trạng sức khỏe của người nhiễm HIV; Xử lý sau khi đánh giá tình trạng sức khoẻ; Quản lý, theo dõi điều trị đối với người nhiễm HIV chưa đủ tiêu chuẩn điều trị bằng thuốc kháng HIV; Quản lý, theo dõi điều trị đối với người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị bằng thuốc kháng HIV; Tiếp cận thuốc kháng HIV; Bảo hiểm y tế đối với người nhiễm HIV; Chăm sóc người nhiễm HIV; Áp dụng pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, xử lý vi phạm hành chính đối với người bị xử lý hình sự, hành chính mà bị bệnh AIDS giai đoạn cuối.
- Chương V gồm 54 điều quy định về các điều kiện bảo đảm thực hiện biện pháp phòng, chống HIV/AIDS như: Nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS; Quỹ hỗ trợ, điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV; Thẩm quyền quyết định thành lập Quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS; Nguồn thu của Quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS; Nội dung chi của Quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS; Thành lập Ban vận động tài chính cho Quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS; Chế độ, chính sách đối với người trực tiếp làm xét nghiệm HIV, quản lý, chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV; Chế độ đối với người bị phơi nhiễm với HIV, người nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp; Điều kiện để xác định người bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp; Điều kiện để xác định người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp; Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp; Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác phòng, chống HIV/AIDS.
- Chương VI gồm 2 mục với 16 điều quy định về quản lý, sử dụng kinh phí, cơ chế quản lý tài chính bảo đảm cho một số hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Trung tâm phòng, chống cấp HIV/AIDS tỉnh. Cụ thể, Mục 1 quy định về quản lý, sử dụng kinh phí, cơ chế quản lý tài chính bảo đảm cho một số hoạt động phòng, chống HIV/AIDS như: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị phê duyệt viện trợ; Quản lý quá trình tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển, sử dụng thuốc và trang thiết bị y tế; Hạch toán qua ngân sách Nhà nước nguồn vốn viện trợ về thuộc và thiết bị y tế của Chương trình PEPFAR; Nội dung chi và mức chi; Lập, phân bổ dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán; Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình; Nội dung và mức chi đặc thù của từng dự án; Lập, phân bổ dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán. Mục 2 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Trung tâm phòng, chống cấp HIV/AIDS tỉnh như: Vị trí, chức năng; Nhiệm vụ và quyền hạn; Cơ cấu tổ chức; Vị trí việc làm và số lượng người làm việc của Trung tâm phòng, chống cấp HIV/AIDS tỉnh.
- Chương VII gồm 81 điều quy định về điều khoản thi hành như: Điều khoản tham chiếu; Hiệu lực thi hành của các văn bản sử dụng pháp điển vào đề mục và trách nhiệm thi hành của các cá nhân, tổ chức có liên quan.
Như vậy, có thể nói, thông qua việc pháp điển này và đây cũng là lần đầu tiên toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định trong lĩnh vực phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp vào một chỗ giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật.
Vũ Thị Mai