Cập nhật QPPL mới của Thông tư số 01/2023/TT-BKHCN vào Đề mục Viên chức
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Cập nhật QPPL mới của Thông tư số 01/2023/TT-BKHCN vào Đề mục Viên chức

Thời gian vừa qua, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có ban hành Thông tư số 01/2023/TT-BKHCN ngày 24/4/2023 về định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về thẩm định cấp Giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao, hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao, cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao gồm 07 điều với Phụ lục ban hành kèm theo với sơ đồ các bước công việc thẩm định cấp Giấy chứng nhận hoạt động công nghệ cao và một số định mức cụ thể của định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về thẩm định cấp giấy chứng nhận hoạt động công nghệ cao. Thông tư số 01/2023/TT-BKHCN có hiệu lực thi hành từ ngày 15/6/2023.
Trên cơ sở đó, căn cứ theo nguyên tắc kỹ thuật pháp điển được quy định tại Điều 13 Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật (QPPL) năm 2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Điều 17 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh pháp điển hệ thống QPPL, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ thực hiện pháp điển cập nhật các QPPL (07 điều) của Thông tư số 01/2023/TT-BKHCN vào nội dung Đề mục Viên chức (Đề mục số 2 thuộc Chủ đề số 5. Cán bộ, công chức, viên chức của Bộ pháp điển) với ký hiệu mã hóa số thứ tự văn bản trong kết quả pháp điển của Đề mục là TT.61 theo quy định. Cụ thể 07 điều của Thông tư số 01/2023/TT-BKHCN được pháp điển vào Đề mục Viên chức do Bộ Nội vụ chủ trì pháp điển Đề mục này với ký hiệu mã hóa các điều lần lượt (sắp xếp lần lượt theo số thứ tự từng điều - theo nguyên tắc) như sau: 03 Điều như Điều 5.2.TT.61.1. Phạm vi điều chỉnh (với Phụ lục đính kèm theo); Điều 5.2.TT.61.2. Đối tượng áp dụng; Điều 5.2.TT.61.3. Giải thích từ ngữ (theo nguyên tắc được sắp xếp ở Chương I về những quy định chung của Đề mục). Tiếp đến, 02 Điều là Điều 5.2.TT.61.4. Phương pháp, cơ sở xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuậtĐiều 5.2.TT.61.5. Nội dung định mức kinh tế - kỹ thuật (pháp điển, sắp xếp dưới Điều 5.2.NĐ.13.36. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan trung ương ở Chương VII của Đề mục - Điều 36 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập). 02 Điều cuối cùng của Thông tư này quy định về tổ chức thực hiện và hiệu lực thi hành như Điều 5.2.TT.61.6. Tổ chức thực hiện và Điều 5.2.TT.61.7. Điều khoản thi hành (được sắp xếp ở Chương VIII về các điều khoản thi hành của Đề mục).
Ví dụ, một số điều cơ bản của Thông tư số 02/2023/TT-BKHCN được pháp điển có nội dung cụ thể như sau:
“Điều 5.2.TT.61.1. Phạm vi điều chỉnh
(Điều 1 Thông tư số 01/2023/TT-BKHCN ngày 24/4/2023 của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về thẩm định cấp Giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao, hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao, cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/6/2023)
1. Thông tư này ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật đối với 05 (năm) dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước sau:
a) Thẩm định cấp Giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao;
b) Thẩm định cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao;
c) Thẩm định cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao;
d) Thẩm định cấp Giấy chứng nhận hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao;
đ) Thẩm định cấp Giấy chứng nhận cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao.
2. Định mức kinh tế - kỹ thuật tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này được áp dụng chung cho 05 (năm) dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 5.2.TT.61.2. Đối tượng áp dụng
(Điều 2 Thông tư số 01/2023/TT-BKHCN, có có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/6/2023)
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng ngân sách nhà nước để thực hiện các dịch vụ sự nghiệp công quy định tại Điều 1 Thông tư này.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện dịch vụ sự nghiệp công quy định tại Điều 1 Thông tư này.
Điều 5.2.TT.61.3. Giải thích từ ngữ
(Điều 3 Thông tư số 01/2023/TT-BKHCN, có có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/6/2023)
1. Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về thẩm định cấp Giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao, hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao, cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao (sau đây gọi chung là thẩm định cấp Giấy chứng nhận hoạt động công nghệ cao) là dịch vụ công thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ, do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện, được Nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí thực hiện.
2. Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về thẩm định cấp Giấy chứng nhận hoạt động công nghệ cao (sau đây gọi chung là định mức kinh tế - kỹ thuật) là mức hao phí cần thiết về lao động, máy móc, thiết bị, vật tư trong một điều kiện cụ thể, theo quy trình thực hiện dịch vụ tương ứng để hoàn thành một đơn vị sản phẩm (hoặc một khối lượng công việc nhất định) đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
3. Thẩm định cấp Giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao dành cho tổ chức, cá nhân là quá trình tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao của tổ chức, cá nhân và theo dõi, kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện theo quy định của Giấy chứng nhận đã được cấp.
4. Thẩm định cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao là quá trình tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao và theo dõi, kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện theo quy định của Giấy chứng nhận đã được cấp.
5. Thẩm định cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao là quá trình tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao và theo dõi, kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện theo quy định của Giấy chứng nhận đã được cấp.
6. Thẩm định cấp Giấy chứng nhận hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao là quá trình tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao và theo dõi, kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện theo quy định của Giấy chứng nhận đã được cấp.
7. Thẩm định cấp Giấy chứng nhận cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao là quá trình tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao và theo dõi, kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện theo quy định của Giấy chứng nhận đã được cấp.
Điều 5.2.TT.61.5. Nội dung định mức kinh tế - kỹ thuật
(Điều 5 Thông tư số 01/2023/TT-BKHCN, có có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/6/2023)
1. Nội dung định mức kinh tế - kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 21/2019/TT-BKHCN, bao gồm các định mức thành phần như sau:
a) Định mức lao động bao gồm thời gian lao động trực tiếp (thực hiện) và gián tiếp (quản lý, phục vụ), trong đó:
Định mức lao động = Định mức lao động trực tiếp (thực hiện) + Định mức lao động gián tiếp (quản lý, phục vụ)
- Định mức lao động trực tiếp là thời gian thực hiện xong một dịch vụ sự nghiệp công về thẩm định cấp Giấy chứng nhận hoạt động công nghệ cao đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn theo quy định.
- Định mức lao động gián tiếp (quản lý, phục vụ) thực hiện một dịch vụ sự nghiệp công về thẩm định cấp Giấy chứng nhận hoạt động công nghệ cao được tính bằng 15% của định mức lao động trực tiếp.
Mức hao phí thời gian lao động trong định mức được tính bằng công (01 (một) công quy đổi bằng 08 (tám) giờ).
b) Định mức máy móc, thiết bị là thời gian sử dụng cần thiết đối với từng loại máy móc, thiết bị để hoàn thành một dịch vụ sự nghiệp công về thẩm định cấp Giấy chứng nhận hoạt động công nghệ cao đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn theo quy định.
Mức hao phí máy móc, thiết bị trong định mức được tính bàng ca (01 (một) ca quy đổi bằng 08 (tám) giờ).
c) Định mức vật tư là mức tiêu hao từng loại nguyên, nhiên liệu, số lượng vật tư cần thiết được sử dụng để hoàn thành một dịch vụ sự nghiệp công về thẩm định cấp Giấy chứng nhận hoạt động công nghệ cao đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn theo quy định.
2. Tổng định mức và áp dụng định mức kinh tế-kỹ thuật
a) Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về thẩm định cấp Giấy chứng nhận hoạt động công nghệ cao là mức tối đa các chi phí, tiêu hao các yếu tố về lao động, máy móc, thiết bị và vật tư để hoàn thành một dịch vụ sự nghiệp công đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn theo quy định.
b) Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về thẩm định cấp Giấy chứng nhận hoạt động công nghệ cao phục vụ xây dựng dự toán và đơn giá cho các dịch vụ sự nghiệp công nêu tại Điều 1 Thông tư này.
Điều 5.2.TT.61.6. Tổ chức thực hiện
(Điều 5 Thông tư số 01/2023/TT-BKHCN, có có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/6/2023)
1. Giám đốc Văn phòng Đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, phổ biến và triển khai thực hiện Thông tư này.
2. Trường hợp các văn bản được viện dẫn trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được ban hành.
Chung nhan Tin Nhiem Mang