Triển khai thực hiện công tác pháp điển, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan pháp điển đề mục “Quản lý nợ công” (Đề mục số 2) thuộc chủ đề “Tài sản công, nợ công, dự trữ nhà nước” (Chủ đề số 28). Đến nay, đề mục này đã được thẩm định, ký xác thực và đóng dấu theo quy định. Trong thời gian tới, Bộ Tư pháp sắp xếp đề mục Quản lý nợ công vào chủ đề Tài sản công, nợ công, dự trữ nhà nước để trình Chính phủ thông qua.
Theo đó, đề mục Quản lý nợ công có cấu trúc gồm 08 chương (07 chương theo Luật số 29/2009/QH12 Quản lý nợ công ngày 17/06/2009 của Quốc hội và 01 chương được bổ sung mới). Nội dung đề mục Quản lý nợ công được pháp điển bởi 34 văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc đề mục gồm: Luật Quản lý nợ công; Nghị định 78/2010/NĐ-CP Về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ ngày 14/07/2010 của Chính phủ; Nghị định 79/2010/NĐ-CP Về nghiệp vụ quản lý nợ công ngày 14/07/2010 của Chính phủ; Nghị định 01/2011/NĐ-CP Về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương 05/01/2011 của Chính phủ; Nghị định 15/2011/NĐ-CP Về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ ngày 16/02/2011 của Chính phủ; Nghị định 16/2016/NĐ-CP Về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài 16/03/2016 của Chính phủ; Quyết định 29/2011/QĐ-TTg Ban hành Danh mục ngành, lĩnh vực được hưởng mức lãi suất ưu đãi khi vay lại nguồn vốn vay ODA của Chính phủ ngày 01/06/2011 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định 56/2012/QĐ-TTg Ban hành Quy chế quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công ngày 21/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định 01/2013/QĐ-TTg Ban hành Quy chế lập, sử dụng và quản lý Quỹ tích lũy trả nợ ngày 07/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định 61/2013/QĐ-TTg Về việc cung cấp thông tin và phối hợp thực hiện công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định 34/2015/QĐ-TTg Ban hành Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên được xem xét cấp bảo lãnh Chính phủ ngày 14/08/2015 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định 05/2016/QĐ-TTg Về việc quản lý sử dụng phí cho vay lại và phần trích phí bảo lãnh tại Bộ Tài chính giai đoạn 2016 – 2020 ngày 05/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư 219/2009/TT-BTC Quy định một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án/chương trình sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ngày 19/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư 56/2010/TT-BTC Hướng dẫn việc quản lý và giám sát, sử dụng nguồn vốn trái phiếu quốc tế của Chính phủ phát hành năm 2010 ngày 16/04/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư 225/2010/TT-BTC Quy định chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước ngày 31/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư 53/2011/TT-BTC Hướng dẫn mẫu biểu báo cáo và công khai thông tin về nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia ngày 27/04/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư 56/2011/TT-BTC Hướng dẫn phương pháp tính toán chỉ tiêu giám sát và tổ chức hoạt động giám sát nợ công và nợ nước ngoài ngày 29/04/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư 142/2011/TT-BTC Hướng dẫn quản lý tài chính đối với nguồn vốn vay Quỹ Kuwait và Quỹ Saudi ngày 20/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư 194/2011/TT-BTC Hướng dẫn giải ngân và cơ chế tài chính đối với Hạn mức tín dụng lần 4 của Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu ngày 26/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư 231/2012/TT-BTC Quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư 234/2012/TT-BTC Hướng dẫn quản lý giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư 26/2013/TT-BTC Hướng dẫn giải ngân và cơ chế tài chính đối với nguồn vốn tín dụng và viện trợ của Chính phủ Liên bang Nga cho Dự án Xây dựng nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 1 ngày 11/03/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư 117/2013/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính và giải ngân đối với nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Đầu tư Châu Âu cho Dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP. Hà Nội, đoạn Nhổn – Ga Hà Nội (tuyến số 3) và Dự án Xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 TP. Hồ Chí Minh ngày 23/08/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 105/2015/TT-BTC Sửa đổi bổ sung một số điều Thông tư số 117/2013/TT-BTC ngày 23/08/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính và giải ngân đối với nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Đầu tư Châu Âu cho hai Dự án Xây dựng tuyến đườnng sắt đô thị thí điểm TP. Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội (tuyến số 3) và Dự án xây dựng tuycn tàu điện ngầm số 2 TP. Hồ Chí Minh; Thông tư 81/2014/TT-BTC Quy định về chế độ cung cấp thông tin, báo cáo đối với các chương trình, dự án vay vốn được cấp bảo lãnh chính phủ ngày 24/06/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư 118/2013/TT-BTC Hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản cho Dự án Phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ (Dự án JICA2) ngày 23/08/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư 170/2014/TT-BTC Hướng dẫn kế toán áp dụng cho Quỹ Tích luỹ trả nợ ngày 14/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư 214/2014/TT-BTC Hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản cho Chương trình đào tạo vệ tinh cơ bản của Dự án ứng phó thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát trái đất (Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam) ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư 99/2015/TT-BTC Hướng dẫn về phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh ngày 29/06/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư 100/2015/TT-BTC Hướng dẫn về phát hành trái phiếu Chính quyền địa phương tại thị trường trong nước ngày 29/06/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư 111/2015/TT-BTC Hướng dẫn phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước ngày 28/07/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư 139/2015/TT-BTC Hướng dẫn việc bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ ngày 03/09/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư 10/2016/TT-BTC Thông tư hướng dẫn thế chấp tài sản để bảo đảm cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh ngày 19/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư 79/2016/TT-BTC Hướng dẫn thực hỉện thẩm định tàỉ chính các chương trình, dự án vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ ngày 06/06/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư 100/2016/TT-BTC Hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với nguồn vốn vay JICA cho hợp phần phát triển nguồn nhân lực và hợp phần dự án nghiên cứu thuộc Dự án Nâng cấp Trường Đại học Cần Thơ ngày 29/06/2016 của trưởng Bộ Tài chính.
Đề mục Quản lý nợ công được pháp điển bởi các quy phạm pháp luật về Quản lý nợ công đang còn hiệu lực bao gồm hoạt động vay, sử dụng vốn vay, trả nợ và nghiệp vụ quản lý nợ công. Nợ công được quy định trong Đề mục này bao gồm: Nợ chính phủ; nợ được Chính phủ bảo lãnh; nợ chính quyền địa phương. Các quy định trong đề mục này được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động vay, sử dụng vốn vay, trả nợ và nghiệp vụ quản lý nợ công. Nội dung của đề mục Quản lý nợ công cụ thể như sau:
- Chương I Đề mục gồm 35 điều quy định về các nội dung cơ bản như sau: Phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; nội dung quản lý nhà nước về nợ công; tổ chức hạch toán kế toán và kiểm toán về nợ công; kiểm toán chương trình, dự án sử dụng vốn vay của Chính phủ và của chính quyền địa phương; nguyên tắc quản lý nợ công; những hành vi bị cấm trong quản lý nợ công; xử lý vi phạm.
- Chương II gồm 119 điều quy định về các nội dung cơ bản như: Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan nhà nước khác và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong quản lý nợ công; các loại công cụ quản lý nợ công; chiến lược dài hạn về nợ công; chương trình quản lý nợ trung hạn; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân quyết định cho vay, cho vay lại, cấp bảo lãnh, thẩm định và tổ chức, cá nhân khác có liên quan; tổ chức giám sát về nợ công; quản lý danh mục nợ và rủi ro danh mục nợ của Chính phủ; cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ của Chính phủ.
- Chương III gồm 223 điều quy định về các nội dung cơ bản như: Mục đích vay của Chính phủ; hình thức vay của Chính phủ; vay trong nước; chủ thể phát hành trái phiếu; mục đích phát hành trái phiếu; nguyên tắc phát hành trái phiếu; các điều kiện và điều khoản của trái phiếu; đối tượng mua trái phiếu; quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế của chủ sở hữu trái phiếu; lưu ý, niêm yết và giao dịch trái phiếu; các loại trái phiếu Chính phủ; các loại trái phiếu Chính phủ; phương thức phát hành trái phiếu; phương thức phát hành trái phiếu; vay nước ngoài; sử dụng vốn vay của Chính phủ; cơ quan cho vay lại, đối tượng được vay lại; lãi suất cho vay lại; điều kiện được vay lại; thẩm định chương trình, dự án vay lại; trách nhiệm của người vay lại; vay để cơ cấu lại danh mục nợ; quỹ tích lũy trả nợ; trả nợ chính phủ.
- Chương IV gồm 77 điều quy định về các nội dung cơ bản như: Cơ quan cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ; đối tượng được cấp bảo lãnh chính phủ; hình thức bảo lãnh chính phủ; chương trình, dự án được xem xét cấp bảo lãnh chính phủ; hương trình, dự án được xem xét cấp bảo lãnh chính phủ; điều kiện được cấp bảo lãnh chính phủ; điều kiện phát hành trái phiếu; đề án phát hành trái phiếu; thẩm định và cấp bảo lãnh Chính phủ; phí phát hành, thanh toán trái phiếu; sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu; thanh toán gốc, lãi trái phiếu; điều kiện cấp bảo lãnh chính phủ; mức bảo lãnh; hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh; trình tự thẩm định và cấp bảo lãnh; nội dung thư bảo lãnh; phí bảo lãnh; tài sản thế chấp; xử lý tài sản thế chấp; chuyển nhượng, chuyển giao nghĩa vụ được bảo lãnh; xử lý các trường hợp vi phạm nghĩa vụ trả nợ của người được bảo lãnh; quản lý bảo lãnh chính phủ; trách nhiệm của cơ quan cấp bảo lãnh và người được bảo lãnh; nghĩa vụ của người được bảo lãnh.
- Chương V gồm 10 điều quy định về các nội dung cơ bản như: Mục đích vay của chính quyền địa phương; xây dựng hạn mức vay của chính quyền địa phương; kế hoạch vay, trả nợ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện vay, trả nợ của Chính quyền địa phương; quản lý, giám sát nợ chính quyền địa phương; hình thức vay của chính quyền địa phương; điều kiện vay trong nước của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức vay; sử dụng vốn vay của chính quyền địa phương; trả nợ của Chính quyền địa phương.
- Chương VI gồm 27 điều quy định về các nội dung cơ bản như: Xây dựng cơ sở dữ liệu về nợ công; báo cáo thông tin về nợ công; tổ chức thông tin về nợ công; chế độ báo cáo về nợ công; phối hợp cung cấp thông tin về nợ công; công khai thông tin về nợ công.
- Chương VII (chương bổ sung) gồm 07 mục với 106 điều quy định về các dự án, chương trình cụ thể: hướng dẫn quản lý tài chính đối với nguồn vốn vay Quỹ KUWAIT và Quỹ SAUDI; hướng dẫn giải ngân và cơ chế tài chính đối với hạn mức tín dụng lần 2 của Ngân hàng đầu tư Bắc âu; hướng dẫn giải ngân và cơ chế tài chính đối với nguồn tín dụng và viện trợ của Chính phủ Liên bang Nga cho Dự án xây Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1; Hướng dẫn cơ chế tài chính và giải ngân đối với nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Đầu tư Châu Âu cho hai Dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP. Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội (tuyến số 3) và Dự án Xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 TP. Hồ Chí Minh; Hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản cho Dự án Phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ (Dự án JICA2); Hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản cho Chương trình đào tạo vệ tinh cơ bản của Dự án ứng phó thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát trái đất (Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam); Hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với nguồn vốn vay JICA cho hợp phần phát triển nguồn nhân lực và hợp phần dự án nghiên cứu thuộc Dự án Nâng cấp Trường Đại học Cần Thơ.
- Chương VIII gồm 51 điều quy định về trách nhiệm thi hành, tổ chức thực hiện, hiệu lực thi hành, điều khoản chuyển tiếp.
Luật Quản lý nợ công được ban hành năm 2009, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2010 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành đã tạo khuôn khổ pháp lý ở mức cao nhất đối với hoạt động quản lý nợ công. Qua hơn 6 năm triển khai thực hiện, hệ thống quy phạm pháp luật vê quản lý nợ công đã tạo hành lang pháp lý phù hợp với mức độ phát triển của nền kinh tế - xã hội, huy động nguồn lực cho ngân sách và cho đầu tư phát triển, nhất là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, tạo ra các tác động lan tỏa, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước. Như vậy, có thể nói, thông qua việc pháp điển đề mục Quản lý nợ công và đây cũng là lần đầu tiên toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về quản lý nợ công đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp vào một chỗ giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật.