Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực về luật sư và tổ chức hành nghề của luật sư
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực về luật sư và tổ chức hành nghề của luật sư

Triển khai thực hiện công tác pháp điển, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan pháp điển xong đề mục “Luật sư”. Đến nay, đề mục này đã được thẩm định, ký xác thực và đóng dấu theo quy định. Dự kiến trong tháng 11/2016, Bộ Tư pháp sắp xếp vào chủ đề để trình Chính phủ thông qua.
Theo đó, đề mục này có cấu trúc gồm 9 chương, 249 điều, được pháp điển từ 08 văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc đề mục (trong đó có 01 văn bản sửa đổi, bổ sung) gồm: Luật sư ngày 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư; Nghị định 123/2013/NĐ-CP, ngày 14/10/2013, quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư; Thông tư 17/2011/TT-BTP, ngày 14/10/2011, của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy định của Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư, Nghị định hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Luật sư; Thông tư 19/2013/TT-BTP, ngày 28/11/2013, của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn tập sự hành nghề luật sư; Thông tư 10/2014/TT-BTP, ngày 07/4/2014, của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư; Thông tư liên tịch 191/2014/TTLT-BTC-BTP, ngày 12/12/2014, của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Tư pháp hướng dẫn về thù lao và thanh toán chi phí cho luật sư trong trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng; Thông tư 02/2015/TT-BTP, ngày 16/01/2015, của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định một số mẫu giấy tờ về luật sư và hành nghề luật sư.
Các Chương của đề mục “Luật sư” có các nội dung cơ bản sau:
- Chương I gồm 15 điều quy định về các nội dung cơ bản như: Luật sư là gì; Chức năng xã hội của luật sư; Dịch vụ pháp lý của luật sư; Nguyên tắc hành nghề luật sư; Nguyên tắc quản lý hành nghề luật sư; Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư; Khuyến khích hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí; Các hành vi bị nghiêm cấm
- Chương II gồm 78 điều quy định về các nội dung cơ bản như: Tiêu chuẩn luật sư; Điều kiện hành nghề luật sư; Đào tạo nghề luật sư; Người được miễn đào tạo nghề luật sư; Tập sự hành nghề luật sư; Kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư; Người được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư; Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư; Thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư; Cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư; Gia nhập Đoàn luật sư; Quyền, nghĩa vụ của luật sư.
- Chương III gồm 51 điều quy định về các nội dung cơ bản như: Hình thức hành nghề của luật sư; Nhận và thực hiện vụ, việc của khách hàng; Bí mật thông tin; Thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý; Hoạt động tham gia tố tụng của luật sư; Hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư; Hoạt động đại diện ngoài tố tụng của luật sư; Hoạt động dịch vụ pháp lý khác của luật sư; Hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí của luật sư; Hình thức tổ chức hành nghề luật sư; Văn phòng luật sư; Công ty luật; Đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư; Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư; Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư; Công bố nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư; Quyền của tổ chức hành nghề luật sư; Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư; Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; Văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư; Đặt cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài; Cử luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý ở nước ngoài; Hợp nhất, sáp nhập công ty luật; Tạm ngừng hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư; Chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư; Chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư; Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân; Đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân; Thay đổi, cung cấp thông tin về nội dung đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân; Quyền, nghĩa vụ của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng dịch vụ pháp lý; Quyền, nghĩa vụ của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động.
- Chương IV gồm 12 điều quy định về các nội dung cơ bản như: Thù lao luật sư; Căn cứ và phương thức tính thù lao; Thù lao, chi phí trong trường hợp luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý; Thù lao, chi phí trong trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng; Tiền lương theo hợp đồng lao động của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân; Giải quyết tranh chấp về thù lao, chi phí, tiền lương theo hợp đồng lao động
- Chương V gồm 24 điều quy định về các nội dung cơ bản như: Đoàn luật sư; Nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn luật sư; Các cơ quan của Đoàn luật sư; Điều lệ Đoàn luật sư; Tổ chức luật sư toàn quốc; Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức luật sư toàn quốc; Các cơ quan của tổ chức luật sư toàn quốc; Điều lệ của tổ chức luật sư toàn quốc.
- Chương VI gồm 34 điều quy định về các nội dung cơ bản như: Điều kiện hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài; Hình thức hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài; Phạm vi hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài; Chi nhánh; Công ty luật nước ngoài; Quyền, nghĩa vụ của chi nhánh, công ty luật nước ngoài; Điều kiện hành nghề của luật sư nước ngoài; Hình thức hành nghề của luật sư nước ngoài; Phạm vi hành nghề của luật sư nước ngoài; Quyền và nghĩa vụ của luật sư nước ngoài; Cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài; Đăng ký hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài; Thay đổi nội dung Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài; Chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam; Cấp, gia hạn Giấy phép hành nghề tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài;
- Chương VII gồm 11 điều quy định về các nội dung cơ bản như: Trách nhiệm quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư như: (1) Bộ Tư pháp có trách nhiệm xây dựng và trình Chính phủ quyết định chiến lược và chính sách phát triển nghề luật sư; Xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành, hướng dẫn theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về luật sư; Quy định chương trình khung đào tạo nghề luật sư; phối hợp với Bộ Tài chính quy định học phí đào tạo nghề luật sư; quản lý, tổ chức việc đào tạo nghề luật sư; Cấp, thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư; Cấp, thu hồi, gia hạn Giấy phép hành nghề tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài; Cấp, thu hồi Giấy phép thành lập tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam; Phê duyệt Điều lệ tổ chức luật sư toàn quốc; Tổng kết, báo cáo Chính phủ về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư; Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư; Thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển nghề luật sư; Quản lý nhà nước đối với hoạt động hợp tác quốc tế về luật sư; Đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi những quy định, quyết định và nghị quyết của tổ chức luật sư toàn quốc trái với quy định của Luật này); (2) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư tại địa phương, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Cho phép thành lập Đoàn luật sư; quyết định việc giải thể Đoàn luật sư; Phê duyệt Điều lệ Đoàn luật sư; Tổ chức cấp, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam; Kiểm tra, thanh tra, xử l‎ý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức, hoạt động của Đoàn luật sư, tổ chức hành nghề luật sư; Đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi những quy định, quyết định và nghị quyết của Đoàn luật sư trái với quy định của Luật này; Định kỳ báo cáo Bộ Tư pháp về tình hình tổ chức luật sư và hành nghề luật sư tại địa phương; Thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển nghề luật sư tại địa phương; Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. (3)Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư thực hiện tự quản luật sư và hành nghề luật sư theo quy định của Luật này và Điều lệ của mình. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý luật sư và hành nghề luật sư.
- Chương VIII và Chương IX gồm 24 điều quy định về các nội dung cơ bản như: Xử lý kỷ luật đối với luật sư; Khiếu nại quyết định kỷ luật luật sư; Khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư, các cơ quan của tổ chức luật sư toàn quốc; Giải quyết tranh chấp; Xử lý vi phạm đối với luật sư; Xử lý vi phạm đối với tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam; Xử lý vi phạm đối với các hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư; Xử lý vi phạm đối với cá nhân, tổ chức hành nghề luật sư bất hợp pháp; Hiệu lực thi hành.
Như vậy, có thể nói, thông qua việc pháp điển này và đây cũng là lần đầu tiên toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về luật sư và tổ chức hành nghề luật sư đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp vào một chỗ giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật.
Nguyễn Thị Trà
Chung nhan Tin Nhiem Mang