Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam

Triển khai thực hiện công tác pháp điển đề mục của Bộ pháp điển theo phân công của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an đã chủ trì thực hiện pháp điển Đề mục Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam (Đề mục số 10 thuộc Chủ đề số 1 - An ninh quốc gia). Bộ Công an đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan hoàn thành việc thực hiện pháp điển đối với Đề mục Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. Đề mục này đã được tổ chức họp thẩm định và Bộ Công an thực hiện chỉnh lý, hoàn thiện kết quả pháp điển Đề mục, ký xác thực theo quy định để gửi hồ sơ kết quả pháp điển Đề mục đến Bộ Tư pháp (qua Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật) tổng hợp, trình Chính phủ xem xét thông qua trong thời gian tới.
Đề mục Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam có cấu trúc được xác định theo cấu trúc của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam số 49/2019/QH14 ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội và không có sự thay đổi so với cấu trúc của Luật (Luật này gồm 08 chương với 52 điều) - Luật Xuất cảnh, nhập cảnh số 49/2019/QH14 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 23/2023/QH15 ngày 24 tháng 6 năm 2023.  
Theo đó, Đề mục Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam được pháp điển bởi các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực của 12 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có 01 văn bản luật sửa đổi, bổ sung như vừa nêu trên. Cụ thể: Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam số 49/2019/QH14, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 23/2023/QH15; Nghị định 73/2020/NĐ-CP quy định việc kiểm soát xuất nhập cảnh đối với người đi trên phương tiện quốc phòng, an ninh ra, vào lãnh thổ Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; Nghị định 76/2020/NĐ-CP quy định chi tiết đối tượng, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, thu hồi, hủy giá trị sử dụng giấy thông hành; Nghị định 77/2020/NĐ-CP quy định việc quản lý, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh; dịch vụ công trực tuyến phục vụ cấp, quản lý, kiểm soát hộ chiếu của công dân Việt Nam; kiểm soát xuất nhập cảnh bằng cổng kiểm soát tự động; Quyết định 09/2023/QĐ-TTg quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, cấp và quản lý thẻ đi lại doanh nhân APEC; Thông tư 43/2011/TT-BCA hướng dẫn việc cấp giấy thông hành nhập xuất cảnh cho công dân Việt Nam sang các tỉnh, thành phố biên giới của Trung Quốc tiếp giáp Việt Nam; Thông tư 02/2013/TT-BCA về việc ban hành, hướng dẫn sử dụng và quản lý các loại mẫu giấy tờ liên quan đến công tác quản lý xuất nhập cảnh; Thông tư 74/2020/TT-BCA quy định việc kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu; Thông tư 04/2020/TT-BNG hướng dẫn việc cấp, gia hạn, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và cấp công hàm đề nghị phía nước ngoài cấp thị thực; Thông tư 110/2020/TT-BCA quy định quy trình thu thập vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử và người đăng ký xuất cảnh, nhập cảnh bằng cổng kiểm soát tự động; Thông tư 31/2023/TT-BCA quy định về mẫu hộ chiếu, mẫu giấy thông hành và các biểu mẫu liên quan.
  Trên cơ sở đó, các nội dung cơ bản trong mỗi chương của Đề mục Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam do Bộ Công an chủ trì thực hiện pháp điển như sau:
- Chương I gồm những quy định chung (Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và các văn bản như đã nêu; nguyên tắc xuất cảnh, nhập cảnh, ví dụ như: Bảo đảm công khai, minh bạch, thuận lợi cho công dân Việt Nam; chặt chẽ, thống nhất trong quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam trong hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh; các hành vi bị nghiêm cấm; Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam).
  - Chương II gồm những quy định về giấy tờ xuất nhập cảnh (như: Hộ chiếu ngoại giao, Hộ chiếu công vụ, Hộ chiếu phổ thông, Giấy thông hành, Giấy tờ khác theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; Mẫu hộ chiếu; Mẫu giấy thông hành; Thời hạn của giấy tờ xuất nhập cảnh).
- Chương III gồm các quy định về việc cấp, chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh. Chương này gồm có 5 Mục. Mục 1 là các quy định chung về việc cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ (chẳng hạn như: Điều 1.10.LQ.8. Đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao; Điều 1.10.TT.4.8. Chức danh trong hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ; Điều 1.10.LQ.9. Đối tượng được cấp hộ chiếu công vụ; Điều 1.10.LQ.10. Điều kiện cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ; Điều 1.10.LQ.11. Thẩm quyền cho phép, quyết định cử người thuộc diện cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ; Điều 1.10.TT.4.2. Cơ quan có thẩm quyền cấp, gia hạn, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và cấp công hàm đề nghị phía nước ngoài cấp thị thực; Điều 1.10.TT.4.4. Quyết định cử hoặc văn bản cho phép cán bộ, công chức ra nước ngoài; Điều 1.10.LQ.12. Cấp, gia hạn hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ ở trong nước). Mục 2 là các quy định về việc cấp hộ chiếu phổ thông (ví dụ: Điều 1.10.LQ.14. Đối tượng được cấp hộ chiếu phổ thông; Điều 1.10.LQ.15. Cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước; Điều 1.10.LQ.16. Cấp hộ chiếu phổ thông ở nước ngoài; Điều 1.10.TT.6.4. Biểu mẫu). Mục 3 là các quy định về việc cấp hộ chiếu phổ thông theo thủ tục rút gọn (Điều 1.10.LQ.17. Đối tượng được cấp hộ chiếu phổ thông theo thủ tục rút gọn; Điều 1.10.LQ.18. Cấp hộ chiếu phổ thông theo thủ tục rút gọn). Mục 4 là các quy định về việc cấp giấy thông hành (chẳng hạn như: Điều 1.10.LQ.19. Đối tượng được cấp giấy thông hành; Điều 1.10.LQ.20. Cấp giấy thông hành; Điều 1.10.NĐ.2.3. Phạm vi sử dụng của giấy thông hành; Điều 1.10.TT.1.3. Thời hạn và phạm vi sử dụng của Giấy thông hành nhập xuất cảnh; Điều 1.10.NĐ.2.5. Hồ sơ đề nghị cấp giấy thông hành; Điều 1.10.NĐ.2.6. Ủy quyền nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy thông hành; Điều 1.10.NĐ.2.8. Trình tự thực hiện; Điều 1.10.NĐ.2.9. Thời hạn và thẩm quyền giải quyết; Điều 1.10.NĐ.2.10. Các trường hợp thu hồi, hủy giá trị sử dụng giấy thông hành; Điều 1.10.NĐ.2.11. Hủy giá trị sử dụng giấy thông hành còn thời hạn bị mất; Điều 1.10.NĐ.2.12. Thu hồi, hủy giá trị sử dụng giấy thông hành của người thuộc trường hợp chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh do thực hiện hành vi bị nghiêm cấm). Mục 5 là các quy định về việc chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh (Điều 1.10.LQ.21. Trường hợp chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh; Điều 1.10.LQ.22. Thời hạn chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh).
 - Chương IV gồm các quy định về việc quản lý, sử dụng, thu hồi, hủy, khôi phục giấy tờ xuất nhập cảnh. Chương này gồm có 02 Mục. Mục 1 là các quy định về quản lý, sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh (như: Điều 1.10.LQ.23. Trách nhiệm của người được cấp giấy tờ xuất nhập cảnh; Điều 1.10.LQ.24. Quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ; Điều 1.10.LQ.25. Sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ; Điều 1.10.LQ.26. Sử dụng hộ chiếu phổ thông, giấy thông hành). Mục 2 là các quy định về thu hồi, hủy, khôi phục giá trị sử dụng hộ chiếu (như: Điều 1.10.LQ.27. Các trường hợp thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu; Điều 1.10.LQ.28. Hủy giá trị sử dụng hộ chiếu còn thời hạn bị mất; Điều 1.10.LQ.28a. Hủy giá trị sử dụng hộ chiếu đối với trường hợp công dân không nhận hộ chiếu; Điều 1.10.LQ.29. Thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu đối với người được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; Điều 1.10.LQ.30. Thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ đối với trường hợp không còn thuộc đối tượng được sử dụng; Điều 1.10.LQ.31. Thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu của người thuộc trường hợp chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh do thực hiện hành vi bị nghiêm cấm; Điều 1.10.LQ.32. Khôi phục giá trị sử dụng hộ chiếu phổ thông).
- Chương V là các quy định về việc xuất cảnh, nhập cảnh, tạm hoãn xuất cảnh (như: Điều 1.10.LQ.33. Điều kiện xuất cảnh; Điều 1.10.LQ.34. Điều kiện nhập cảnh; Điều 1.10.LQ.35. Kiểm soát xuất nhập cảnh; Điều 1.10.NĐ.1.4. Nguyên tắc kiểm soát xuất cảnh, nhập cảnh đối với người đi trên phương tiện quốc phòng, an ninh ra, vào lãnh thổ Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; Điều 1.10.NĐ.1.5. Kiểm soát xuất nhập cảnh đối với người đi trên phương tiện quốc phòng, an ninh ra, vào lãnh thổ Việt Nam tham gia tập trận, diễn tập; Điều 1.10.NĐ.1.6. Kiểm soát xuất nhập cảnh đối với người đi trên phương tiện quốc phòng, an ninh ra, vào lãnh thổ Việt Nam để cứu hộ, cứu nạn, truy bắt người phạm tội; Điều 1.10.NĐ.1.7. Kiểm soát xuất nhập cảnh đối với người đi trên phương tiện quốc phòng, an ninh ra, vào lãnh thổ Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khác; Điều 1.10.NĐ.1.8. Thẩm quyền quyết định việc kiểm soát xuất nhập cảnh đối với người đi trên phương tiện quốc phòng, an ninh ra, vào lãnh thổ Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ trong trường hợp khẩn cấp; Điều 1.10.NĐ.3.10. Xuất cảnh, nhập cảnh qua cổng kiểm soát tự động; Điều 1.10.NĐ.3.11. Trách nhiệm của đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh; Điều 1.10.LQ.36. Các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh; Điều 1.10.LQ.37. Thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh; Điều 1.10.LQ.38. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh; Điều 1.10.LQ.39. Trình tự, thủ tục thực hiện tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh).
- Chương VI là các quy định liên quan đến vấn đề cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam (như: Điều 1.10.LQ.40. Yêu cầu xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; Điều 1.10.LQ.41. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; Điều 1.10.LQ.42. Thu thập, cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; Điều 1.10.NĐ.3.4. Thu thập, cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh; Điều 1.10.NĐ.3.5. Trách nhiệm của cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh; Điều 1.10.LQ.43. Quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; Điều 1.10.NĐ.3.6. Phạm vi cung cấp, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh; Điều 1.10.NĐ.3.7. Việc cung cấp, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh).
- Chương VII là các quy định về trách nhiệm quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam (như: Điều 1.10.LQ.44. Trách nhiệm quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; Điều 1.10.NĐ.3.8. Cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Điều 1.10.NĐ.3.9. Trách nhiệm của cơ quan được giao cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Điều 1.10.QĐ.1.4. Hình thức thẻ ABTC; Điều 1.10.QĐ.1.5. Thông tin trên thẻ ABTC; Điều 1.10.QĐ.1.6. Trách nhiệm sử dụng thẻ ABTC; Điều 1.10.QĐ.1.7. Kiểm soát xuất nhập cảnh đối với doanh nhân mang thẻ ABTC; Điều 1.10.QĐ.1.8. Điều kiện được xem xét cấp thẻ ABTC; Điều 1.10.QĐ.1.9. Đối tượng được xem xét cấp thẻ ABTC; Điều 1.10.QĐ.1.10. Thẩm quyền xem xét cho phép sử dụng thẻ ABTC; Điều 1.10.QĐ.1.11. Thủ tục cấp văn bản cho phép sử dụng thẻ ABTC đối với doanh nhân quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 4, khoản 5 Điều 9 Quyết định này; Điều 1.10.QĐ.1.12. Thủ tục cấp văn bản cho phép sử dụng thẻ ABTC đối với doanh nhân quy định tại khoản 3 Điều 9 Quyết định này; Điều 1.10.QĐ.1.13. Thủ tục cấp mới thẻ ABTC; Điều 1.10.QĐ.1.14. Thủ tục cấp lại thẻ ABTC; Điều 1.10.QĐ.1.15. Thời hạn giải quyết; Điều 1.10.QĐ.1.16. Thời hạn của thẻ ABTC cấp cho doanh nhân Việt Nam; Điều 1.10.QĐ.1.17. Chưa cấp thẻ ABTC; Điều 1.10.QĐ.1.18. Các trường hợp hủy giá trị sử dụng thẻ ABTC; Điều 1.10.QĐ.1.19. Trách nhiệm đề nghị hủy giá trị sử dụng thẻ ABTC; Điều 1.10.QĐ.1.20. Thông báo thẻ ABTC đã cấp cho doanh nhân Việt Nam không còn giá trị sử dụng; Điều 1.10.QĐ.1.21. Xem xét nhân sự của doanh nhân nước ngoài; Điều 1.10.QĐ.1.22. Thẩm quyền xem xét nhân sự đối với doanh nhân nước ngoài; Điều 1.10.QĐ.1.23. Cấp chứng nhận tạm trú cho doanh nhân nước ngoài có thẻ ABTC; Điều 1.10.QĐ.1.24. Thông báo thẻ ABTC của doanh nhân nước ngoài không còn giá trị nhập cảnh Việt Nam; Điều 1.10.LQ.45. Trách nhiệm của Bộ Công an; Điều 1.10.NĐ.3.12. Bộ Công an có trách nhiệm; Điều 1.10.TT.2.2. Mẫu giấy tờ liên quan đến công tác quản lý người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú; Điều 1.10.TT.2.3. Mẫu giấy tờ liên quan đến công tác quản lý người Việt Nam định cư ở nước ngoài đăng ký thường trú tại Việt Nam; Điều 1.10.TT.2.4. Mẫu giấy tờ liên quan đến công tác xác minh, tiếp nhận phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về; Điều 1.10.TT.2.5. Mẫu giấy tờ liên quan đến công tác quản lý công dân Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh; Điều 1.10.TT.2.6. Hướng dẫn sử dụng các loại mẫu; Điều 1.10.TT.2.7. In và quản lý các loại mẫu giấy tờ; Điều 1.10.TT.3.3. Mục đích, nguyên tắc kiểm soát xuất nhập cảnh; Điều 1.10.TT.3.4. Phạm vi, khu vực kiểm soát xuất nhập cảnh; Điều 1.10.TT.3.5. Kiểm tra, kiểm chứng người và giấy tờ xuất nhập cảnh; Điều 1.10.TT.3.6. Giám sát xuất nhập cảnh; Điều 1.10.TT.3.7. Trách nhiệm của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an; Điều 1.10.TT.5.3. Nguyên tắc thu thập vân tay; Điều 1.10.TT.5.4. Quy trình thu thập vân tay; Điều 1.10.TT.5.5. Cơ quan thu thập vân tay; Điều 1.10.TT.5.6. Lưu trữ dữ liệu vân tay; Điều 1.10.TT.5.7. Chia sẻ, khai thác dữ liệu vân tay; Điều 1.10.TT.5.8. Tổ chức thực hiện; Điều 1.10.TT.6.5. Sản xuất, quản lý ấn phẩm trắng hộ chiếu, giấy thông hành; Điều 1.10.LQ.46. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao; Điều 1.10.NĐ.3.13. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm; Điều 1.10.LQ.47. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng; Điều 1.10.NĐ.3.14. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm; Điều 1.10.TT.3.8. Trách nhiệm của Cục Cửa khẩu, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Quốc phòng; Điều 1.10.LQ.48. Trách nhiệm của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; Điều 1.10.LQ.49. Trách nhiệm của Ban Cơ yếu Chính phủ; Điều 1.10.LQ.50. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có liên quan; Điều 1.10.NĐ.3.15. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm; Điều 1.10.QĐ.1.26. Trách nhiệm của bộ ngành, tổ chức chính trị - xã hội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Điều 1.10.QĐ.1.27. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan).
- Chương VIII là các quy định về điều khoản thi hành, gồm các quy định về hiệu lực thi hành của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, một số điều khoản quy định chuyển tiếp và trách nhiệm thi hành, hiệu lực thi hành của các văn bản quy phạm pháp luật đã được pháp điển vào Đề mục này như đã nêu ở trên.
Và như vậy, thông qua việc thực hiện pháp điển Đề mục Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam đã xác định được hệ thống các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương ban hành trực tiếp thuộc lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và đang còn hiệu lực được tập hợp, sắp xếp giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu khi có nhu cầu./.
                                                                               
       
Chung nhan Tin Nhiem Mang