Để Bộ pháp điển có giá trị khai thác, sử dụng hiệu quả, các cơ quan thực hiện pháp điển phải đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, thống nhất, đáng tin cậy, tính logic của các QPPL được pháp điển vào đề mục. Vì vậy trách nhiệm kiểm tra kết quả pháp điển đặt ra trước hết đối với tổ chức pháp chế của cơ quan thực hiện pháp điển.
- Khi các đơn vị chuyên môn thuộc bộ, ngành thực hiện pháp điển xong nội dung của đề mục, tổ chức pháp chế của cơ quan thực hiện pháp điển có trách nhiệm kiểm tra kết quả pháp điển của cơ quan mình trước khi gửi cơ quan khác để pháp điển tiếp/gửi cơ quan chủ trì để tổng hợp hoặc gửi Bộ Tư pháp để thẩm định theo quy định (khoản 3 Điều 2 Thông tư số 13/2014/TT-BTP).
- Trường hợp tổ chức pháp chế được phân công trực tiếp thực hiện pháp điển thì không cần kiểm tra kết quả pháp điển, còn nếu đơn vị chuyên môn được phân công trực tiếp thực hiện pháp điển thì tổ chức pháp chế của có quan phải kiểm tra kết quả pháp điển phần của cơ quan mình.