Ngày 14/9/2018, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 23/2018/TT-NHNN (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2018) quy định về tổ chức lại, thu hồi giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân. Thông tư này có quy định về việc bãi bỏ Quyết định số
24/2006/QĐ-NHNN ngày 06/6/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động quỹ tín dụng nhân dân; mở, chấm dứt hoạt động Sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện và phòng giao dịch, điểm giao dịch của quỹ tín dụng nhân dân; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập quỹ tín dụng nhân dân; thanh lý quỹ tín dụng nhân dân dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước và bãi bỏ ngày 06/6/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (và Quyết định số
26/2008/QĐ-NHNN ngày 09/9/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động quỹ tín dụng nhân dân; mở, chấm dứt hoạt động Sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện và phòng giao dịch, điểm giao dịch của quỹ tín dụng nhân dân; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập quỹ tín dụng nhân dân; thanh lý quỹ tín dụng nhân dân dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo). Theo đó, các quy định của Thông tư số 23/2018/TT-NHNN và các Quyết định số 24/2006/QĐ-NHNN và Quyết định số 26/2008/QĐ-NHNN có nội dung thuộc đề mục Các tổ chức tin dụng.
Căn cứ vào Điều 13 Pháp lệnh pháp điển và Điều 17 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh pháp điển, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã loại bỏ toàn bộ nội dung của Quyết định số 24/2006/QĐ-NHNN và Quyết định số 26/2008/QĐ-NHNN ra khỏi Bộ pháp điển và cập nhật các quy định của Thông tư số 23/2018/TT-NHNN vào đề mục Các tổ chức tin dụng như sau:
Điều 22.3.TT.93.1. Phạm vi điều chỉnh
Điều 22.3.TT.93.2. Đối tượng áp dụng: Quỹ tín dụng nhân dân; Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tổ chức lại, thu hồi Giấy phép, thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân.
Điều 22.3.TT.93.3. Giải thích từ ngữ
Điều 22.3.TT.93.4. Thẩm quyền chấp thuận tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân, thu hồi Giấy phép, giám sát thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân
Điều 22.3.TT.93.5. Nguyên tắc lập và gửi hồ sơ
Điều 22.3.TT.93.6. Nguyên tắc tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân
Điều 22.3.TT.93.7. Địa bàn, phạm vi, nội dung hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân sau khi tổ chức lại
Điều 22.3.TT.93.8. Yêu cầu đối với việc tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân
Điều 22.3.TT.93.9. Hội đồng tổ chức lại
Điều 22.3.TT.93.10. Công bố thông tin tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân
Điều 22.3.TT.93.11. Hồ sơ đề nghị chấp thuận tổ chức lại
Điều 22.3.TT.93.12. Phương án tổ chức lại
Điều 22.3.TT.93.13. Trình tự chấp thuận tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân
Điều 22.3.TT.93.14. Sáp nhập, hợp nhất quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt
Điều 22.3.TT.93.15. Các hành vi không được thực hiện trong quá trình thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân
Điều 22.3.TT.93.16. Các trường hợp thu hồi Giấy phép
Điều 22.3.TT.93.17. Thủ tục thu hồi Giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân giải thể tự nguyện
Điều 22.3.TT.93.18. Thủ tục thu hồi Giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân bị thu hồi Giấy phép quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 và 7 Điều 16 Thông tư này
Điều 22.3.TT.93.19. Thu hồi Giấy phép trong trường hợp quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tổ chức lại, phá sản: Trường hợp quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tổ chức lại, trình tự thu hồi Giấy phép thực hiện theo quy định về tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân tại khoản 5 Điều 13, khoản 5 Điều 14 Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan; Trường hợp quỹ tín dụng nhân dân phá sản, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ra quyết định thu hồi Giấy phép quỹ tín dụng nhân dân sau khi Thẩm phán chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Điều 22.3.TT.93.20. Công bố thông tin về thu hồi Giấy phép và thực hiện thủ tục chấm dứt pháp nhân
Điều 22.3.TT.93.21. Thời hạn thanh lý: Thời hạn thanh lý là 12 tháng kể từ ngày quyết định chấp thuận giải thể quỹ tín dụng nhân dân của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có hiệu lực. Thời hạn thanh lý quỹ tín dụng nhân dân có thể được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 12 tháng. Trong quá trình thanh lý, nếu xét thấy không có khả năng kết thúc thanh lý đúng hạn, trước ngày kết thúc thời hạn thanh lý 30 ngày, Hội đồng thanh lý phải có văn bản đề nghị gia hạn thời hạn thanh lý gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, trong đó nêu rõ lý do đề nghị gia hạn và thời gian gia hạn thanh lý.Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị gia hạn thanh lý của Hội đồng thanh lý, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản gia hạn hoặc không gia hạn thời hạn thanh lý quỹ tín dụng nhân dân.
Điều 22.3.TT.93.22. Kết thúc thanh lý
Điều 22.3.TT.93.23. Hội đồng thanh lý
Điều 22.3.TT.93.24. Quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng thanh lý
Điều 22.3.TT.93.25. Phương án thanh lý tài sản quỹ tín dụng nhân dân
Điều 22.3.TT.93.26. Xử lý khoản nợ có bảo đảm, thứ tự phân chia tài sản
Điều 22.3.TT.93. 27. Tổ giám sát thanh lý
Điều 22.3.TT.93.28. Cơ chế hoạt động của Tổ giám sát thanh lý
Điều 22.3.TT.93.29. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ giám sát thanh lý
Điều 22.3.TT.93.30. Trách nhiệm của quỹ tín dụng nhân dân
Điều 22.3.TT.93.31. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
Điều 22.3.TT.93.32. Trách nhiệm của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng
Điều 22.3.TT.93.33. Quy định chuyển tiếp: Trường hợp quỹ tín dụng nhân dân đã được chấp thuận tổ chức lại, chấp thuận giải thể, quỹ tín dụng nhân dân đã có quyết định thu hồi Giấy phép và đang thực hiện thanh lý tài sản trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, việc tổ chức lại, giải thể, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân tiếp tục thực hiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm được chấp thuận tổ chức lại, chấp thuận giải thể, có quyết định thu hồi Giấy phép
Điều 22.3.TT.93.34. Hiệu lực thi hành
Điều 22.3.TT.93.35. Tổ chức thực hiện
Trong đó, một số Phụ lục được ban hành kèm theo gồm:
Phụ lục 1: Mẫu đơn đề nghị chấp thuận chia, tách,sáp nhập, hợp nhất Quỹ tín dụng nhân dân
Phụ lục 2: Mẫu Sơ yếu lý lịch
Pụ lục 3: Bảng kê khai người có liên quan