Triển khai thực hiện công tác pháp điển, Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện pháp điển đề mục Hôn nhân và gia đình (Đề mục số 4 thuộc Chủ đề số 8). Đến nay, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện pháp điển xong đề mục Hôn nhân và gia đình và đã được thẩm định thông qua theo quy định. Đề mục Hôn nhân và gia đình có cấu trúc gồm 09 chương (theo cấu trúc của Luật Hôn nhân và gia đình) với 197 Điều. Theo đó, đề mục Hôn nhân và gia đình được pháp điển bởi các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực của 04 văn bản, cụ thể như sau: Luật Hôn nhân và gia đình; Nghị định 126/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình;
Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP Hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
Các nội dung cơ bản trong mỗi Chương của đề mục “Hôn nhân và gia đình” như sau:
- Chương I gồm 08 điều quy định về các vấn đề chung như: Phạm vi điều chỉnh; Đối tượng áp dụng; Giải thích từ ngữ; Trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với hôn nhân và gia đình (Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo hộ hôn nhân và gia đình, tạo điều kiện để nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và thực hiện đầy đủ chức năng của mình; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình; vận động nhân dân xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình. Các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình theo sự phân công của Chính phủ. Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan khác thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình theo quy định của pháp luật. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giáo dục, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các thành viên của mình và mọi công dân xây dựng gia đình văn hóa; kịp thời hòa giải mâu thuẫn trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên gia đình. Nhà trường phối hợp với gia đình trong việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình cho thế hệ trẻ);
Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình; Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình; Áp dụng quy định của Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan; Áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình; Nguyên tắc áp dụng tập quán; Thỏa thuận về áp dụng tập quán; Giải quyết vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán; Tuyên truyền, vận động nhân dân về áp dụng tập quán; Trách nhiệm về xây dựng danh mục tập quán được áp dụng.
- Chương II gồm 13 điều quy định về kết hôn như: Điều kiện kết hôn; Xử lý yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật; Căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật; Đăng ký kết hôn; Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật; Thụ lý, giải quyết đơn yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật; Xử lý việc kết hôn trái pháp luật; Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật; Xử lý việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền; Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn; Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn; Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.
- Chương III gồm 49 điều quy định về quan hệ giữa vợ và chồng như: Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng; Bảo vệ quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng; Tình nghĩa vợ chồng; Lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng; Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng; Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh; Đại diện giữa vợ và chồng trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với tài sản chung nhưng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng; Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng; Áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng; Áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định; Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng; Người thứ ba không ngay tình khi xác lập, thực hiện giao dịch với vợ, chồng liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán, động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu; Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; Giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng; Giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng; Tài sản chung của vợ chồng; Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung; Đăng ký tài sản chung của vợ chồng; Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng; Tài sản chung được đưa vào kinh doanh; Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng;. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn; Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; Hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; Chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu; Tài sản riêng của vợ, chồng; Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng; Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân; Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng; Tài sản riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật; Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng; Nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung; Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng; Xác định tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận; Cung cấp thông tin về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận trong giao dịch với người thứ ba; Sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng; Hậu quả của việc sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng; Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng; Sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng; Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu; Thủ tục xem xét thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu; Xác định thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vô hiệu.
- Chương IV gồm 17 điều quy định về chấm dứt hôn nhân như: Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn; Khuyến khích hòa giải ở cơ sở; Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn; Hòa giải tại Tòa án; Thuận tình ly hôn; Ly hôn theo yêu cầu của một bên; Thời điểm chấm dứt hôn nhân và trách nhiệm gửi bản án, quyết định ly hôn; Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con sau khi ly hôn; Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn; Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn; Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình; Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn; Quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn; Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh; Thời điểm chấm dứt hôn nhân; Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết; Quan hệ nhân thân, tài sản khi vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết mà trở về.
- Chương V gồm 39 điều quy định về quan hệ giữa cha mẹ và con như: Bảo vệ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con; Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ; Quyền và nghĩa vụ của con; Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng; Nghĩa vụ và quyền giáo dục con; Đại diện cho con;. Bồi thường thiệt hại do con gây ra; Quyền có tài sản riêng của con; Quản lý tài sản riêng của con; Định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; Quyền, nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi; Quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng; Quyền, nghĩa vụ của con dâu, con rể, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn; Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn; Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn; Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn; Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; Người có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; Hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên; Xác định cha, mẹ; Xác định con; Quyền nhận cha, mẹ; Quyền nhận con; Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp người có yêu cầu chết; Xác định cha, mẹ trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; Xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; Quyền, nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; Giải quyết tranh chấp liên quan đến việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; Xử lý hành vi vi phạm về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ; Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con; Người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con; Hồ sơ nhận cha, mẹ, con; Thời hạn giải quyết việc nhận cha, mẹ, con; Trình tự giải quyết việc nhận cha, mẹ, con tại Việt Nam; Trình tự giải quyết việc nhận cha, mẹ, con tại Cơ quan đại diện.
- Chương VI gồm 04 điều quy định về quan hệ giữa các thành viên của gia đình: Quyền, nghĩa vụ giữa các thành viên khác của gia đình; Quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; Quyền, nghĩa vụ của anh, chị, em.
- Chương VII gồm 14 điều quy định về cấp dưỡng như: Nghĩa vụ cấp dưỡng; Một người cấp dưỡng cho nhiều người; Nhiều người cùng cấp dưỡng cho một người hoặc cho nhiều người; Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con; Nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha, mẹ; Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em; Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn; Phương thức cấp dưỡng; Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng; Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; Khuyến khích việc trợ giúp của tổ chức, cá nhân.
- Chương VIII gồm 43 điều quy định về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài như: Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; Áp dụng pháp luật đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; Nguyên tắc hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; Điều kiện thành lập Trung tâm; Thủ tục đăng ký hoạt động của Trung tâm, cấp lại giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm; Quyền hạn, nghĩa vụ của Trung tâm; Chấm dứt hoạt động của Trung tâm; Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp; Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Ngoại giao; Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an; Nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Trách nhiệm của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; Thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; Thẩm quyền đăng ký kết hôn; Thẩm quyền cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; Thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ, con; Thẩm quyền ghi vào sổ đăng ký kết hôn việc kết hôn, ghi vào sổ hộ tịch việc nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài; Thẩm quyền ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài; Hợp pháp hoá lãnh sự giấy tờ, tài liệu về hôn nhân và gia đình; Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan đại diện; Công nhận, ghi chú bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về hôn nhân và gia đình; Kết hôn có yếu tố nước ngoài; Hồ sơ đăng ký kết hôn; Thủ tục nộp, tiếp nhận hồ sơ; Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn; Trình tự giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam; Lễ đăng ký kết hôn tại Việt Nam; Thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; Từ chối cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam cư trú trong nước để kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài; Điều kiện, hình thức công nhận việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài; Hồ sơ, trình tự, thủ tục ghi vào sổ việc kết hôn; Từ chối ghi vào sổ việc kết hôn; Trình tự đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện; Từ chối đăng ký kết hôn; Ghi vào sổ hộ tịch việc hủy kết hôn trái pháp luật đã được giải quyết ở nước ngoài; Ly hôn có yếu tố nước ngoài; Các trường hợp phải ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài; Hồ sơ ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài; Trình tự, thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài; Cách ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài; Xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài; Điều kiện nhận cha, mẹ, con; Hồ sơ, trình tự, thủ tục ghi vào sổ việc nhận cha, mẹ, con; Thẩm quyền đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con; Trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn; Trình tự, thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con; Nghĩa vụ cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài; Áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận; giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài.
- Chương IX gồm 10 điều quy định về điều khoản thi hành gồm: Hiệu lực thi hành; Trách nhiệm thi hành; Tổ chức thực hiện; Điều khoản chuyển tiếp.
Như vậy, thông qua việc pháp điển đề mục Hôn nhân và gia đình đã xác định được toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về hôn nhân, gia đình đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật. Ngoài ra, một số quy định liên quan đến hôn nhân, gia đình được pháp điển vào đề mục khác thì cũng được chỉ dẫn có liên quan đến nhau./.