Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp
Triển khai thực hiện công tác pháp điển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan pháp điển xong đề mục “Doanh nghiệp”. Đến nay, đề mục này đã được thẩm định, ký xác thực, đóng dấu theo quy định và chuẩn bị trình Chính phủ thông qua.
Theo đó, đề mục này được pháp điển từ 35 văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc đề mục gồm: Luật Doanh nghiệp 2014; Nghị định 44/CP của Chính phủ Phê chuẩn Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Cà phê Việt Nam; Nghị định 103/1997/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi nội dung Điều 36 của Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Cà phê Việt Nam; Nghị định 03/CP của Chính phủ Phê chuẩn Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Thép Việt Nam; Nghị định 118/2013/NĐ-CP của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam; Nghị định 149/2013/NĐ-CP của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Nghị định 175/2013/NĐ-CP của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam; Nghị định 69/2015/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 175/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ; Nghị định 183/2013/NĐ-CP của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Hàng không Việt Nam; Nghị định 184/2013/NĐ-CP của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam; Nghị định 190/2013/NĐ-CP của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; Nghị định 205/2013/NĐ-CP của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Nghị định 212/2013/NĐ-CP của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam; Nghị định 10/2014/NĐ-CP của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lương thực miền Nam; Nghị định 12/2014/NĐ-CP của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lương thực miền Bắc; Nghị định 28/2014/NĐ-CP của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; Nghị định 57/2014/NĐ-CP của Chính phủ Về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước; Nghị định 69/2014/NĐ-CP của Chính phủ về tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng công ty nhà nước; Nghị định 101/2014/NĐ-CP của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Viễn thông Quân đội; Nghị định 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; Nghị định 78/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp; Nghị định 81/2015/NĐ-CP của Chính phủ về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước; Nghị định 93/2015/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh; Nghị định 96/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp; Nghị định 25/2016/NĐ-CP của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; Quyết định 247/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam thí điểm mô hình Hội đồng quản trị ký hợp đồng thuê Tổng giám đốc điều hành; Quyết định 64/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Giấy Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - công ty con; Quyết định 119/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - công ty con; Thông tư 02/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn xây dựng đề án và phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; Thông tư 07/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập phương án sử dụng đất; lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất; đo đạc, lập bản đồ địa chính; xác định giá thuê đất; giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với công ty nông, lâm nghiệp; Thông tư liên tịch 17/2015/TTLT-BNNPTNT-BTC hướng dẫn phương pháp xác định giá trị rừng trồng, vườn cây để sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp; Thông tư liên tịch 04/2015/TTLT-BKHĐT-BTC-BNV của Bộ Kế hoạch và Đầu tư , Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ ban hành Quy chế phối hợp mẫu giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập; Thông tư 11/2015/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn xử lý các khoản nợ vay của công ty nông, lâm nghiệp tại tổ chức tín dụng khi thực hiện sắp xếp, đổi mới theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ; Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp; Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-BKHĐT-BTC của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn việc trao đổi thông tin về doanh nghiệp giữa Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và Hệ thống thông tin thuế; Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BKHCN-BKHĐT của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Kế hoạch và Ðầu tư quy định chi tiết và hướng dẫn xử lý đối với trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; Thông tư 04 /2016/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định các biểu mẫu văn bản sử dụng trong đăng ký doanh nghiệp xã hội theo Nghị định 96/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Doanh nghiệp.
Về cấu trúc đề mục: Đề mục này có cấu trúc gồm 11 chương gồm: Quy định chung; Thành lập doanh nghiệp; Công ty tránh nhiệm hữu hạn; Doanh nghiệp nhà nước; Công ty cổ phần; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Hộ kinh doanh; Nhóm công ty; Tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp; Tổ chức thực hiện. Trong đó, các nội dung cơ bản trong mỗi Chương của đề mục “Doanh nghiệp” như sau:
- Chương I gồm 52 điều quy định về các nội dung cơ bản như: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của các quy định trong đề mục này; Giải thích từ ngữ; Bảo đảm của Nhà nước đối với doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp; Quyền của doanh nghiệp; Nghĩa vụ của doanh nghiệp; Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích; Tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội; Chế độ lưu giữ tài liệu của doanh nghiệp; Báo cáo thay đổi thông tin của người quản lý doanh nghiệp; Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức; Trách nhiệm của người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức; Các hành vi bị nghiêm cấm.
- Chương II gồm 135 điều quy định về các nội dung cơ bản như: Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp; Hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp; Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân; Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp danh; Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn; Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty cổ phần; Nội dung giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; Điều lệ công ty; Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần; Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Mã số doanh nghiệp; Đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp; Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp; Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký doanh nghiệp; Tài sản góp vốn; Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn; Định giá tài sản góp vốn; Tên doanh nghiệp; Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp; Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp; Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh; Tên trùng và tên gây nhầm lẫn; Trụ sở chính của doanh nghiệp; Con dấu của doanh nghiệp; Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp; Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
- Chương III gồm 02 Mục, 41 điều quy định về các nội dung cơ bản về công ty trách nhiệm hữu hạn như: Mục 1 về Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Thực hiện góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp; Sổ đăng ký thành viên; Quyền của thành viên; Nghĩa vụ của thành viên; Mua lại phần vốn góp; Chuyển nhượng phần vốn góp; Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt; Cơ cấu tổ chức quản lý công ty; Hội đồng thành viên; Chủ tịch Hội đồng thành viên; Triệu tập họp Hội đồng thành viên; Điều kiện và thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên; Nghị quyết của Hội đồng thành viên; Biên bản họp Hội đồng thành viên; Thủ tục thông qua nghị quyết của Hội đồng thành viên theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản; Hiệu lực nghị quyết của Hội đồng thành viên; Giám đốc, Tổng giám đốc; Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc; Thù lao, tiền lương và thưởng của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác; Hợp đồng, giao dịch phải được Hội đồng thành viên chấp thuận; Thay đổi vốn điều lệ; Điều kiện để chia lợi nhuận; Thu hồi phần vốn góp đã hoàn trả hoặc lợi nhuận đã chia; Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên và người quản lý khác; Khởi kiện người quản lý. Mục 2 về Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Thực hiện góp vốn thành lập công ty; Quyền của chủ sở hữu công ty; Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; Thực hiện quyền của chủ sở hữu công ty trong một số trường hợp đặc biệt; Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu; Hội đồng thành viên; Chủ tịch công ty; Giám đốc, Tổng giám đốc; Kiểm soát viên; Trách nhiệm của thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc, Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; Thù lao, tiền lương và lợi ích khác của người quản lý công ty và Kiểm soát viên; Cơ cấu tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu; Hợp đồng, giao dịch của công ty với những người có liên quan; Thay đổi vốn điều lệ.
- Chương IV gồm 2 Mục, 107 điều quy định về các nội dung cơ bản về doanh nghiệp nhà nước như: Mục 1 những quy định chung về doanh nghiệp nhà nước: Áp dụng quy định đối với doanh nghiệp nhà nước; Cơ cấu tổ chức quản lý; Hội đồng thành viên; Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên; Tiêu chuẩn và điều kiện đối với thành viên Hội đồng thành viên; Miễn nhiệm, cách chức thành viên Hội đồng thành viên; Chủ tịch Hội đồng thành viên; Quyền và nghĩa vụ của các thành viên khác của Hội đồng thành viên; Trách nhiệm của Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng thành viên; Chế độ làm việc, điều kiện và thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên; Chủ tịch công ty; Giám đốc, Tổng giám đốc công ty; Tiêu chuẩn, điều kiện của Giám đốc, Tổng giám đốc; Miễn nhiệm, cách chức đối với Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý công ty khác; Ban kiểm soát; Tiêu chuẩn và điều kiện đối với Kiểm soát viên; Quyền của Ban kiểm soát và Kiểm soát viên; Chế độ làm việc của Ban kiểm soát và Kiểm soát viên; Trách nhiệm của Kiểm soát viên; Miễn nhiệm, cách chức Kiểm soát viên; Công bố thông tin định kỳ; Công bố thông tin bất thường. Mục 2 quy định về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp: Nguyên tắc sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; Chuyển công ty nông nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần; Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Giải thể công ty nông nghiệp; Duy trì, củng cố và phát triển công ty lâm nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Chuyển công ty lâm nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần; Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Giải thể công ty lâm nghiệp; Rà soát chức năng, nhiệm vụ công ty nông, lâm nghiệp; Rà soát, đo đạc, lập bản đồ; lập, điều chỉnh, phê duyệt phương án sử dụng đất; Thu hồi và bàn giao đất về địa phương; Cơ chế quản lý, sử dụng rừng.
- Chương V gồm 62 điều quy định về các nội dung cơ bản về công ty cổ phần như: Vốn công ty cổ phần; Thanh toán cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký doanh nghiệp; Các loại cổ phần; Quyền của cổ đông phổ thông; Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông; Cổ phần ưu đãi biểu quyết và quyền của cổ đông ưu đãi biểu quyết; Cổ phần ưu đãi cổ tức và quyền của cổ đông ưu đãi cổ tức; Cổ phần ưu đãi hoàn lại và quyền của cổ đông ưu đãi hoàn lại; Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập; Cổ phiếu; Sổ đăng ký cổ đông; Chào bán cổ phần; Chào bán cổ phần riêng lẻ; Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu; Bán cổ phần; Chuyển nhượng cổ phần; Phát hành trái phiếu; Mua cổ phần, trái phiếu; Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông; Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty; Điều kiện thanh toán và xử lý các cổ phần được mua lại; Trả cổ tức; Thu hồi tiền thanh toán cổ phần mua lại hoặc cổ tức; Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần; Đại hội đồng cổ đông; Thẩm quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông; Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông; Chương trình và nội dung họp Đại hội đồng cổ đông; Mời họp Đại hội đồng cổ đông; Thực hiện quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông; Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông; Thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông; Hình thức thông qua nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông; Điều kiện để nghị quyết được thông qua; Thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông; Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông; Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông; Hiệu lực các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông; Hội đồng quản trị; Nhiệm kỳ và số lượng thành viên Hội đồng quản trị; Cơ cấu, tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị; Chủ tịch Hội đồng quản trị; Cuộc họp Hội đồng quản trị; Biên bản họp Hội đồng quản trị; Quyền được cung cấp thông tin của thành viên Hội đồng quản trị; Miễn nhiệm, bãi nhiệm và bổ sung thành viên Hội đồng quản trị; Giám đốc, Tổng giám đốc công ty; Thù lao, tiền lương và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng Giám đốc; Công khai các lợi ích liên quan; Trách nhiệm của người quản lý công ty; Quyền khởi kiện đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc; Hợp đồng, giao dịch phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận; Ban kiểm soát; Tiêu chuẩn và điều kiện của Kiểm soát viên; Quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát; Quyền được cung cấp thông tin của Ban kiểm soát; Tiền lương và quyền lợi khác của Kiểm soát viên; Trách nhiệm của Kiểm soát viên; Miễn nhiệm, bãi nhiệm Kiểm soát viên; Trình báo cáo hằng năm; Công khai thông tin công ty cổ phần.
- Chương VI gồm 11 điều quy định về các nội dung cơ bản về công ty hợp danh như: Thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp; Tài sản của công ty hợp danh; Hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh; Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh; Hội đồng thành viên; Triệu tập họp Hội đồng thành viên; Điều hành kinh doanh của công ty hợp danh; Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh; Tiếp nhận thành viên mới.
- Chương VII gồm 05 điều quy định về các nội dung cơ bản về doanh nghiệp tư nhân như: Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp; Quản lý doanh nghiệp; Cho thuê doanh nghiệp tư nhân; Bán doanh nghiệp tư nhân.
- Chương VIII gồm 15 điều quy định về các nội dung cơ bản về hộ kinh doanh như: Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký của hộ kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; Mã số đăng ký hộ kinh doanh; Nguyên tắc áp dụng trong đăng ký hộ kinh doanh; Số lượng hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh; Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh; Đặt tên hộ kinh doanh; Ngành, nghề kinh doanh của hộ kinh doanh; Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh; Tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh; Chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh; Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
- Chương IX gồm 3 Mục, 60 điều quy định về các nội dung cơ bản về nhóm công ty như: Mục 1 quy định về nhóm công ty: Tập đoàn kinh tế, tổng công ty; Công ty mẹ, công ty con; Quyền và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con; Báo cáo tài chính của công ty mẹ, công ty con. Mục 2 quy định về tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước: Tên và đăng ký kinh doanh; Tổ chức Đảng và tổ chức chính trị - xã hội trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty; Áp dụng pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế; Thành lập tập đoàn kinh tế, tổng công ty; Điều kiện thành lập tập đoàn kinh tế, tổng công ty; Trình tự, thủ tục thành lập tập đoàn kinh tế, tổng công ty; Tổ chức lại tập đoàn kinh tế, tổng công ty; Chấm dứt hoạt động dưới hình thức tập đoàn kinh tế, tổng công ty; Nguyên tắc quản lý, điều hành tập đoàn kinh tế, tổng công ty; Quản lý, điều hành tập đoàn kinh tế, tổng công ty thông qua công ty mẹ; Trách nhiệm của công ty mẹ trong quản lý, điều hành tập đoàn kinh tế, tổng công ty; Quản lý, điều hành trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty thông qua hình thức đầu tư, liên kết; Quy định về hạn chế đầu tư và về ngành nghề kinh doanh trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty; Chức năng, tổ chức quản lý, hoạt động của công ty mẹ; Quyền, nghĩa vụ và cơ cấu tổ chức quản lý của công ty mẹ; Quyền, trách nhiệm của Hội đồng thành viên; Thành viên Hội đồng thành viên; Chủ tịch Hội đồng thành viên và bộ máy giúp việc Hội đồng thành viên; Kiểm soát viên; Tổng Giám đốc; Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc; Mối quan hệ giữa Hội đồng thành viên với Tổng Giám đốc trong quản lý, điều hành; Mối quan hệ giữa Kiểm soát viên với Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc; Quan hệ phối hợp chung trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty; Quan hệ giữa công ty mẹ và doanh nghiệp cấp II do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ; Quan hệ giữa công ty mẹ và doanh nghiệp cấp II có cổ phần, vốn góp chi phối của công ty mẹ; Quan hệ giữa công ty mẹ và công ty liên kết; Đơn vị trực thuộc của công ty mẹ; Chức năng, tổ chức quản lý, hoạt động của công ty mẹ; Quyền, nghĩa vụ, cơ cấu tổ chức quản lý của công ty mẹ, quản lý, điều hành và quan hệ trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty; Chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu nhà nước tại công ty mẹ; Quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với tập đoàn kinh tế, tổng công ty; Giám sát của chủ sở hữu nhà nước đối với tập đoàn kinh tế, tổng công ty; Phương thức và căn cứ quản lý, giám sát đối với tập đoàn kinh tế, tổng công ty; Cơ chế công khai, minh bạch thông tin đối với tập đoàn kinh tế, tổng công ty. Mục 3 quy định về điều lệ tổ chức và hoạt động của một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước như: Tập đoàn Dệt May Việt Nam; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Quốc gia Việt Nam; Tổng công ty Công nghiệp Cà phê Việt Nam; Tổng công ty Việt Nam; Tổng công ty Tổng công ty Đường sắt Việt Nam; Tổng công ty Hàng không Việt Nam; Tổng công ty Hàng hải Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam; Tổng công ty Lương thực miền Bắc; Tổng công ty Lương thực miền Nam; Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước; Tập đoàn Viễn thông Quân đội; Tổng công ty Công nghiệp tầu thuỷ Việt Nam; Tổng công ty Giấy Việt Nam; Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.
- Chương X gồm 18 điều quy định về các nội dung cơ bản về tổ chức lại, giải thể và pháp sản doanh nghiệp như: Chia doanh nghiệp; Tách doanh nghiệp; Hợp nhất doanh nghiệp; Sáp nhập doanh nghiệp; Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần; Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn; Tạm ngừng kinh doanh; Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp; Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp; Giải thể doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án; Hồ sơ giải thể doanh nghiệp; Các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể; Chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; Phá sản doanh nghiệp.
- Chương XI gồm 89 điều quy định về các nội dung cơ bản về tổ chức lại, giải thể và pháp sản doanh nghiệp như: Trách nhiệm các cơ quan quản lý nhà nước; Cơ quan đăng ký kinh doanh; Xử lý vi phạm; Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Hiệu lực thi hành của các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực doang nghiệp.
Như vậy, có thể nói, thông qua việc pháp điển này và đây cũng là lần đầu tiên toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp vào một chỗ giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật.
Phùng Thị Hương