Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Lâm nghiệp
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Lâm nghiệp

Triển khai thực hiện công tác pháp điển theo Quyết đinh số 891/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì thực hiện pháp điển Đề mục Lâm Nghiệp (Đề mục 2 Chủ đề 24. Nông nghiệp, nông thôn). Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan hoàn thành việc thực hiện pháp điển đối với Đề mục này. Đề mục này đã được tổ chức họp thẩm định và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chỉnh lý, hoàn thiện kết quả pháp điển Đề mục, ký xác thực để gửi hồ sơ kết quả pháp điển Đề mục Lâm Nghiệp đến Bộ Tư pháp (qua Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật) tổng hợp, trình Chính phủ xem xét thông qua theo quy định.
Đề mục Lâm nghiệp có cấu trúc được xác định theo cấu trúc của Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017 của Quốc hội, gồm 12 chương với 108 điều và không có sự thay đổi so với cấu trúc của Luật.
Theo đó, Đề mục Lâm Nghiệp được pháp điển bởi các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực của 38 văn bản quy phạm pháp luật (thuộc thẩm quyền pháp điển của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài chính; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) và 13 văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan. Cụ thể: Luật 16/2017/QH14 Luật Lâm nghiệp; Nghị quyết số 36/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; Nghị quyết số 37/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa; Nghị định 75/2015/NĐ-CP Về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020; Nghị định 119/2016/NĐ-CP Về một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu; Nghị định 168/2016/NĐ-CP Quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước; Nghị định 156/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Nghị định 83/2020/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Nghị định 01/2019/NĐ-CP Về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; Nghị định 06/2019/NĐ-CP Về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; Nghị định 84/2021/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; Nghị định 102/2020/NĐ-CP Quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam; Nghị định 27/2021/NĐ-CP Về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp; Quyết định 07/2012/QĐ-TTg Ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng; Quyết định 24/2012/QĐ-TTg Về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 – 2020; Quyết định 11/2013/QĐ-TTg Cấm xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán mẫu vật một số loài động vật hoang dã thuộc các phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; Quyết định 38/2016/QĐ-TTg Về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng  và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích  đối với các công ty nông, lâm nghiệp; Quyết định 14/2022/QĐ-TTg Quy định thí điểm về trình tự, thủ tục quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An tại các Nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 2; Thông tư 102/2000/TT-BNN-KL Của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 102/2000/tt-bnn-kl ngày 02 tháng 10 năm 2000 hướng dẫn lập dự toán cho các dự án theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp; Quyết định 38/2005/QĐ-BNN Về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng; Quyết định 20/2006/QĐ-BNN Về việc ban hành tạm thời Định mức lao động thiết kế khai thác và thẩm định thiết kế khai thác rừng; Quyết định 83/2007/QĐ-BNN Về nhiệm vụ công chức kiểm lâm địa bàn cấp xã; Quyết định 112/2008/QĐ-BNN Về việc ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật giao rừng, cho thuê rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mục đích lâm nghiệp gắn với việc lập hồ sơ quản lý rừng; Thông tư 27/2015/TT-NHNN Hướng dẫn thực hiện cho vay trồng rừng sản xuất, phát triển chăn nuôi theo quy định tại Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020; Thông tư 81/2016/TT-BTC Hướng dẫn cơ chế hỗ trợ lãi suất do thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020; Thông tư liên tịch 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Nghị định số 75/2015/NĐ -CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn vớỉ chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020; Thông tư 08/2017/TT-BNNPTNT Quy định về tập huấn chuyên môn nghiệp vụ và trang phục đối với lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của chủ rừng; Thông tư 02/2018/TT-BKHĐT Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp; Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT Quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản; Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT Quy định về quản lý rừng bền vững; Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT Quy định về các biện pháp lâm sinh ; Thông tư số 17/2022/TT-BNNPTNT ngày 26/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông ngiệp và Phát triển nông thôn quy định về các biện pháp lâm sinh; Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT Quy định về phân định ranh giới rừng; Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT Quy định về điều tra, kiểm tra và theo dõi diễn biến rừng; Thông tư 13/2019/TT-BNNPTNT Quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; Thông tư 15/2019/TT-BNNPTNT Hướng dẫn một số nội dung quản lý đầu tư công trình lâm sinh; Thông tư 29/2019/TT-BNNPTNT Quy định xử lý động vật rừng là tang vật, vật chứng; động vật rừng do tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp Nhà nước; Thông tư 21/2021/TT-BNNPTNT Quy định phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ; Thông tư 22/2021/TT-BNNPTNT Quy định danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống cây trồng lâm nghiệp; Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT Hướng dẫn một số hoạt động về lâm nghiệp thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; Thông tư 16/2022/TT-BNNPTNT Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về keo dán gỗ.
Trên cơ sở đó, các nội dung cơ bản trong mỗi phần, chương, mục của Đề mục Lâm Nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thực hiện pháp điển như sau:
Chương I những quy định chung,  gồm các quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ của các văn bản quy phạm pháp luật trong Đề mục và những quy định Chính sách của Nhà nước về lâm nghiệp; Chính sách của; Nhà nước về hoạt động giống cây trồng lâm nghiệp; Phân loại rừng; Tiêu chí rừng tự nhiên; Tiêu chí rừng trồng; Tiêu chí rừng đặc dụng;Tiêu chí rừng phòng hộ; Tiêu chí rừng sản xuất; Phân định ranh giới rừng; Căn cứ phân định ranh giới rừng; Nội dung phân định ranh giới rừng; Phân định ranh giới tiểu khu, khoảnh, lô và ranh giới chủ rừng trên bản đồ; Thiết kế vị trí các mốc, bảng phân định ranh giới của chủ rừng; Căn cứ phân định ranh giới rừng trên thực địa; Nội dung phân định ranh giới rừng trên thực địa; Mô tả đường phân định ranh giới rừng; Xác định vị trí mốc, bảng; Quy định về mốc, bảng; Cắm mốc, bảng trên thực địa; Quản lý, bảo vệ mốc, bảng; Hồ sơ phân định ranh giới rừng; Quản lý hồ sơ phân định ranh giới rừng; Sở hữu rừng; Chủ rừng; Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp.

Chương II Quy hoạch lâm nghiệp, bao gồm các quy định về: Nguyên tắc, căn cứ lập quy hoạch lâm nghiệp; Thời kỳ và nội dung quy hoạch lâm nghiệp; Lập, lấy ý kiến, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia
Tổ chức tư vấn lập quy hoạch lâm nghiệp.
- Chương III Quản lý rừng, bao gồm các quy định về: Nguyên tắc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng; Căn cứ giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; Giao rừng; Kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng; Trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng thống nhất, đồng bộ với giao đất, cho thuê đất; Hoàn thiện hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng đối với trường hợp đã được giao đất, cho thuê đất có rừng hoặc đã được công nhận quyền sử dụng đất có rừng nhưng chưa lập hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng; Hoàn thiện hồ sơ giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp đã giao rừng, cho thuê rừng; Cho thuê rừng sản xuất; Chuyển loại rừng; Phương án chuyển loại rừng; Trình tự, thủ tục chuyển loại rừng; Điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; Thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; Thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; Nguyên tắc; Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa và Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ; Tiêu chí xác định dự án được chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác; Quy định đối với diện tích rừng đã được quy hoạch cho mục đích sử dụng khác không phải lâm nghiệp; Quản lý rừng, đất đai; Quản lý rừng, đất đai; Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; Chủ dự án tự trồng rừng thay thế; Chủ dự án không tự trồng rừng thay thế; Quản lý, sử dụng rừng trồng thay thế sau đầu tư; Xử lý rủi ro do thiên tai; Thu hồi rừng; Trình tự, thủ tục thu hồi rừng, chuyển đổi rừng; Bồi thường thiệt hại về rừng trong trường hợp thu hồi rừng được giao, cho thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng; Thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng; Trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; Nguyên tắc tổ chức quản lý rừng; Thẩm quyền thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ; Thành lập khu rừng đặc dụng; Thành lập khu rừng phòng hộ; Tổ chức quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; Trách nhiệm quản lý về rừng đặc dụng; Trách nhiệm quản lý về rừng phòng hộ; Phương án quản lý rừng bền vững; Xây dựng, thực hiện và điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững; Hồ sơ, tài liệu, bản đồ phục vụ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững; Nội dung phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng; Nội dung phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng phòng hộ; Nội dung phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng sản xuất; Nội dung phương án quản lý rừng bền vững của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, nhóm hộ; Phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng quản lý từ hai loại rừng trở lên; Trình tự xây dựng phương án quản lý rừng bền vững; Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức quản lý rừng đặc dụng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức kinh tế và chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức không thuộc đối tượng quy định tại Điều 11 và khoản 1 Điều 12 của Thông tư này; Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp; Trách nhiệm của chủ rừng; Chứng chỉ quản lý rừng bền vững; Hoạt động cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững; Tiêu chí quản lý rừng bền vững; Loại chứng chỉ quản lý rừng bền vững; Tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững; Cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững; Trách nhiệm của Tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững; Nguyên tắc đóng, mở cửa rừng tự nhiên; Trường hợp đóng, mở cửa rừng tự nhiên; Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, công bố quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên; Trình tự, thủ tục đóng, mở cửa rừng tự nhiên; Trách nhiệm của Nhà nước khi đóng cửa rừng tự nhiên; Điều tra rừng; Phân chia rừng theo nguồn gốc hình thành; Phân chia rừng theo điều kiện lập địa; Phân chia rừng theo loài cây; Phân chia rừng tự nhiên theo trữ lượng; Diện tích chưa có rừng; Nhiệm vụ, quy trình và tổ chức điều tra rừng theo chuyên đề; Điều tra diện tích rừng; Điều tra trữ lượng rừng; Điều tra cấu trúc rừng; Điều tra tăng trưởng rừng; Điều tra tái sinh rừng; Điều tra lâm sản ngoài gỗ; Điều tra lập địa; Điều tra cây cá lẻ; Điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng; Điều tra đa dạng thực vật rừng; Điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống; Điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng; Điều tra sinh khối và trữ lượng các-bon rừng; Nhiệm vụ, quy trình và tổ chức điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ; Phương pháp điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ; Trách nhiệm của chủ rừng; Kiểm kê rừng; Nhiệm vụ và tổ chức kiểm kê rừng; Quy trình kiểm kê rừng; Kiểm kê theo trạng thái; Kiểm kê theo chủ quản lý; Kiểm kê theo mục đích sử dụng; Thành quả kiểm kê; Lập hồ sơ quản lý rừng; Theo dõi diễn biến rừng; Nhiệm vụ và yêu cầu theo dõi diễn biến rừng; Quy trình thực hiện theo dõi diễn biến rừng; Theo dõi diễn biến diện tích theo trạng thái rừng; Theo dõi diễn biến diện tích theo chủ rừng; Theo dõi diễn biến diện tích theo mục đích sử dụng rừng; Theo dõi diễn biến diện tích rừng theo các nguyên nhân; Thành quả theo dõi diễn biến rừng; Cơ sở dữ liệu rừng; Trách nhiệm của các cơ quan…
- Chương IV Bảo vệ rừng, bao gồm các quy định về: Bảo vệ hệ sinh thái rừng; Bảo vệ rừng đặc dụng; Bảo vệ rừng phòng hộ; Bảo vệ rừng sản xuất; Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng; Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; Điều tra, đánh giá hiện trạng thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; Nghiên cứu khoa học về thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; Xử lý trường hợp động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm xâm hại hoặc đe dọa tính mạng, tài sản của con người; Khai thác, nuôi, trồng, chế biến, kinh doanh, quảng cáo, vận chuyển, xuất khẩu mẫu vật thực vật rừng, động vật rừng; nguy cấp, quý, hiếm; Xử lý mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm sau tịch thu; Nuôi động vật rừng thông thường;; Khai thác mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục I, II CITES; Kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục I, II CITES; Điều kiện nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES không vì mục đích thương mại; Điều kiện nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES vì mục đích thương mại; Mã số cơ sở nuôi, trồng; Đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục I CITES; Đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục II, III CITES; Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển mẫu vật từ tự nhiên của các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES
Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo của các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES; Điều kiện quá cảnh mẫu vật sống động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES; Giấy phép, chứng chỉ CITES; Trình tự, thủ tục cấp giấy phép CITES xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES; Trình tự thủ tục cấp chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm; Trình tự, thủ tục cấp giấy phép CITES nhập khẩu mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES; Trình tự, thủ tục cấp phép CITES nhập nội từ biển mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục I, II CITES; Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ CITES mẫu vật tiền Công ước mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES; Quy định về cấp giấy phép CITES thông qua Hệ thống thủ tục hành chính một cửa quốc gia; Chế biến, kinh doanh, quảng cáo, trưng bày mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES; Vận chuyển, cất giữ mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Phụ lục CITES; Giám định mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES; Xử lý mẫu vật bị tịch thu của các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES; Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam; Cơ quan khoa học CITES Việt Nam; Công bố hạn ngạch xuất khẩu quốc tế; xây dựng hạn ngạch khai thác; Thu hồi, hoàn trả giấy phép, chứng chỉ CITES; Thống kê và lưu giữ mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES sau tịch thu; Trách nhiệm quản lý cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES; Trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc kiểm soát hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển mẫu vật thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES
Xác định số lượng, khối lượng lâm sản; Bảng kê lâm sản; Đối tượng phải thực hiện xác nhận bảng kê lâm sản; Khai thác tận thu gỗ loài thực vật thông thường từ rừng tự nhiên; Khai thác thực vật rừng ngoài gỗ và dẫn xuất của thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên; Khai thác động vật rừng thông thường, bộ phận, dẫn xuất của động vật rừng thông thường từ tự nhiên; Nuôi dưỡng, bảo quản động vật rừng là tang vật, vật chứng trong quá trình tạm giữ; Tiếp nhận động vật rừng là tang vật vi phạm hành chính chuyển giao theo phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; Tiếp nhận động vật rừng là vật chứng của vụ án hình sự chuyển giao theo quyết định xử lý vật chứng; Nuôi dưỡng, bảo quản động vật rừng tự nguyện giao nộp; Các hình thức xử lý động vật rừng…
- Chương V Phát triển rừng, bao gồm các quy định về: Phát triển giống cây lâm nghiệp; Biện pháp lâm sinh; Phát triển rừng phòng hộ; Phát triển rừng sản xuất; Trồng cấy thực vật rừng, gây nuôi phát triển động vật rừng; Trồng cây phân tán; Kết cấu hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng…
- Chương VI Sử dụng rừng, bao gồm các quy định về: Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng; Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng; Ổn định đời sống dân cư sống trong rừng đặc dụng và vùng đệm của rừng đặc dụng; Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ; Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ; Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ; Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên; Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng; Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng sản xuất; Các loại dịch vụ môi trường rừng; Nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường rừng; Đối tượng, hình thức chi trả và quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng; Quyền và nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng; Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
- Chương VII Chế biến và thương mại lâm sản, bao gồm các quy định về: Chính sách phát triển chế biến lâm sản; Chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng; Quyền và nghĩa vụ của cơ sở chế biến lâm sản; Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam; Chính sách phát triển thị trường lâm sản; Quyền và nghĩa vụ của cơ sở thương mại lâm sản; Quản lý thương mại lâm sản và kinh doanh mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng…
- Chương VIII Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng, bao gồm các quy định về: Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng; ban quản lý rừng đặc dụng; tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng giống quốc gia xen kẽ trong diện tích rừng đã giao; tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan; tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất; tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để trồng rừng.
- Chương IX Định giá rừng, đầu tư, tài chính trong lâm nghiệp, bao gồm các quy định về: Định giá rừng; Trường hợp định giá rừng; Nguồn tài chính trong lâm nghiệp; Những hoạt động lâm nghiệp được sử dụng ngân sách nhà nước;
- Chương X Khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế về lâm nghiệp, bao gồm các quy định về: các chính sách và hoạt động khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế về lâm nghiệp.
- Chương XI Quản lý nhà nước về lâm nghiệp và kiểm lâm, bao gồm các quy định về: trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về lâm nghiệp và kiểm lâm, chức năng của kiểm lâm, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của kiểm lâm…
- Chương XII Điều khoản thi hành, bao gồm các quy định về các điều khoản thi hành, điều khoản chuyển tiếp, tổ chức thực hiện của các văn bản đã được pháp điển như đã nêu ở phần đầu bài viết này.                            
Và như vậy, thông qua việc thực hiện pháp điển Đề mục Lâm Nghiệp đã xác định được toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương ban hành trực tiếp điều chỉnh, quy định về hoạt động Lâm Nghiệp và đang còn hiệu lực được tập hợp, sắp xếp giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu. Ngoài ra, có những quy định được pháp điển trong Đề mục Lâm Nghiệp được xác định có nội dung liên quan trực tiếp đến quy định trong văn bản quy phạm pháp luật thuộc các đề mục khác./.

Các tin khác

Cập nhật QPPL mới của Nghị định số 64/2022/NĐ-CP ngày 15/9/2022 và Thông tư số 13/2022/TT-BGTVT ngày 30/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải vào Đề mục Hàng không dân dụng Việt Nam Cập nhật QPPL mới của Nghị định số 63/2022/NĐ-CP ngày 12/9/2022 của Chính phủ vào Đề mục Tổ chức Chính phủ Cập nhật QPPL mới của Nghị định số 61/2022/NĐ-CP ngày 12/09/2022 của Chính phủ vào Đề mục Tổ chức Chính phủ Cập nhật QPPL mới của Thông tư số 05/2022/TT-BVHTTDL ngày 04/8/2022 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL hướng dẫn hoạt động thư viện lưu động và luân chuyển tài nguyên thông tin vào đề mục Thư viện Cập nhật QPPL mới của Nghị định số 50/2022/NĐ-CP ngày 02/8/2022 của Chính phủ và Thông tư số 02/2022/TT-BVHTTDL ngày 01/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vào Đề mục Viên chức Cập nhật QPPL mới của Thông tư số 08/2022/TT-BTNMT ngày 05/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường vào Đề mục Khí tượng thuỷ văn Cập nhật QPPL mới của Thông tư số 48/2022/TT-BTC ngày 03/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính vào Đề mục Phí và lệ phí Cập nhật QPPL mới của Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 của Chính phủ và Thông tư số 12/2022/TT-BCT ngày 25/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Công thương vào Đề mục Lao động
Chung nhan Tin Nhiem Mang