Ngày 15/9/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng không dân dụng
, đó là: (1)
Nghị định số 68/2015/NĐ-CP ngày 18/8/2015 của Chính phủ quy định đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay; (2)
Nghị định số 92/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng, đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 89/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019; (3)
Nghị định số 05/2021/NĐ-CP ngày 25/01/2021 của Chính phủ về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay. Nghị định 64/2022/NĐ-CP do Bộ Giao thông vận tải chủ trì soạn thảo và có hiệu lực từ ngày 15/9/2022 - Nghị định có hiệu lực thi hành ngay cùng thời điểm ban hành văn bản này. Trước đó, ngày 30/6/2022, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ký ban hành Thông tư số 13/2022/TT-BGTVT quy định khung giá nhượng quyền khai thác dịch vụ hàng không, có hiệu lực từ ngày 01/9/2022. Đây là các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc Đề mục Hàng không dân dụng Việt Nam (Đề mục số 5 thuộc Chủ đề số 14 của Bộ pháp điển).
Căn cứ theo Điều 13 Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật năm 2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Điều 17 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, Bộ Giao thông vận tải thực hiện pháp điển cập nhật các quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung của Nghị định số 64/2022/NĐ-CP đối với: (1) Nghị định số 68/2015/NĐ-CP (ký hiệu mã hóa trong danh mục văn bản có nội dung thuộc Đề mục Hàng không dân dụng Việt Nam là NĐ.7); (2) Nghị định số 92/2016/NĐ-CP (ký hiệu mã hóa trong danh mục văn bản có nội dung thuộc Đề mục Hàng không dân dụng Việt Nam là NĐ.13); (3) Nghị định số 05/2021/NĐ-CP (ký hiệu mã hóa trong danh mục văn bản có nội dung thuộc Đề mục Hàng không dân dụng Việt Nam là NĐ.15) và thực hiện pháp điển cập nhật các quy phạm pháp luật của Thông tư số 13/2022/TT-BGTVT vào Đề mục Hàng không dân dụng Việt Nam (ký hiệu mã hóa là TT.31). Có thể nêu ra ở đây một số quy phạm pháp luật đáng chú ý của Nghị định số 64/2022/NĐ-CP sau khi được pháp điển vào Đề mục như sau:
Điều 14.5.NĐ.7.4. Yêu cầu và điều kiện đăng ký quốc tịch tàu bay
(Điều 4 Nghị định số 68/2015/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2015, có nội dung được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 của Nghị định số 07/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/03/2019, Điều 1 của Nghị định số 64/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2022)
1. Yêu cầu về đăng ký quốc tịch tàu bay
a) Tàu bay thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam và do tổ chức, cá nhân Việt Nam khai thác (trường hợp tàu bay do cá nhân khai thác thì cá nhân phải thường trú tại Việt Nam); tàu bay được thuê mua hoặc thuê theo hình thức thuê không có tổ bay với thời hạn thuê từ 24 tháng trở lên để khai thác tại Việt Nam phải đăng ký mang quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Nghị định này.
b) Trong thời hạn sáu (06) tháng kể từ ngày nhập khẩu vào Việt Nam, tàu bay phải được đăng ký mang quốc tịch Việt Nam.
2. Điều kiện tàu bay được đăng ký mang quốc tịch Việt Nam
a) Chưa có quốc tịch của bất kỳ quốc gia nào hoặc đã xóa đăng ký quốc tịch nước ngoài;
b) Có giấy tờ hợp pháp chứng minh về quyền sở hữu tàu bay; quyền chiếm hữu tàu bay đối với trường hợp thuê - mua hoặc thuê tàu bay;
c) Đối với tàu bay đã qua sử dụng, khi đăng ký quốc tịch lần đầu phải đáp ứng yêu cầu về tuổi như quy định áp dụng cho tàu bay đã qua sử dụng tại thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật.
d) Đáp ứng các điều kiện, yêu cầu về đảm bảo quốc phòng, an ninh; an toàn hàng không, an ninh hàng không và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
3. Điều kiện tàu bay được đăng ký tạm thời mang quốc tịch Việt Nam
Tàu bay được đăng ký tạm thời mang quốc tịch Việt Nam nếu tàu bay đó đang trong giai đoạn chế tạo, lắp ráp hoặc thử nghiệm tại Việt Nam và đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm b và d khoản 2 Điều này.
4. Người có quyền đề nghị đăng ký quốc tịch tàu bay, bao gồm:
a) Chủ sở hữu tàu bay;
b) Người thuê – mua tàu bay, người thuê tàu bay (sau đây gọi chung là người thuê tàu bay).
Điều 14.5.NĐ.7.6. Thủ tục đăng ký tạm thời tàu bay mang quốc tịch Việt Nam
(Điều 6 Nghị định số 68/2015/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2015, có nội dung được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ bởi Điều 1 của Nghị định số 07/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/03/2019, Điều 1 của Nghị định số 64/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2022)
1. Người đề nghị đăng ký tạm thời tàu bay mang quốc tịch Việt Nam gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc trên môi trường điện tử hoặc bằng các hình thức khác đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin ghi trong hồ sơ.
2. Hồ sơ đề nghị đăng ký tạm thời tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, bao gồm:
a) Tờ khai theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp từ bản chính hoặc bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính giấy tờ, tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của người đề nghị đăng ký trong trường hợp người đề nghị là tổ chức, cá nhân Việt Nam.
Trường hợp giấy tờ, tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của người đề nghị đăng ký do cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp thì các giấy tờ, tài liệu này phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
c) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao do chính cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã lập bản chính xác thực hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính hoặc bản sao do chính cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã lập bản chính xác thực giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu bay;
d) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao do chính cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã lập bản chính xác thực giấy tờ hợp pháp chứng minh việc tàu bay đang trong giai đoạn chế tạo, lắp ráp hoặc thử nghiệm tại Việt Nam;
đ) Hồ sơ thiết kế tàu bay.
4. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu bay mang quốc tịch Việt Nam theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp, Cục Hàng không Việt Nam phải trả lời người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn hai (02) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản hướng dẫn người đề nghị đăng ký hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
5. Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu bay mang quốc tịch Việt Nam có giá trị hiệu lực không quá 36 tháng kể từ ngày cấp và không được gia hạn.
6. Người đề nghị đăng ký tạm thời tàu bay mang quốc tịch Việt Nam phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật. Thời gian thực hiện việc nộp lệ phí của người đề nghị không tính vào thời gian giải quyết thủ tục hành chính. Việc trả kết quả được thực hiện tại trụ sở Cục Hàng không Việt Nam hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử hoặc bằng hình thức phù hợp khác theo quy định.
Điều 14.5.NĐ.7.15. Thủ tục đăng ký quyền sở hữu tàu bay
(Điều 15 Nghị định số 68/2015/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2015, có nội dung được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ bởi Điều 1 của Nghị định số 07/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/03/2019, Điều 1 của Nghị định số 64/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2022)
1. Chủ sở hữu tàu bay đề nghị đăng ký quyền sở hữu tàu bay gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc trên môi trường điện tử hoặc bằng các hình thức khác đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin ghi trong hồ sơ.
2. Hồ sơ đề nghị đăng ký quyền sở hữu tàu bay Việt Nam bao gồm:
a) Tờ khai theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp từ bản chính hoặc bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính giấy tờ, tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của người đề nghị đăng ký trong trường hợp người đề nghị là tổ chức, cá nhân Việt Nam.
Trường hợp giấy tờ, tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của người đề nghị đăng ký do cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp thì các giấy tờ, tài liệu này phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
c) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao do chính cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã lập bản chính xác thực giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu bay; trường hợp chuyển quyền sở hữu tàu bay phải có thêm giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của chủ sở hữu cũ.
4. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu tàu bay theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp, Cục Hàng không Việt Nam phải trả lời người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn một (01) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản hướng dẫn người đề nghị đăng ký hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
5. Người đề nghị đăng ký quyền sở hữu tàu bay phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật. Thời gian thực hiện việc nộp lệ phí của người đề nghị không tính vào thời gian giải quyết thủ tục hành chính. Việc trả kết quả được thực hiện tại trụ sở Cục Hàng không Việt Nam hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử hoặc bằng hình thức phù hợp khác theo quy định.
Điều 14.5.NĐ.13.12d. Quản lý tàu bay nhập khẩu vào Việt Nam
(Điều 12d Nghị định số 92/2016/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2016, được bổ sung bởi Điều 1 của Nghị định số 89/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020, Điều 2 của Nghị định số 64/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2022)
1. Tuổi của tàu bay đã qua sử dụng nhập khẩu vào Việt Nam được quy định như sau:
a) Đối với tàu bay thực hiện vận chuyển hành khách: Không quá 10 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam theo hợp đồng mua, thuê mua; không quá 20 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê. Riêng đối với tàu bay trực thăng không quá 25 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê;
b) Đối với tàu bay vận chuyển hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, kinh doanh hàng không chung: Không quá 15 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam theo hợp đồng mua, thuê mua; không quá 25 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê;
c) Các loại tàu bay khác ngoài quy định tại điểm a, điểm b của khoản này: Không quá 20 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam theo hợp đồng mua, thuê mua; không quá 30 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê.
2. Các chủng loại tàu bay nhập khẩu vào Việt Nam được Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA) hoặc Cơ quan an toàn hàng không châu Âu (EASA) hoặc Nhà chức trách hàng không Việt Nam cấp Chứng chỉ loại tàu bay.
3. Không áp dụng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này đối với các tàu bay sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
Điều 14.5.NĐ.15.43. Đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay trong trường hợp cải tạo, mở rộng, sửa chữa kết cấu hạ tầng
(Điều 43 Nghị định số 05/2021/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/03/2021, có nội dung được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 3 của Nghị định số 64/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2022)
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc trên môi trường điện tử hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ đề nghị bao gồm:
a) Văn bản đề nghị đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay bao gồm các thông tin: tên cảng hàng không, sân bay; lý do đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay; thời gian đóng cửa tạm thời cảng hàng không, sân bay;
b) Bản sao Quyết định phê duyệt dự án cải tạo, mở rộng, sửa chữa kết cấu hạ tầng của cơ quan có thẩm quyền;
c) Bản sao phương án tổ chức thi công, biện pháp đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.
2. Thủ tục đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay:
a) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thẩm định và báo cáo kết quả thẩm định cho Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định việc đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay và gửi kết quả trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc trên môi trường điện tử hoặc bằng các hình thức phù hợp; trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời người đề nghị, nêu rõ lý do.
Điều 14.5.NĐ.15.45. Đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, sự cố, tai nạn hàng không và các tình huống bất thường khác uy hiếp đến an toàn hàng không, an ninh hàng không
(Điều 45 Nghị định số 05/2021/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/03/2021, có nội dung được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 3 của Nghị định số 64/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2022)
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay báo cáo ngay Cảng vụ hàng không đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, sự cố, tai nạn hàng không và các tình huống bất thường khác uy hiếp đến an toàn hàng không, an ninh hàng không trong thời gian không quá 24 giờ. Giám đốc Cảng vụ hàng không có trách nhiệm xem xét, ra quyết định đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay trong thời gian không quá 24 giờ và báo cáo Cục Hàng không Việt Nam.
2. Thủ tục đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, sự cố, tai nạn hàng không và các tình huống bất thường khác uy hiếp đến an toàn hàng không, an ninh hàng không với thời gian đóng quá 24 giờ quy định như sau:
a) Người khai thác cảng hàng không, sân bay gửi báo cáo bằng văn bản trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc trên môi trường điện tử hoặc bằng các hình thức khác đến Cục Hàng không Việt Nam về việc đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay. Báo cáo bao gồm các thông tin: tên cảng hàng không, sân bay; lý do đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay; thời gian đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay;
b) Ngay khi nhận được báo cáo của Người khai thác cảng hàng không, sân bay, Cục Hàng không Việt Nam trình Bộ Giao thông vận tải đề nghị đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay;
c) Trong thời gian 24 giờ khi nhận được tờ trình của Cục Hàng không Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định việc đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay. Trường hợp không chấp thuận, Bộ Giao thông vận tải có văn bản trả lời người đề nghị, nêu rõ lý do.
Còn các điều của Thông tư số 13/2022/TT-BGTVT - gồm có 03 điều (văn bản này có ký hiệu mã hóa là TT.31) lần lượt có ký hiệu pháp điển trong Đề mục như sau:
Điều 14.5.TT.31.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; Điều 14.5.TT.31.2. Khung giá nhượng quyền khai thác dịch vụ hàng không và Điều 14.5.TT.31.3. Tổ chức thực hiện. Trong đó, đáng chú ý là quy định tại
14.5.TT.31.2. Khung giá nhượng quyền khai thác dịch vụ hàng không:
1. Khung giá
STT |
Danh mục |
Khung giá |
Tối thiểu |
Tối đa |
1 |
Nhượng quyền khai thác nhà ga hành khách quốc tế |
15% |
24% |
2 |
Nhượng quyền khai thác nhà ga, kho hàng hoá |
1,5% |
4,5% |
3 |
Nhượng quyền khai thác phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất |
1,5% |
4,5% |
4 |
Nhượng quyền khai thác sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị hàng không |
1% |
3% |
5 |
Nhượng quyền khai thác kỹ thuật hàng không |
1% |
3% |
6 |
Nhượng quyền khai thác cung cấp suất ăn hàng không |
75.000 đồng/chuyến bay |
225.000 đồng/chuyến bay |
7 |
Nhượng quyền khai thác cung cấp xăng dầu hàng không |
28.000 đồng/tấn |
84.000 đồng/tấn |
2. Quy định về việc tính giá nhượng quyền khai thác
a) Các mức giá nhượng quyền quy định tại khoản 1 Điều này chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng;
b) Các mức giá nhượng quyền theo tỷ lệ % quy định tại mục 1 đến mục 5 khoản 1 Điều này được tính trên doanh thu (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) của doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ tương ứng;
c) Doanh thu hoặc sản lượng để tính giá nhượng quyền khai thác không bao gồm doanh thu hoặc sản lượng của các công ty cung cấp dịch vụ cho chính doanh nghiệp mình và công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ cung ứng dịch vụ cho công ty mẹ.
3. Doanh nghiệp cảng hàng không và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay thực hiện đàm phán, thương thảo giá dịch vụ trong khung giá quy định tại khoản 1 Điều này.