Cập nhật QPPL mới của Nghị định 31/2023/NĐ-CP vào Đề mục Xử lý vi phạm hành chính
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Cập nhật QPPL mới của Nghị định 31/2023/NĐ-CP vào Đề mục Xử lý vi phạm hành chính

Ngày 09/6/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 31/2023/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt. Căn cứ vào Điều 13 Pháp lệnh Pháp điển và Điều 17 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Pháp điển, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện cập nhật các QPPL mới tại Nghị định số 11/2023/NĐ-CP vào Đề mục Xử lý vi phạm hành chính. Đề mục 13. Chủ đề 39. Trật tự, an toàn xã hội) theo quy định. Cụ thể, một số các QPPL mới được cập nhật như sau:
Điều 39.13.NĐ.107.1. Phạm vi điều chỉnh
(Điều 1 Nghị định số 31/2023/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt ngày 09/06/2023 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/07/2023)
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh đối với từng hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt.
 2. Các hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác có liên quan để xử phạt.
Điều 39.13.NĐ.107.2. Đối tượng áp dụng
(Điều 2 Nghị định số 31/2023/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/07/2023)
1. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân), hộ gia đình, hộ kinh doanh có hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt trên lãnh thổ Việt Nam; người có thẩm quyền lập biên bản và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt và các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
 2. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt theo Nghị định này bao gồm:
 a) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
 b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
 c) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
 d) Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
 đ) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
 e) Đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
 3. Hộ gia đình, hộ kinh doanh vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.
Điều 39.13.NĐ.107.3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
(Điều 3 Nghị định số 31/2023/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/07/2023)
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt là 01 năm. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm trong các trường hợp sau:
 1. Vi phạm hành chính về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.
 2. Vi phạm hành chính về sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng.
 3. Vi phạm hành chính về sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón.
Điều 39.13.NĐ.107.4. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
(Điều 4 Nghị định số 31/2023/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/07/2023)
1. Hình thức xử phạt chính:
 a) Cảnh cáo;
 b) Phạt tiền.
 2. Các hình thức xử phạt bổ sung:
 a) Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng; Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới; Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ kiểm định ruộng giống; Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng; Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón; Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón; Giấy phép nhập khẩu phân bón; Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón hoặc Quyết định công nhận tổ chức đủ điều kiện khảo nghiệm phân bón;
 b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;
 c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
 3. Các biện pháp khắc phục hậu quả:
 a) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
 b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
 c) Buộc bổ sung mẫu lưu hoặc cung cấp mẫu lưu giống cây trồng đảm bảo chất lượng hoặc buộc lưu mẫu theo đúng quy định;
 d) Buộc nộp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng đó;
 đ) Buộc tiêu hủy hoặc buộc chuyển đổi mục đích sử dụng giống cây trồng đối với vi phạm về sản xuất, buôn bán, kiểm định giống cây trồng; buộc tiêu hủy hoặc buộc tái xuất giống cây trồng đối với vi phạm về nhập khẩu giống cây trồng;
 e) Buộc phải lưu giữ hồ sơ khảo nghiệm giống cây trồng đúng quy định;
 g) Buộc hủy bỏ kết quả khảo nghiệm; kết quả lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng; kết quả kiểm định lô giống; kết quả phân tích, thử nghiệm chất lượng vật liệu nhân giống cây trồng;
 h) Buộc xây dựng phương án sử dụng tầng đất mặt của đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa nước khi xây dựng công trình;
 i) Buộc thực hiện bóc riêng tầng đất mặt của đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa nước theo phương án sử dụng tầng đất mặt khi xây dựng công trình;
 k) Buộc thu hồi phân bón để thử nghiệm lại; sử dụng đúng mục đích nhập khẩu ghi trong Giấy phép nhập khẩu phân bón;
 l) Buộc tiêu hủy đối với phân bón được sản xuất không đúng loại phân bón, dạng phân bón được ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón; phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hoặc phân bón có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hết hiệu lực hoặc khi đã bị hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam;
 m) Buộc tái xuất, tái chế hoặc tiêu hủy phân bón;
 n) Buộc hủy bỏ kết quả khảo nghiệm phân bón; kết quả lấy mẫu phân bón; kết quả thử nghiệm chất lượng phân bón;
 o) Buộc thu hồi và tiêu hủy các loại hồ sơ, tài liệu;
 p) Buộc nộp lại quyết định, giấy chứng nhận, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp quyết định, giấy chứng nhận, giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó.
Điều 39.13.NĐ.107.5. Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền
(Điều 5 Nghị định số 31/2023/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/07/2023)
1. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về trồng trọt (trừ phân bón) đối với cá nhân là 50.000.000 đồng.
 2. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về phân bón đối với cá nhân là 100.000.000 đồng.
 3. Mức phạt tiền quy định tại chương II, chương III của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
 4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại chương IV của Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Điều 39.13.NĐ.107.6. Quy định về hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện
(Điều 6 Nghị định số 31/2023/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/07/2023)
Hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện được xác định căn cứ quy định tại Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 39.13.NĐ.107.7. Xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm nhiều lần
(Điều 7 Nghị định số 31/2023/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/07/2023)
1. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm hành chính và không áp dụng tình tiết tăng nặng do vi phạm nhiều lần khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
 2. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần đối với hành vi vi phạm tại điểm c, d khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 21 của Nghị định này thì không xử phạt về từng hành vi vi phạm hành chính mà áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 39.13.NĐ.107.8. Vi phạm quy định về khảo nghiệm giống cây trồng
(Điều 8 Nghị định số 31/2023/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/07/2023)
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không lưu giữ hồ sơ khảo nghiệm giống cây trồng đúng quy định.
 2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
 a) Không duy trì đầy đủ điều kiện của tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng như tại thời điểm được cơ quan có thẩm quyền cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng;
 b) Không thực hiện đúng tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp khảo nghiệm đối với loài cây trồng khảo nghiệm;
 c) Thực hiện dịch vụ khảo nghiệm giống cây trồng không đúng nội dung ghi trong Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng.
 3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp kết quả sai so với kết quả khảo nghiệm giống cây trồng.
 4. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện khảo nghiệm giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng hoặc đã bị hủy bỏ Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng.
 5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi khảo nghiệm giống cây trồng biến đổi gen chưa được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học và giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.
 6. Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện khảo nghiệm giống cây trồng hoặc thực hiện khảo nghiệm không đúng quy định nhưng vẫn cấp kết quả khảo nghiệm.
 7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa tài liệu khảo nghiệm giống cây trồng;
 8. Hình thức xử phạt bổ sung:
 a) Tước quyền sử dụng Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
 b) Tước quyền sử dụng Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
 c) Tước quyền sử dụng Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
 9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
 a) Buộc phải lưu giữ hồ sơ khảo nghiệm giống cây trồng đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
 b) Buộc hủy bỏ kết quả khảo nghiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này;
 c) Buộc thu hồi và tiêu hủy các loại hồ sơ, tài liệu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này.
Điều 39.13.NĐ.107.9. Vi phạm quy định về lưu mẫu giống cây trồng
(Điều 9 Nghị định số 31/2023/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/07/2023)
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không nộp bổ sung mẫu lưu giống cây trồng khi tổ chức lưu mẫu yêu cầu trong trường hợp mẫu lưu giống cây trồng đã nộp không bảo đảm số lượng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc không bảo đảm chất lượng theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng hạt giống.
 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp mẫu lưu giống cây trồng khi cơ quan quản lý nhà nước thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp về giống cây trồng yêu cầu.
 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi lưu mẫu lưu giống cây trồng không đúng quy định hoặc không đảm bảo tính đồng nhất giữa mẫu lưu với mẫu cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước hoặc tổ chức khảo nghiệm.
 4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi nộp giống đăng ký khảo nghiệm để công nhận lưu hành không đúng với mẫu lưu.
 5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
 a) Buộc nộp bổ sung mẫu lưu đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
 b) Buộc cung cấp mẫu lưu đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;
 c) Buộc lưu mẫu theo đúng quy định đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này;
 d) Buộc hủy bỏ kết quả khảo nghiệm để công nhận lưu hành giống cây trồng đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này.
Điều 39.13.NĐ.107.10. Vi phạm quy định về sản xuất giống cây trồng
(Điều 10 Nghị định số 31/2023/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt ngày 09/06/2023 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/07/2023)
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất giống cây trồng không thuộc loài cây trồng chính nhằm mục đích buôn bán nhưng chưa tự công bố lưu hành hoặc chưa được cấp Quyết định công nhận lưu hành hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới hoặc Quyết định công nhận đặc cách hoặc chưa được ủy quyền của tổ chức, cá nhân có giống cây trồng đã tự công bố lưu hành hoặc đã có Quyết định công nhận lưu hành hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới.
 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
 a) Sản xuất giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính nhằm mục đích buôn bán không đúng nội dung trong Quyết định công nhận lưu hành hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới hoặc Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng;
 b) Sản xuất giống cây trồng khi chưa có hoặc chưa thuê địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp sản xuất giống cây trồng hoặc tiêu chuẩn cơ sở trong trường hợp không có tiêu chuẩn quốc gia.
 3. Phạt tiền đối với hành vi sản xuất giống cây ăn quả lâu năm, cây công nghiệp lâu năm bằng phương pháp vô tính không lấy vật liệu nhân giống của cây đầu dòng hoặc vườn cây đầu dòng đã được cấp Quyết định công nhận, cụ thể như sau:
 a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất lô giống có số lượng dưới 500 cây giống;
 b) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất lô giống có số lượng từ 500 cây đến dưới 1.000 cây giống;
 c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất lô giống có số lượng từ 1.000 cây đến dưới 2.000 cây giống;
 d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất lô giống có số lượng từ 2.000 cây đến dưới 3.000 cây giống;
 đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất lô giống có số lượng từ 3.000 cây đến dưới 5.000 cây giống;
 e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất lô giống có số lượng từ 5.000 cây giống trở lên.
 4. Phạt tiền đối với hành vi sản xuất giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính nhằm mục đích buôn bán nhưng chưa được cấp Quyết định công nhận lưu hành hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới hoặc Quyết định công nhận lưu hành đặc cách hoặc chưa được ủy quyền của tổ chức, cá nhân có giống cây trồng đã được cấp Quyết định công nhận lưu hành hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới, cụ thể như sau:
 a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với lượng giống sản xuất có giá trị dưới 50.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 15.000.000 đồng;
 b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với lượng giống sản xuất có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 75.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng;
 c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với lượng giống sản xuất có giá trị từ 75.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 25.000.000 đồng đến dưới 35.000.000 đồng;
 d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với lượng giống sản xuất có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 125.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 35.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
 đ) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với lượng giống sản xuất có giá trị từ 125.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng đến dưới 65.000.000 đồng;
 e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với lượng giống sản xuất có giá trị từ 150.000.000 đồng đến dưới 175.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 65.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
 g) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với lượng giống sản xuất có giá trị từ 175.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
 h) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với lượng giống sản xuất có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 100.000.000 đồng trở lên khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có một trong các quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm hình sự theo bản án.
 5. Hình thức xử phạt bổ sung:
 Tước quyền sử dụng Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới từ 03 tháng đến 06 tháng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
 6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
 a) Buộc tiêu hủy giống cây trồng đối với hành vi quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này;
 b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điều này.
Điều 39.13.NĐ.107.11. Vi phạm quy định về buôn bán giống cây trồng
(Điều 11 Nghị định số 31/2023/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/07/2023)
1. Phạt tiền t ừ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sau đây:
 a) Buôn bán giống cây trồng không thuộc loài cây trồng chính mà không có thông tin tự công bố lưu hành giống cây trồng hợp lệ theo quy định của pháp luật về trồng trọt;
 b) Buôn bán giống cây trồng nhưng không thông báo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi buôn bán giống cây trồng những thông tin về địa chỉ giao dịch, tên tổ chức, cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp, điện thoại liên hệ.
 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán giống cây trồng (trừ giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm) không có hồ sơ bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng, hồ sơ chất lượng lô giống cây trồng theo quy định.
 3. Phạt tiền đối với hành vi buôn bán giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm không có hồ sơ bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng, hồ sơ chất lượng lô giống cây trồng theo quy định, cụ thể như sau:
 a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán lô giống có số lượng dưới 100 cây giống;
 b) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán lô giống có số lượng từ 100 cây đến dưới 200 cây giống;
 c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán lô giống có số lượng từ 200 cây đến dưới 500 cây giống;
 d) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán lô giống có số lượng từ 500 cây giống trở lên.
 4. Phạt tiền đối với hành vi buôn bán giống cây trồng hết hạn sử dụng, cụ thể như sau:
 a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị dưới 5.000.000 đồng;
 b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
 c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
 d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
 đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
 e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
 g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
 h) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị từ 70.000.000 đồng trở lên.
 5. Phạt tiền đối với hành vi buôn bán giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính nhưng chưa được cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới hoặc chưa có Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng, cụ thể như sau:
 a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với lượng giống buôn bán có giá trị dưới 50.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 15.000.000 đồng;
 b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với lượng giống buôn bán có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 75.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng;
 c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với lượng giống buôn bán có giá trị từ 75.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 25.000.000 đồng đến dưới 35.000.000 đồng;
 d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với lượng giống buôn bán có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 125.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 35.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
 đ) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với lượng giống buôn bán có giá trị từ 125.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng đến dưới 65.000.000 đồng;
 e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với lượng giống buôn bán có giá trị từ 150.000.000 đồng đến dưới 175.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 65.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
 g) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với lượng giống buôn bán có giá trị từ 175.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
 h) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với lượng giống buôn bán có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 100.000.000 đồng trở lên khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có một trong các quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm hình sự theo bản án.
 6. Hình thức xử phạt bổ sung:
 Tước quyền sử dụng Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2 và 3 Điều này trong trường hợp tổ chức, cá nhân được cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới thực hiện việc buôn bán giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính.
 7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
 a) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng giống cây trồng đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này; trường hợp giống cây trồng không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy;
 b) Buộc tiêu hủy giống cây trồng đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;
 c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện các hành vi quy định tại Điều này.


Điều 39.13.NĐ.107.12. Vi phạm quy định về kiểm định ruộng giống
(Điều 12 Nghị định số 31/2023/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/07/2023)
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi kiểm định ruộng giống không đúng phạm vi trong Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ kiểm định ruộng giống.
 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi kiểm định ruộng giống không theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp kiểm định ruộng giống.
 3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện kiểm định ruộng giống nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ kiểm định ruộng giống.
 4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất giống nhưng không thực hiện kiểm định ruộng giống theo quy định.
 5. Hình thức xử phạt bổ sung
 Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ kiểm định ruộng giống có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 1 và 2 Điều này.
 6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
 a) Buộc hủy bỏ kết quả kiểm định lô giống đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;
 b) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng lô giống đối với hành vi quy định tại Điều này.
Điều 39.13.NĐ.107.13. Vi phạm quy định về lấy mẫu vật liệu nhân giống
(Điều 13 Nghị định số 31/2023/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/07/2023)
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng không đúng phạm vi trong Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng.
 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấy mẫu giống cây trồng không theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp lấy mẫu giống cây trồng.
 3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng.
 4. Hình thức xử phạt bổ sung
 Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
 5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
 Buộc hủy bỏ kết quả lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng, kết quả phân tích, thử nghiệm chất lượng vật liệu nhân giống cây trồng đối với hành vi quy định tại Điều này.



Điều 39.13.NĐ.107.36. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Công an nhân dân, Quản lý thị trường, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển
(Điều 36 Nghị định số 31/2023/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/07/2023)
1. Thanh tra chuyên ngành
 a) Thanh tra chuyên ngành về Trồng trọt có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt quy định tại Chương II và Chương III của Nghị định này;
 b) Thanh tra chuyên ngành đất đai, bao gồm Chánh Thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành đất đai do Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra; Trưởng đoàn thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường; Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 20 của Nghị định này.
 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt quy định tại Chương II và Chương III của Nghị định này.
 3. Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt quy định tại Chương II và Chương III của Nghị định này.
 4. Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt liên quan đến hoạt động sản xuất, buôn bán, nhập khẩu giống cây trồng, sản xuất, buôn bán, nhập khẩu phân bón quy định tại các Điều 10, Điều 11, Điều 15, Điều 21, Điều 22 và Điều 23 của Nghị định này.
 5. Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng, phân bón và sử dụng quyền của chủ Bằng bảo hộ liên quan đến vật liệu nhân giống của giống cây trồng đã được bảo hộ trong mục đích xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại các Điều 14, Điều 15, điểm e khoản 1 Điều 16, điểm đ, e khoản 2 Điều 17 và Điều 23 của Nghị định này.
 6. Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt được quy định tại các Điều 11, Điều 14, Điều 15, điểm e khoản 1 Điều 16, Điều 22 và Điều 23 của Nghị định.
 7. Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt xảy ra trên vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế, vùng quyền chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại các Điều 11, Điều 14, Điều 15, Điều 22 và Điều 23 của Nghị định này.
Điều 39.13.NĐ.107.37. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề và đình chỉ hoạt động có thời hạn
(Điều 37 Nghị định số 31/2023/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/07/2023)
1. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động được thực hiện theo quy định tại Chương II và Chương III của Nghị định này.
 2. Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề như sau:
 a) Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là thời điểm quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;
 b) Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt chưa tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vẫn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định, nội dung quyết định xử phạt phải ghi rõ thời điểm có hiệu lực thi hành của hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề (thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước) là từ thời điểm mà người vi phạm xuất trình giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ;
 c) Khi tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng theo quy định tại điểm b khoản này và khi trả giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản và lưu hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
 3. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, đình chỉ hoạt động nếu cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành hoạt động như có giấy phép thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép.
Điều 39.13.NĐ.107.39. Hiệu lực thi hành
(Điều 39 Nghị định số 31/2023/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/07/2023)
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 7 năm 2023.
 2. Nghị định này thay thế các quy định tại các văn bản sau đây:
 a) Các nội dung quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, thời hiệu xử phạt, hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực giống cây trồng quy định từ Điều 1 đến Điều 18 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
 b) Các nội dung quy định về thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng tại các Điều 32, 39 và 40 của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
 c) Nghị định số 55/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón;
 d) Các nội dung quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
Điều 39.13.NĐ.107.40. Điều khoản chuyển tiếp
(Điều 40 Nghị định số 31/2023/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/07/2023)
1. Đối với các hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm để xử lý. Trường hợp Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi đã xảy ra thì áp dụng các quy định của Nghị định này để xử lý.
 2. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, mà tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định số 55/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón; Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y để xem xét, giải quyết.
Điều 39.13.NĐ.107.41. Trách nhiệm thi hành
(Điều 41 Nghị định số 31/2023/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/07/2023)
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Nghị định này.
 
Chung nhan Tin Nhiem Mang