Triển khai thực hiện công tác pháp điển, Bộ Quốc phòng đã phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan thực hiện pháp điển đề mục “Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng”. Đến nay, đề mục này đã được thẩm định, ký xác thực, đóng dấu theo quy định và đang được Bộ Tư pháp hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ thông qua trong thời gian tới theo chủ đề “Quốc phòng”.
Đề mục Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòngcó cấu trúc được xây dựng theo cấu trúc của Luật Quân nhân chuyên nghiệp, côngnhân và viên chức quốc phòng số 98/2015/QH13 ban hành ngày 26/11/2015 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016. Theo đó, đề mục này bao gồm 07 chương, được pháp điển bởi các quy phạm pháp luật từ 11 văn bản (01 Luật, 03 Nghị định và
07 Thông tư), cụ thể như sau: Luật số 98/2015/QH13 ngày 26/11/2015 của Quốc hội về quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Nghị định số 59/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Nghị định số 83/2016/NĐ-CP Quy định bậc trình độ kỹ năng nghề, điều kiện nâng bậc của công nhân quốc phòng; Nghị định số 151/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều về chế độ, chính sách của Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Thông tư số 07/2010/TT-BQP Quy định xếp loại, nhóm đối với quân nhân chuyên nghiệp và xếp nhóm đối với công nhân viên chức quốc phòng trong Quân đội nhân dân Việt Nam; Thông tư số 73/2010/TT-BQP Hướng dẫn xếp lương khi nâng loại, chuyển loại, chuyển nhóm quân nhân chuyên nghiệp; Thông tư số 91/2010/TT-BQP Quy định việc chuyển chế độ phục vụ từ công chức, viên chức, công nhân quốc phòng sang quân nhân chuyên nghiệp; Thông tư số 107/2016/TT-BQP Quy định về khám, chữa bệnh đối với quân nhân chuyên nghiệp có đủ 15 năm trở lên công tác trong Bộ Quốc phòng đã về phục viên; Thông tư số 113/2016/TT-BQP Quy định chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Thông tư số 170/2016/TT-BQP Quy định cấp bậc quân hàm quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương, phong, thăng, giáng cấp bậc quân hàm trong trường hợp bị kỷ luật hạ bậc lương; trình tự, thủ tục, thẩm quyền quyết định đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng và Thông tư số 162/2017/TT-BQP hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 151/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều về chế độ, chính sách của Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
Đề mục Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được pháp điển bởi các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực điều chỉnh về quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; quyền, nghĩa vụ, chế độ phục vụ, chế độ chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng. Cụ thể:
- Chương I gồm 52 điều quy định về các nội dung cơ bản như sau: Phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; Vị trí, chức năng của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng. Nguyên tắc quản lý, sử dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Bố trí sử dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Quyền, nghĩa vụ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Những việc quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng không được làm; Nguyên tắc tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Đánh giá quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Thẩm quyền quyết định đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Điều kiện, tiêu chuẩn chuyển công nhân viên chức quốc phòng sang quân nhân chuyên nghiệp; Quyền hạn xét chuyển công nhân viên chức quốc phòng sang quân nhân chuyên nghiệp; Quản lý sử dụng sau khi chuyển quân nhân chuyên nghiệp; Thủ tục hồ sơ và thời gian xét chuyển công nhân viên chức quốc phòng sang quân nhân chuyên nghiệp; Thẩm quyền nâng lương, nâng loại, chuyển nhóm, phong, thăng cấp bậc quân hàm đối với quân nhân chuyên nghiệp phục vụ trong ngạch dự bị; Thẩm quyền, trình tự, thủ tục nâng lương, nâng loại, chuyển nhóm, thăng hạng, phong, thăng cấp bậc quân hàm; hạ bậc lương, loại, nhóm, hạng, giáng cấp bậc quân hàm và cho thôi phục vụ đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được bổ nhiệm giữ chức vụ cán bộ; Trình tự, thủ tục nâng lương, nâng loại, chuyển nhóm, thăng hạng đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Khiếu nại và giải quyết khiếu nại của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Mục đích sử dụng; Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Nguyên tắc cấp; Thời hạn sử dụng Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Nội dung thể hiện trên Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp; Cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Trình tự, thủ tục cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Thẩm quyền cấp Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Thu hồi Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Tạm giữ Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Hợp tác quốc tế trong xây dựng lực lượng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Quân phục, cấp hiệu, phù hiệu, trang phục, chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
- Chương II gồm 04 Mục với 25 điều quy định về các nội dung cơ bản về chế độ phục vụ của quân nhân chuyên nghiệp như: Tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp; Xếp lương, phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp; Xếp loại, nâng loại, chuyển vị trí chức danh quân nhân chuyên nghiệp; Nguyên tắc xếp loại, nhóm quân nhân chuyên nghiệp; Xếp loại, nhóm quân nhân chuyên nghiệp; Xếp nhóm đối với công nhân viên chức quốc phòng; Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp;Thăng cấp bậc quân hàm đối với quân nhân chuyên nghiệp khi được nâng lương; Thời hạn và hạn tuổi phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp ; Xếp lương khi nâng loại hoặc chuyển loại quân nhân chuyên nghiệp; Xếp lương khi chuyển nhóm quân nhân chuyên nghiệp; Chuyển xếp lương cho đối tượng được chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp; Biệt phái quân nhân chuyên nghiệp; Trường hợp thôi phục vụ tại ngũ; Hình thức thôi phục vụ tại ngũ; Điều kiện thôi phục vụ tại ngũ; Hạn tuổi cao nhất phục vụ trong ngạch dự bị của quân nhân chuyên nghiệp; Đối tượng đăng ký quân nhân chuyên nghiệp dự bị; Huấn luyện quân nhân chuyên nghiệp dự bị; Phong, thăng quân hàm quân nhân chuyên nghiệp dự bị; Giải ngạch quân nhân chuyên nghiệp dự bị.
- Chương III gồm 02 Mục với 13 điều quy định chế độ phục vụ của công nhân và viên chức quốc phòng như: Tuyển chọn, tuyển dụng công nhân và viên chức quốc phòng; Xếp loại, nâng loại, nâng bậc công nhân quốc phòng; Các bậc trình độ kỹ năng nghề của công nhân quốc phòng; Khung trình độ kỹ năng nghề của công nhân quốc phòng; Quy định điều kiện nâng bậc trình độ kỹ năng nghề; Cấp chứng chỉ kỹ năng nghề và tổ chức kiểm tra đánh giá bậc trình độ kỹ năng nghề; Điều kiện được miễn dự thi đánh giá nâng bậc và được xét công nhận bậc trình độ kỹ năng nghề; Điều kiện chuyển nghề đối với công nhân quốc phòng trong quân đội; Chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức quốc phòng; Hạn tuổi phục vụ cao nhất của công nhân và viên chức quốc phòng; Trường hợp thôi phục vụ trong quân đội của công nhân và viên chức quốc phòng; Hình thức thôi phục vụ trong quân đội của công nhân và viên chức quốc phòng; Điều kiện thôi phục vụ trong quân đội của công nhân và viên chức quốc phòng.
- Chương IV gồm 45 điều quy định về các nội dung cơ bản về chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng:
Chế độ đào tạo, bồi dưỡng; Tiền lương, phụ cấp, nhà ở, điều kiện thực hiện nhiệm vụ đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Nâng lương đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Chế độ nghỉ ngơi của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Các chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng: Nghỉ hằng tuần; Nghỉ phép hằng năm; Nghỉ phép đặc biệt; Nghỉ ngày lễ, tết; Nghỉ an dưỡng, điều dưỡng; Nghỉ chuẩn bị hưu; Thẩm quyền giải quyết chế độ nghỉ đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Đình chỉ chế độ nghỉ; Chế độ đăng ký khi nghỉ phép hằng năm; Chăm sóc sức khoẻ quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong quân đội và thân nhân; Chế độ bảo hiểm y tế đối với thân nhân của công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội; Tuyến khám bệnh, chữa bệnh; đăng ký khám bệnh, chữa bệnh; Hồ sơ khám bệnh, chữa bệnh của quân nhân phục viên tại các bệnh viện quân y; Phương thức thu, quản lý, sử dụng viện phí Sổ khám bệnh; quản lý và sử dụng sổ khám bệnh Kinh phí bảo đảm thực hiện; Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị; Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ; Tiền lương và thời gian công tác để tính hưởng chế độ; Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp nghỉ hưu; Điều kiện nghỉ hưu và chế độ, chính sách khi nghỉ hưu; Điều kiện và chế độ trợ cấp một lần do nghỉ hưu trước hạn tuổi; Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp phục viên; Kinh phí bảo đảm; Quyền lợi và trách nhiệm của quân nhân phục viên khi khám bệnh, chữa bệnh Chế độ miễn, giảm tiền viện phí; Chế độ, chính sách đối với công nhân và viên chức quốc phòng thôi phục vụ trong quân đội; Chế độ, chính sách đối với công nhân và viên chức quốc phòng nghỉ hưu; Chế độ trợ cấp một lần đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn khó khăn, ngành nghề có tính chất đặc thù khi thôi phục vụ trong Quân đội hoặc trong thời gian phục vụ; Quân đội hy sinh, từ trần; Điều kiện, mức quy đổi và cách tính quy đổi thời gian công tác; Chế độ trợ cấp một lần do quy đổi thời gian; Hồ sơ và thẩm quyền giải quyết chế độ; Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng trong thời gian phục vụ quân đội bị thương, hy sinh, từ trần; Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp dự bị.
- Chương V gồm 05 điều quy định về Cơ quan quản lý nhà nước về quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Trách nhiệm, quyền hạn của Bộ Quốc phòng; Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Trách nhiệm, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ và Trách nhiệm, quyền hạn của chính quyền địa phương.
- Chương VI gồm 06 điều quy định về các nội dung cơ bản như: Khen thưởng; Xử lý vi phạm; Hình thức kỷ luật đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng như: Khiển trách; Giáng chức; Cách chức; Hạ bậc lương; Giáng cấp bậc quân hàm; Tước danh hiệu quân nhân; Buộc thôi việc. Giáng cấp bậc quân hàm trong trường hợp quân nhân chuyên nghiệp bị kỷ luật hạ bậc lương; Xếp lương trong trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm.
- Chương VI gồm 21 điều quy định về tổ chức thực hiện, hiệu lực thi hành, điều khoản chuyển tiếp.
Như vậy, có thể nói, thông qua việc pháp điển đề mục Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đã xác định được toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp vào một chỗ giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật. Qua đó có thể thấy hệ thống pháp luật về Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đã và đang từng bước được hoàn thiện và ổn định.