Triển khai thực hiện công tác pháp điển, Bộ Quốc phòng đã phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan thực hiện pháp điển đề mục “Lực lượng dự bị động viên”. Đến nay, đề mục này đã được thẩm định, ký xác thực, đóng dấu theo quy định và đang được Bộ Tư pháp hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ thông qua trong thời gian tới theo chủ đề “Quốc phòng”.
Đề mục Lực lượng dự bị động viên có cấu trúc được xây dựng theo cấu trúc của Pháp lệnh dự bị động viên ban hành ngày 27/8/1996 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09/09/2016. Theo đó, đề mục này bao gồm 07 chương, được pháp điển bởi các quy phạm pháp luật từ 09 văn bản (01 Pháp lệnh, 02 Nghị định và 06 Thông tư, Thông tư liên tịch), cụ thể như sau: Pháp lệnh 51-L/CTN Về lực lượng dự bị động viên; Nghị định 39/CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên; Nghị định 168/1999/NĐ-CP Quy định danh mục và chế độ, thủ tục đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật thuộc diện huy động bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội (được sửa đổ, bổ sung bởi Nghị định 44/2012/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 168/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ quy định danh mục và chế độ, thủ tục đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật thuộc diện huy động bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội); Thông tư liên tịch số 1232/1998/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC Hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên và chế độ chính sách đối với quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu; Thông tư 524/1999/TT-BQP Hướng dẫn thực hiện việc thông báo Quyết định huy động và lệnh huy động, tập trung, vận chuyển, giao nhận lực lượng Dự bị động viên; Thông tư
số 1036/2000/TT-BQP Hướng dẫn thực hiện việc đăng ký, thống kê báo cáo phương tiện, kỹ thuật thuộc diện huy động bổ sung cho Quân đội; Thông tư liên tịch
số 234/2003/TTLT/BQP-BTC Hướng dẫn thực hiện chê độ chính sách đối vói chủ phương tiện có phương tiện được huy động trực tiếp tham gia huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu; tăng cường cho lực lượng thường trực của Quân đội và huy động phục vụ cho các nhiệm vụ nói trên; Thông tư
số 19/2013/TT-BQP Quy định mẫu biểu đăng ký, quản lý, thống kê, báo cáo kết quả đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật diện huy động bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội; Thông tư liên tịch
số 81/2013/TTLT-BQP-BCA-BGTVT-BNNPTNT Quy định việc phối hợp cung cấp số liệu đăng ký phương tiện kỹ thuật thuộc diện huy động bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội.
Đề mục Lực lượng dự bị động viên được pháp điển bởi các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực điều chỉnh về việc nhà nước xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu để bổ sung, tăng cường cho lực lượng thường trực của quân đội khi có nhu cầu chiến đấu, nguyên tắc, nội dung, hình thức, trách nhiệm phối hợp cung cấp số liệu đăng ký phương tiện kỹ thuật thuộc diện huy động bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội; việc tiếp nhận, quản lý, khai thác, sử dụng số liệu được cung cấp. Cụ thể:
Chương I gồm 12 điều quy định về các nội dung cơ bản như sau: Phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; Các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân có trách nhiệm thực hiện những quy định về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên.
Chương II gồm 44 điều quy định về các nội dung cơ bản về xây dựng lực lượng dự bị động viên như: Xây dựng lực lượng dự bị động viên gồm: Đăng ký, quản lý quân nhân dự bị và đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật; Tổ chức, biên chế đơn vị dự bị động viên; Quản lý, huấn luyện, diễn tập, kiểm tra đơn vị dự bị động viên; Thực hiện công tác Đảng, công tác chính trị; Bảo đảm hậu cần, trang bị kỹ thuật và tài chính; Chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác để sẵn sàng huy động lực lượng dự bị động viên. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo việc đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật trong phạm vi cả nước và quy định các loại giấy tờ, sổ sách, biểu mẫu đăng ký, thống kê báo cáo phương tiện kỹ thuật. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ: Công an, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn việc cung cấp số liệu đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật thuộc diện huy động bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội theo định kỳ hàng năm và đột xuất, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu quốc phòng. Tư lệnh quân khu, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật trên địa bàn quân khu và Thủ đô Hà Nội. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan quân sự, cơ quan công an, Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan thực hiện việc đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật trên địa bàn cấp tỉnh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo cơ quan quân sự cùng cấp và các ban, ngành có liên quan trực tiếp đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật trên địa bàn cấp huyện. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện những quy định về đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật trong Nghị định này. Mẫu biểu thống kê, báo cáo, chế độ báo cáoNguyên tắc cung cấp số liệu đăng ký: Bảo đảm đầy đủ, chính xác, kịp thời, đúng thời hạn; Số liệu đăng ký phương tiện được cung cấp phải được quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; Việc trao đổi, cung cấp thông tin được thực hiện giữa các bên cùng cấp; trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng thì được phép trao đổi vượt cấp, nhưng sau đó phải báo cáo với cấp trên trực tiếp. Trách nhiệm cung cấp số liệu; Tiếp nhận, quản lý và khai thác số liệu đăng ký phương tiện kỹ thuật được cung cấp; Điều kiện bảo đảm và kinh phí; Trách nhiệm cụ thể của các Bộ, ngành, của các tỉnh trong việc lập kế hoạch xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên. Kế hoạch xây dựng lực lượng dự bị động viên gồm những nội dung sau: Tổ chức các đơn vị dự bị động viên; Quản lý các đơn vị dự bị động viên; Huấn luyên, diễn tập, kiểm tra các đơn vị dự bị động viên; đào tạo sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị; Bảo đảm vũ khí, trang bị hậu cần, kỹ thuật và tài chính cho việc xây dựng các đơn vị dự bị động viên; Công tác Đảng, công tác chính trị trong xây dựng các đơn vị dự bị động viên; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo cơ quan quân sự cùng cấp tổ chức, biên chế, quản lý, huấn luyện đơn vị dự bị động viên của địa phương và phối hợp với các đơn vị chủ lực trong việc tổ chức, biên chế, quản lý, huấn luyện đơn vị dự bị động viên của bộ đội chủ lực; Điều kiện được hưởng chê độ chính sách.
Chương III gồm 23 điều quy định các nội dung về huy động lực lượng dự bị động viên như: Huy động lực lượng dự bị động viên gồm:Thông báo lệnh huy động lực lượng dự bị động viên; Tập trung quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật; Vận chuyển và giao nhận lực lượng dự bị động viên;Thực hiện công tác Đảng, công tác chính trị;Thực hiện công tác bảo đảm hậu cần, trang bị kỹ thuật và tài chính.Lực lượng dự bị động viên được huy động trong các trường hợp sau:Bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội khi có lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ và trong chiến tranh;Tăng cường cho lực lượng thường trực của quân đội khi có nhu cầu chiến đấu để bảo vệ địa phương, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ mà chưa đến mức phải động viên cục bộ.Chế độ, chính sách đối với chủ phương tiện trong thời gian huy động; Thẩm quyền huy động lực lượng dự bị động viên khi có lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ và trong chiến tranh; Kế hoạch huy động lực lượng dự bị động viên gồm những nội dung sau:Thông báo quyết định huy động, lệnh huy động;Tập chung, vận chuyển, giao nhận các đơn vị dự bị động viên;Bảo đảm vũ khí, trang bị, hậu cần, kỹ thuật và tài chính cho việc huy động các đơn vị dự bị động viên;Bảo vệ trong quá trình huy động các đơn vị dự bị động viên;Công tác Đảng, công tác chính trị trong quá trình huy động các đơn vị dự bị động viên;Chỉ huy điều hành việc huy động lực lượng dự bị động viên.Trách nhiệm thông báo quyết định huy động và lệnh huy động lực lượng dự bị động viên được quy định như sau:Văn phòng Chính phủ thông báo quyết định huy động của Thủ tướng Chính phủ tới các Bộ, ngành, các Uỷ ban nhân dân tỉnh.Bộ Quốc phòng thông báo lệnh huy động các đơn vị dự bị động viên của Bộ trưởng Bộ quốc phòng tới các Bộ, ngành, các Uỷ ban nhân dân tỉnh, các đơn vị cấp dưới trực tiếp và chỉ đạo việc thông báo lệnh huy động tới các cơ quan quân sự địa phương, các đơn vị cơ sở của quân đội.Các bộ, ngành thông báo quyết định huy động lực lượng dự bị động viên của Bộ trưởng, Thủ trưởng ngành tới các đơn vị cấp dưới trực tiếp và chỉ đạo việc thông báo quyết định huy động tới các đơn vị cơ sở.Uỷ ban nhân nhân dân tỉnh thông báo quyết định huy động lực lượng dự bị động viên của Chủ tịch Uỷ ban nhân tỉnh tới các Uỷ ban nhân dân huyện và các Sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan của tỉnh. Cơ quan quân sự tỉnh thông báo lệnh huy động đơn vị dự bị động viên của Chỉ huy trưởng quân sự tỉnh và lệnh gọi sĩ quan dự bị nhập ngũ của cấp trên tới các cơ quan quân sự huyện.Uỷ ban nhân dân huyện thông báo quyết định huy động lực lượng dự bị động viên của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện tới các Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã), các phòng, ban, ngành, đoàn thể có liên quan của huyện và các tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội... có nhiệm vụ huy động lực lượng dự bị động viên. Cơ quan quân sự huyện thông báo quyết định huy động phương tiện kỹ thuật của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thông báo lệnh gọi sĩ quan dự bị nhập ngũ của cấp trên và thông báo lệnh gọi hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị nhập ngũ của Chỉ huy trưởng quân sự huyện tới các Uỷ ban nhân dân xã, các tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội... của huyện.Uỷ ban nhân dân xã, các tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội... có trách nhiệm chuyển quyết định huy động phương tiện kỹ thuật của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện tới từng chủ phương tiện kỹ thuật và chuyển lệnh gọi nhập ngũ của cấp trên tới từng quân nhân dự bị.Cơ quan quân sự địa phương và đơn vị thường trực của quân đội có nhiệm vụ giao nhận lực lượng dự bị động viên phải thông báo cho nhau.Triển khai trạm tập trung, trạm tiếp nhận lực lượng DBĐVTập trung, vận chuyển lực lượng DBĐVThông báo quyết định huy động và lệnh huy động lực lượng dự bị động viên.
Chương IV gồm 12 điều quy định chế độ chính sách, kinh phí xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên bao gồm các nội dung như:
Quân nhân dự bị khi tham gia huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu được hưởng quyền lợi theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự và Luật về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt NamBộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định những quân nhân dự bị giữ chức vụ chỉ huy các đơn vị dự bị động viên có quy mô tổ chức tương đương từ tiểu đội đến trung đoàn, được hưởng khoản phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị nói tại Điều 25 của Pháp lệnh.Chế độ phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên; Chế độ chính sách đối với quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu; Kinh phí xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên được bảo đảm bằng nguồn sau đây:Ngân sách nhà nước cấp cho Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành ở trung ương chi cho công tác quốc phòng;Ngân sách nhà nước do trung ương phân cấp cho địa phương chi cho công tác quốc phòng.
Chương V gồm 05 điều bao gồm các nội dung cơ bản về cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên: Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên bao gồm:Ban hành và hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên;Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên;Quy định và tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên;Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên;Tuyên truyền, giáo dục, động viên nhân dân tham gia xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên;Sơ kết, tổng kết công tác xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên.Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên trong phạm vi cả nước.Bộ Quốc phòng giúp Chính phủ quản lý nhà nước về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên; hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong việc xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên. Tư lệnh quân khu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên địa bàn quân khu.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý Nhà nước về xây dựng và huy động lực lượng bị động viên và tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên được Chính phủ giao.Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên trong phạm vi địa phương.Cơ quan quân sự địa phương phối hợp với cơ quan hữu quan giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên.Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội ở các cấp có trách nhiệm giáo dục, động viên hội viên, đoàn viên của tổ chức mình và vận động nhân dân thực hiện những quy định về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên; giám sát việc thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên theo quy định của Pháp lệnh.
Chương VI gồm 03 điều quy định về các nội dung cơ bản như: Khen thưởng; Xử lý vi phạm;Tổ chức, cá nhân có thành tích trong xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên được khen thưởng theo chế độ của nhà nước.Người có hành vi trốn tránh, cản trở, chống đối việc xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.Người thiếu trách nhiệm, gây thiệt hại trong xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên, lợi dụng chức vụ quyền hạn làm trái quy định hoặc bao che cho người vi phạm Pháp lệnh nay hoặc vi phạm những quy định khác của pháp luật về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Chương VII gồm 16 điều quy định về tổ chức thực hiện, hiệu lực thi hành.
Như vậy, có thể nói, thông qua việc pháp điển đề mục Lực lượng dự bị động viên đã xác định được toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về Lực lượng dự bị động viên đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật. Qua đó có thể thấy hệ thống pháp luật về Lực lượng dự bị động viên đã và đang từng bước được hoàn thiện và ổn định.