​Hệ thống các quy phạm pháp luật còn hiệu lực từ kết quả pháp điển đề mục Thi hành án dân sự
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

​Hệ thống các quy phạm pháp luật còn hiệu lực từ kết quả pháp điển đề mục Thi hành án dân sự

Triển khai thực hiện công tác pháp điển, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện pháp điển đề mục Thi hành án dân sự. Đến nay, đề mục này đã được thẩm định, ký xác thực, đóng dấu theo quy định và đang được Bộ Tư pháp hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ thông qua trong thời gian tới theo chủ đề “Thi hành án”.
Đề mục Thi hành án dân sự có cấu trúc được xây dựng theo cấu trúc của Luật thi hành án dân sự năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014). Theo đó, đề mục này bao gồm 11 chương, được pháp điển bởi các quy phạm pháp luật từ 26 văn bản (01 Luật; 01 Nghị quyết; 01 Nghị định; 01 Quyết định Thủ tướng Chính phủ và 22 Thông tư; Thông tư liên tịch), cụ thể như sau: Luật 26/2008/QH12 Thi hành án dân sự; Nghị quyết 24/2008/QH12 Về việc thi hành Luật thi hành án dân sự; Luật 64/2014/QH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự; Nghị định 62/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự; Quyết định 61/2014/QĐ-TTg Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự trực thuộc Bộ Tư pháp; Thông tư 91/2010/TT-BTC Hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự; Thông tư 03/2011/TT-BTP Phân cấp quản lý tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng cơ bản cho Tổng cục Thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự; Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BTP-BCA Quy định cụ thể việc phối hợp bảo vệ cưỡng chế trong thi hành án dân sự; Thông tư 01/2013/TT-BTP Hướng dẫn Chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự; Thông tư 08/2015/TT-BTP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2013/TT-BTP ngày 03/01/2013 của Bộ Tư pháp hướng dẫn Chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự; Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BTP-BCA-BTC Hướng dẫn trình tự, thủ tục thu, nộp, quản lý tiền, giấy tờ của người phải thi hành án dân sự và trả tiền, giấy tờ cho người được thi hành án dân sự là phạm nhân; Thông tư liên tịch 02/2014/TTLT-BTP-BTC-BLĐTBXH-NHNNVN Hướng dẫn việc cung cấp thông tin về tài khoản, thu nhập của người phải thi hành án và thực hiện phong tỏa, khấu trừ để thi hành án dân sự;Thông tư liên tịch 265/2013/TTLT-BQP-BCA Quy định việc phối hợp bảo vệ cưỡng chế thi hành án dân sự trong Quân đội; Thông tư 09/2015/TT-BTP Quy định việc phân cấp quản lý công chức, viên chức, người lao động  thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự; Thông tư liên tịch 12/2015/TTLT-BTP-BTC-TANDTC-VKSNDTC Hướng dẫn việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu, nộp ngân sách nhà nước; Thông tư 121/2015/TT-BQP Thông tư quy định chế độ báo cáo công tác của Ngành Thi hành án dân sự trong Quân đội; Thông tư 01/2016/TT-BTP Hướng dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự; Thông tư 02/2016/TT-BTP Quy định quy trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự; Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT/BTP-BCA-BTC-TANDTC-VKSNDTC Quy định hoạt động của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự; Thông tư liên tịch 06/2016/TTLT-BTP-VKSNDTC-TANDTC Hướng dẫn phối hợp trong thống kê thi hành án dân sự; Thông tư liên tịch 07/2016/TTLT-BTP-BTC Hướng dẫn bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án; Thông tư 96/2016/TT-BQP Quy định công tác kiểm tra, biểu mẫu nghiệp vụ về thi hành án dân sự trong Quân đội; Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDT Quy định một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự; Thông tư 200/2016/TT-BTC Quy định việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, kinh phí cưỡng chế thi hành án; Thông tư 01/2017/TT-BTP Quản lý kho vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự; Thông tư 50/2017/TT-BQP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng và Phòng Thi hành án cấp quân khu; Thông tư 02/2017/TT-BTP Hướng dẫn một số nội dung quản lý công chức, viên chức, người lao động thuộc hệ thống tổ chức thi hành án dân sự; Thông tư 03/2017/TT-BTP Quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ  các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự.
Đề mục Thi hành án dân sự được pháp điển bởi các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành bản án, quyết định dân sự, hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự, phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính của Tòa án, quyết định của Tòa án giải quyết phá sản, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành và phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại (sau đây gọi chung là bản án, quyết định); hệ thống tổ chức thi hành án dân sự và Chấp hành viên; quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thi hành án dân sự. Cụ thể:
Chương I gồm 51 điều quy định về các nội dung cơ bản như sau: Phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; bản án, quyết định được thi hành; giải thích từ ngữ; Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định: Cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi trách nhiệm của mình chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án; Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Trong quá trình thi hành án, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Thỏa thuận thi hành án: Đương sự có quyền thỏa thuận về việc thi hành án, nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Kết quả thi hành án theo thỏa thuận được công nhận. Theo yêu cầu của đương sự, Chấp hành viên có trách nhiệm chứng kiến việc thỏa thuận về thi hành án. Trường hợp đương sự không thực hiện đúng thỏa thuận thì có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành phần nghĩa vụ chưa được thi hành theo nội dung bản án, quyết định.Yêu cầu thay đổi Chấp hành viênViệc xuất cảnh của người phải thi hành án: Đối với cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định thì quy định về tạm hoãn xuất cảnh được áp dụng đối với người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Đối với người phải thi hành án đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định về tiền, tài sản mà thuộc một trong các trường hợp sau thì có thể không bị xem xét tạm hoãn xuất cảnh: Có đủ tài sản để thực hiện nghĩa vụ và đã ủy quyền cho người khác thay mặt họ giải quyết việc thi hành án liên quan đến tài sản đó; việc ủy quyền phải có công chứng và không được hủy ngang; Đã ủy quyền cho người khác mà người được ủy quyền có đủ tài sản và cam kết thi hành thay nghĩa vụ của người ủy quyền; việc ủy quyền phải có công chứng và không được hủy ngang; Có sự đồng ý của người được thi hành án; Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án mà không có căn cứ chấp nhận yêu cầu thi hành án quá hạn; Là người nước ngoài phạm tội ít nghiêm trọng đang bị bệnh hiểm nghèo hoặc không có tài sản, thu nhập tại Việt Nam, có đơn cam kết thực hiện nghĩa vụ sau khi về nước. Đơn cam kết phải có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam của nước mà người đó có quốc tịch về việc đôn đốc người đó thực hiện nghĩa vụ thi hành khoản thu, nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam; Có văn bản của cơ quan Công an hoặc cơ quan đại diện ngoại giao đề nghị cho xuất cảnh trong trường hợp cá nhân là người phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đang bị bệnh hiểm nghèo hoặc không có tài sản, thu nhập tại Việt Nam nhưng không được người được thi hành án cho xuất cảnh hoặc không xác định được địa chỉ của người được thi hành án hoặc người được thi hành án là người nước ngoài đã về nước và các trường hợp đặc biệt khác. Việc xuất cảnh trong trường hợp này do Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định. Trường hợp người phải thi hành án ủy quyền cho người thay mặt họ giải quyết việc thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự thông báo việc thi hành án cho người được ủy quyền. Trường hợp người phải thi hành án xuất cảnh ra nước ngoài thì việc thông báo được thực hiện bằng hình thức điện tín, fax, email hoặc hình thức khác nếu họ có yêu cầu và không gây trở ngại cho cơ quan thi hành án dân sự. Việc giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh được thực hiện khi có quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án, quyết định đang thi hành hoặc khi căn cứ tạm hoãn xuất cảnh không còn. Trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân với cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên; Giám sát và kiểm sát việc thi hành án: Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự và các cơ quan nhà nước khác trong thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thi hành án dân sự.Khi kiểm sát thi hành án dân sự, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Kiểm sát việc cấp, chuyển giao, giải thích, sửa chữa, bổ sung bản án, quyết định của Tòa án; Yêu cầu Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, cấp dưới ra quyết định về thi hành án, gửi các quyết định về thi hành án; thi hành đúng bản án, quyết định; tự kiểm tra việc thi hành án và thông báo kết quả kiểm tra cho Viện kiểm sát nhân dân; yêu cầu cơ quan, tổ chức và cá nhân cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng có liên quan đến việc thi hành án theo quy định của Luật này; Trực tiếp kiểm sát hoạt động thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan; ban hành kết luận kiểm sát khi kết thúc việc kiểm sát; Tham gia phiên họp của Tòa án xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước và phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân; Kiến nghị xem xét hành vi, quyết định liên quan đến thi hành án có vi phạm pháp luật ít nghiêm trọng của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp hoặc cấp dưới, yêu cầu khắc phục vi phạm pháp luật và xử lý người vi phạm; kiến nghị cơ quan, tổ chức liên quan có sơ hở, thiếu sót trong hoạt động quản lý khắc phục nguyên nhân, điều kiện dẫn tới vi phạm pháp luật và áp dụng các biện pháp phòng ngừa; Kháng nghị hành vi, quyết định của Thủ trưởng, Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, cấp dưới có vi phạm pháp luật nghiêm trọng xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; yêu cầu đình chỉ việc thi hành, thu hồi, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc thi hành án, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.       
Chương II gồm 187 điều quy định các nội dung cơ bản về hệ thống tổ chức thi hành án dân sự và chấp hành viên như: Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự
bao gồm: Cơ quan quản lý thi hành án dân sự: Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp; Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng. Cơ quan thi hành án dân sự: Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh); Cơ quan thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện); Cơ quan thi hành án quân khu và tương đương (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án cấp quân khu). Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thi hành án dân sự; tên gọi, cơ cấu, tổ chức cụ thể của cơ quan thi hành án dân sự. Nội dung quản lý công chức, viên chức, người lao động thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự; Nguyên tắc phân cấp quản lý công chức, viên chức, người lao động thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự; Thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tư phápThẩm quyền của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự; Thẩm quyền của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự; Thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự; Trách nhiệm của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự; Trách nhiệm của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tư pháp; Trách nhiệm của Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp; Trách nhiệm của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự Trách nhiệm của Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự; Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp. Tổng cục Thi hành án dân sự là cơ quan trực thuộc Bộ Tư pháp, thực hiện chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự quy định tại Điều 167 Luật Thi hành án dân sự, quản lý nhà nước về công tác thi hành án hành chính theo quy định của Luật tố tụng hành chính, các văn bản pháp luật có liên quan và thực hiện quản lý chuyên ngành về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính. Tổng cục Thi hành án dân sự được tổ chức theo hệ thống ngành dọc. Cơ quan trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự ở Trung ương gồm các cục, vụ và tương đương. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự do Thủ tướng Chính phủ quy định. Vị trí và chức năng của Tổng cục Thi hành án dân sựHệ thống quản lý ngân sách đối với  thi hành án dân sự.; Văn phòng Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh, chủ tài khoản là Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự; Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện, chủ tài khoản là Chi Cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự. Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự; Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng, Phòng Thi hành án cấp quân khuNhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnhNhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án cấp quân khu; Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện; Mã số ngạch công chức thi hành án dân sự; Điều kiện tham dự thi tuyển Chấp hành viên: Có đủ tiêu chuẩn của ngạch Chấp hành viên quy định tại Điều 18 Luật Thi hành án dân sự;  Không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang bị xem xét xử lý kỷ luật nhưng chưa có kết luận, quyết định cuối cùng của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Hồ sơ đề nghị tham dự thi tuyển Chấp hành viên; Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ thi tuyển Chấp hành viên; Hội đồng thi tuyển Chấp hành viênBổ nhiệm Chấp hành viên; Điều động, luân chuyển, biệt phái Chấp hành viên, Thẩm tra viên; Tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên; Tuyển chọn và bổ nhiệm Chấp hành viên không qua thi tuyển; Quy trình bổ nhiệm; Miễn nhiệm Chấp hành viên; Trình tự, thủ tục miễn nhiệm Chấp hành viên; Cách chức Chấp hành viên; Những việc Chấp hành viên không được làm: Những việc mà pháp luật quy định công chức không được làm; Tư vấn cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dẫn đến việc thi hành án trái pháp luật; Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ việc thi hành án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm thi hành án; Sử dụng trái phép vật chứng, tiền, tài sản thi hành án; Thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người sau đây: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Chấp hành viên, của vợ hoặc chồng của Chấp hành viên; Cháu ruột mà Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì. Sử dụng thẻ Chấp hành viên, trang phục, phù hiệu thi hành án, công cụ hỗ trợ để làm những việc không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn được giao; Sách nhiễu, gây phiền hà cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thi hành án; Cố ý thi hành trái nội dung bản án, quyết định; trì hoãn hoặc kéo dài thời gian giải quyết việc thi hành án được giao không có căn cứ pháp luật. Ngạch Thẩm tra viên cao cấp; Ngạch Thẩm tra viên chính; Ngạch Thẩm tra viên; Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm tra viên; Trách nhiệm của Thẩm tra viên; Bổ nhiệm, nâng ngạch, chuyển ngạch Thẩm tra viên; Đối tượng và nguyên tắc bổ nhiệm; Hội đồng kiểm tra, sát hạch và nội dung kiểm tra, sát hạch; Thư ký thi hành án; Ngạch Thư ký thi hành án; Ngạch Thư ký trung cấp thi hành án; Tiêu chuẩn, thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức, giáng chức, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự; Quy trình bổ nhiệm đối với Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Chương III gồm 98 điều quy định về thủ tục thi hành án dân sự bao gồm các nội dung cơ bản sau: Hướng dẫn quyền yêu cầu thi hành án dân sự; Cấp bản án, quyết định; Chuyển giao bản án, quyết định; Thủ tục nhận bản án, quyết định; Thời hiệu yêu cầu thi hành án; Tiếp nhận, từ chối yêu cầu thi hành án; Thủ tục gửi đơn yêu cầu thi hành án; Nhận đơn yêu cầu thi hành án; Từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án; Thẩm quyền thi hành án; Ra quyết định thi hành án; Chủ động ra quyết định thi hành án; Ra quyết định thi hành án theo yêu cầu; Lập và bảo quản hồ sơ thi hành án; Lưu trữ sổ, hồ sơ về thi hành án; Các loại biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự bao gồm: Mẫu quyết định về thi hành án của Tổng cục Thi hành án dân sự; Mẫu quyết định về thi hành án của Cục Thi hành án dân sự; Mẫu quyết định về thi hành án của Chi cục Thi hành án dân sự; Mẫu giấy báo, triệu tập, thông báo, mẫu biên bản, mẫu đơn, lệnh xuất nhập kho trong thi hành án dân sự; Mẫu danh sách người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án. Quản lý biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự; Sử dụng biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự; Trách nhiệm in, cấp phát; lập, quản lý, sử dụng biểu mẫu nghiệp vụGhi chép biểu mẫu nghiệp vụ; Thu hồi, sửa đổi, bổ sung, hủy quyết định về thi hành án; Gửi quyết định về thi hành án; Gửi quyết định về thi hành án; Thông báo về thi hành án; Thủ tục thông báo trực tiếp cho cá nhân; Thủ tục thông báo trực tiếp cho cơ quan, tổ chức; Niêm yết công khai; Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng; Thông báo về thi hành án; Xác minh điều kiện thi hành án; Nguyên tắc trao đổi, cung cấp, quản lý và sử dụng thông tin; Thẩm quyền yêu cầu cung cấp thông tin; Nội dung, thủ tục cung cấp thông tin; Xác minh điều kiện thi hành án; Xác định việc chưa có điều kiện thi hành án; Công khai thông tin của người phải thi hành án; Nguyên tắc công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành; Nội dung, hình thức công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành; Thay đổi, chấm dứt công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành; Trách nhiệm của cơ quan quản lý thi hành án dân sự; Trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh và tương đương; Thời hạn tự nguyện thi hành án; Cưỡng chế thi hành án;  Thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án; Thủ tục thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án; Biên lai thu tiền thi hành án; Hoãn thi hành án; Tạm đình chỉ thi hành án; Đình chỉ thi hành án; Trả đơn yêu cầu thi hành án; Kết thúc thi hành án; Xác nhận kết quả thi hành án; Chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án; Ủy thác thi hành án; Thẩm quyền ủy thác thi hành án; Thực hiện ủy thác thi hành ánBảo quản tài sản thi hành án; Việc thi hành án khi có thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành án; Phí thi hành án dân sự; Điều kiện miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước; Hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước; Thẩm quyền, thủ tục xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước; Kháng nghị quyết định của Tòa án về miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước; Bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án.
          Chương IV gồm 10 Mục với 123 điều quy định các nội dung cơ bản về Biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án. Mục 1 quy định về các biện pháp bảo đảm thi hành án như: Chấp hành viên có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của đương sự áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án. Khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, Chấp hành viên không phải thông báo trước cho đương sự. Người yêu cầu Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường. Mức chi cưỡng chế thi hành án dân sự; Xác định, phân chia, xử lý tài sản chung để thi hành án Giải quyết tranh chấp, yêu cầu hủy giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án. Mục 3 bao gồm các nội dung cơ bản về cưỡng chế thi hành đối với tài sản là tiền: Khấu trừ tiền trong tài khoản; Khấu trừ tiền trong tài khoản; Chấm dứt phong tỏa tài khoản; Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; Nội dung, thủ tục giao nhận, thực hiện quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án dân sự; Hồ sơ trừ vào thu nhập của người phải thi hành án dân sự thông qua; Bảo hiểm xã hội; Chi phí phục vụ cung cấp thông tin, khấu trừ tiền trong tài khoản, trừ vào thu nhập; Xử lý vi phạm trong phối hợp cung cấp thông tin về tài khoản, thu nhập của người phải thi hành án dân sự và thực hiện phong tỏa tài khoản, khấu trừ tài khoản, trừ vào thu nhập để thi hành án; Thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án Thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án; Thu tiền của người phải thi hành án đang giữ; Thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ; Thu tiền, tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ. Mục 4 bao gồm các nội dung cơ bản về cường chế thi hành đối với giấy tờ có giá: Thu giữ giấy tờ có giá  Bán giấy tờ có giá. Mục 5 quy định về cưỡng chế đối với quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các nội dung cơ bản như: Kê biên, sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ Định giá quyền sở hữu trí tuệ Bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ Bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ. Mục 6 quy định về cưỡng chế đối với tài sản là vật bao gồm các nội dung cơ bản sau: Tài sản không được kê biên; Thực hiện việc kê biên; Kê biên tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm; Kê biên, xử lý tài sản đang cầm cố, thế chấp; Kê biên tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ; Kê biên vốn góp; Kê biên đồ vật bị khóa, đóng gói; Kê biên tài sản gắn liền với đất; Kê biên nhà ở; Kê biên phương tiện giao thông; Kê biên hoa lợi. Mục 7 quy định về cưỡng chế khai thác đối với tài sản: Cưỡng chế khai thác đối với tài sản để thi hành án; Hình thức cưỡng chế khai thác tài sản để thi hành án; Chấm dứt việc cưỡng chế khai thác tài sản. Mục 8 bao gồm các nội dung cơ bản về cưỡng chế đối với tài sản là quyền là sử dụng đất như: Quyền sử dụng đất được kê biên, bán đấu giá để thi hành án; Kê biên quyền sử dụng đất; Tạm giao quản lý, khai thác, sử dụng diện tích đất đã kê biên; Xử lý tài sản gắn liền với đất đã kê biên. Mục 9 quy định về cưỡng chế trả vật, giấy tờ, chuyển quyền sử dụng đất bao gồm các nội dung cơ bản sau: Thủ tục cưỡng chế trả vật; Cưỡng chế trả nhà, giao nhà Cưỡng chế giao, trả giấy tờ; Cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất. Mục 10 quy định về cưỡng chế thi hành nghĩa vụ buộc thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định bao gồm các nội dung cơ bản sau: Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ buộc thực hiện công việc nhất định; Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ không được thực hiện công việc nhất định; Cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định; Cưỡng chế buộc nhận người lao động trở lại làm việc; Áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án
Chương V bao gồm 04 mục quy định các nội dung cơ bản về thi hành án trong một số trường hợp cụ thể: Thi hành khoản tịch thu sung quỹ nhà nước; tiêu hủy tài sản; hoàn trả tiền; tài sản kê biên, tạm giữ trong bản án, quyết định hình sự; Thi hành áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; Thi hành quyết định giám đốc thẩm; tái thẩm; Thi hành quyết định về phá sản.
Chương VI bao gồm 03 mục quy định các nội dung cơ bản về khiếu nại, tố cáo và kháng nghị về thi hành án dân sự như: Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án; Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại; Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại; Quyền và nghĩa vụ của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại; Thời hạn giải quyết khiếu nại; Hình thức khiếu nại Giải quyết khiếu nại về thi hành án; Xử lý đơn khiếu nại; Thẩm quyền, thời hạn và thủ tục giải quyết tố cáo; Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo; Thẩm quyền, thời hạn và thủ tục giải quyết tố cáo; Trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo; Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự; Xử lý đơn tố cáo; Quyền kháng nghị của Viện kiểm sát; Trả lời kháng nghị của Viện kiểm sát.
Chương VII bao gồm 04 điều quy định về xử lý vi phạm hành chính như: Hành vi vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự; Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; Xử phạt vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự; Xử lý vi phạm.
 Chương VIII bao gồm các nội dung cơ bản về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức trong thi hành án dân sự như: Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong thi hành án dân sự Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong thi hành án dân sự; Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc phòng trong thi hành án dân sự; Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an trong thi hành án dân sự; Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong thi hành án dân sự…
Chương IX bao gồm các nội dung cơ bản về hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự như: Nhiệm vụ kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự; Phương pháp kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự; Kỳ kế toán; Kiểm kê tài sản; Nội dung kế toán ở các đơn vị thi hành án dân sự; Tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán…
Chương X bao gồm các quy định hướng dẫn chế độ báo cáo, thống kê thi hành án dân sự như: Cơ quan nhận báo cáo thống kê thi hành án dân sự và trình tự báo cáo thống kê thi hành án dân sự; Kỳ báo cáo thống kê thi hành án dân sự; Giá trị pháp lý của số liệu thống kê thi hành án dân sự; Phương pháp tính trong báo cáo thống kê thi hành án dân sự  Lập báo cáo thống kê thi hành án dân sự; Hình thức báo cáo thống kê thi hành án dân sự và phương thức gửi báo cáo thống kê thi hành án dân sự; Ngày gửi và thời hạn gửi báo cáo thống kê thi hành án dân sự; Kiểm tra, thanh tra trong thống kê thi hành án dân sự; Thẩm quyền công bố số liệu trong báo cáo thống kê thi hành án dân sự; Sử dụng thông tin trong báo cáo thống kê thi hành án dân sự; Trách nhiệm thực hiện; Chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự; Gửi báo cáo thống kê thi hành án dân sự…
Chương XI bao gồm các nội dung cơ bản về điều khoản thi hành; Tương trợ tư pháp về dân sự trong thi hành án Hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp.
Như vậy, có thể nói, thông qua việc pháp điển đề mục Thi hành án dân sự đã xác định được toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về thi hành án dân sự đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp vào một chỗ giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật. Qua đó có thể thấy hệ thống pháp luật về thi hành án dân sự đã và đang từng bước được hoàn thiện và ổn định.
 
 
 
 
Trần Thanh Loan
Chung nhan Tin Nhiem Mang