Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Tổ chức Quốc hội
Triển khai thực hiện công tác pháp điển, Văn phòng Quốc hội đã chủ trì thực hiện pháp điển Đề mục Tổ chức Quốc hội (Đề mục số 8 thuộc Chủ đề số 35 - Tổ chức bộ máy nhà nước). Văn phòng Quốc hội đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan thực hiện pháp điển xong Đề mục Tổ chức Quốc hội. Đề mục này đã được tổ chức họp thẩm định và Văn phòng Quốc hội thực hiện chỉnh lý, hoàn thiện kết quả pháp điển Đề mục, ký xác thực theo quy định để gửi hồ sơ kết quả pháp điển Đề mục đến Bộ Tư pháp tổng hợp, trình Chính phủ xem xét thông qua trong thời gian tới theo Chủ đề Tổ chức bộ máy nhà nước.
Đề mục Tổ chức Quốc hội có cấu trúc được xác định theo cấu trúc của Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 ngày 20/11/2014, được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 65/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội, bao gồm 07 chương với 103 điều, không có sự thay đổi so với cấu trúc của Luật.
Theo đó, Đề mục Tổ chức Quốc hội được pháp điển bởi các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực của 16 văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể như sau: Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13, được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 65/2020/QH14 như vừa nêu trên; 01 Nghị quyết của Quốc hội; 14 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong đó có 01 Nghị quyết được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền pháp điển của Văn phòng Quốc hội.
Các nội dung cơ bản trong mỗi chương của Đề mục Tổ chức Quốc hội như sau:
- Chương I gồm những quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, như: Điều 35.8.LQ.1. Vị trí, chức năng của Quốc hội; Điều 35.8.LQ.2. Nhiệm kỳ Quốc hội; Điều 35.8.LQ.3. Nguyên tắc và hiệu quả hoạt động của Quốc hội; Điều 35.8.LQ.4. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; Điều 35.8.LQ.5. Làm luật và sửa đổi luật; Điều 35.8.LQ.6. Giám sát tối cao của Quốc hội; Điều 35.8.LQ.7. Quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội; Điều 35.8.LQ.8. Bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước; Điều 35.8.LQ.9. Phê chuẩn các chức danh trong bộ máy nhà nước; Điều 35.8.LQ.10. Việc từ chức của người được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; Điều 35.8.LQ.11. Miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; Điều 35.8.LQ.12. Lấy phiếu tín nhiệm (Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước); Điều 35.8.LQ.13. Bỏ phiếu tín nhiệm; Điều 35.8.LQ.14. Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính (Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo đề nghị của Chính phủ; Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật); Điều 35.8.LQ.15. Bãi bỏ văn bản trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội (bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan khác do Quốc hội thành lập trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội; bãi bỏ văn bản của Ủy ban thường vụ Quốc hội trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước); Điều 35.8.LQ.16. Quyết định đại xá; Điều 35.8.LQ.17. Quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình; Điều 35.8.LQ.18. Phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế; Điều 35.8.LQ.19. Trưng cầu ý dân; Điều 35.8.LQ.20. Xem xét báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị và việc giải quyết kiến nghị của cử tri cả nước;…
- Chương II gồm những quy định về đại biểu Quốc hội, như: Điều 35.8.LQ.21. Vị trí, vai trò của đại biểu Quốc hội; Điều 35.8.LQ.22. Tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội; Điều 35.8.LQ.23. Số lượng đại biểu Quốc hội; Điều 35.8.LQ.24. Thời gian hoạt động của đại biểu Quốc hội; Điều 35.8.LQ.25. Nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội; Điều 35.8.LQ.26. Trách nhiệm tham gia các hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; Điều 35.8.LQ.27. Trách nhiệm với cử tri; Điều 35.8.NL.1.2. Trách nhiệm của đại biểu Quốc hội; Điều 35.8.NL.1.3. Quyền và trách nhiệm của cử tri; Điều 35.8.NL.1.4. Nguyên tắc tiếp xúc cử tri; Điều 35.8.NL.1.5. Hoạt động tiếp xúc cử tri, hình thức tiếp xúc cử tri; Điều 35.8.NL.1.6. Thành phần tham dự cuộc tiếp xúc cử tri; Điều 35.8.NL.1.7. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan trong việc tổ chức tiếp xúc cử tri; Điều 35.8.NL.1.8. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc giải quyết kiến nghị của cử tri; Điều 35.8.NL.1.9. Trách nhiệm giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri; Điều 35.8.NL.1.10. Trách nhiệm của Đoàn đại biểu Quốc hội; Điều 35.8.NL.1.11. Trách nhiệm của Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương; Điều 35.8.NL.1.12. Trách nhiệm của Thường trực Hội đồng nhân dân các cấp; Điều 35.8.NL.1.13. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp; Điều 35.8.NL.1.14. Trách nhiệm của Thủ trưởng, Chủ tịch Công đoàn cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri; Điều 35.8.NL.1.15. Trách nhiệm của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân; Điều 35.8.NL.1.16. Trách nhiệm của Văn phòng Quốc hội; Điều 35.8.NL.1.17. Trách nhiệm của các cơ quan thông tin đại chúng; Điều 35.8.NL.1.18. Hội nghị tiếp xúc cử tri; Điều 35.8.NL.1.19. Đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri; Điều 35.8.NL.1.20. Chương trình hội nghị tiếp xúc cử tri; Điều 35.8.NL.1.21. Nội dung tiếp xúc cử tri; Điều 35.8.NL.1.22. Tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp Quốc hội; Điều 35.8.NL.1.23. Tiếp xúc cử tri nơi cư trú; Điều 35.8.NL.1.24. Tiếp xúc cử tri nơi làm việc; Điều 35.8.NL.1.25. Tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực; Điều 35.8.NL.1.26. Tiếp xúc cử tri theo đối tượng; Điều 35.8.NL.1.27. Tiếp xúc cử tri ngoài địa bàn tỉnh, thành phố, nơi đại biểu Quốc hội ứng cử; Điều 35.8.NL.1.28. Đại biểu Quốc hội gặp gỡ, tiếp xúc với cá nhân hoặc nhóm cử tri; Điều 35.8.NL.1.29. Tập hợp, tổng hợp, chuyển ý kiến, kiến nghị của cử tri; Điều 35.8.NL.1.30. Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước; Điều 35.8.NL.1.31. Trách nhiệm giải quyết kiến nghị của cử tri của các cơ quan của Quốc hội; Điều 35.8.NL.1.32. Trách nhiệm giải quyết kiến nghị của cử tri của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ; Điều 35.8.NL.1.33. Trách nhiệm giải quyết kiến nghị của cử tri của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Điều 35.8.NL.1.34. Trách nhiệm giải quyết kiến nghị của cử tri của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương; Điều 35.8.NL.1.35. Trách nhiệm giải quyết kiến nghị của cử tri của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương;… Điều 35.8.LQ.28. Trách nhiệm tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân; Điều 35.8.NQ.1.1. Đại biểu Quốc hội tiếp công dân; Điều 35.8.NQ.1.2. Đại biểu Quốc hội tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của công dân; Điều 35.8.NQ.1.3. Đại biểu Quốc hội tiếp nhận, chuyển khiếu nại, tố cáo và đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; Điều 35.8.NQ.1.4. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức hữu quan; Điều 35.8.NQ.1.5. Điều kiện bảo đảm để đại biểu Quốc hội tiếp công dân, tiếp nhận, chuyển đơn, đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân; Điều 35.8.LQ.29. Quyền trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị về luật, pháp lệnh; Điều 35.8.LQ.30. Quyền tham gia làm thành viên và tham gia hoạt động của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội;… Điều 35.8.LQ.38. Việc chuyển công tác, xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội; Điều 35.8.LQ.39. Việc tạm đình chỉ hoặc mất quyền đại biểu Quốc hội; Điều 35.8.LQ.40. Việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội; Điều 35.8.LQ.41. Phụ cấp và các chế độ khác của đại biểu Quốc hội; Điều 35.8.NQ.11.3. Nguyên tắc chung; Điều 35.8.NQ.11.4. Chế độ đối với đại biểu Quốc hội; Điều 35.8.LQ.42. Điều kiện bảo đảm cho đại biểu Quốc hội; Điều 35.8.LQ.43. Đoàn đại biểu Quốc hội; Điều 35.8.NQ.12.1. Việc thành lập, vị trí, chức năng của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Điều 35.8.NQ.12.2. Nhiệm vụ, quyền hạncủa Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Điều 35.8.NQ.12.3. Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;…
- Chương III gồm những quy định về Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch Quốc hội, như: Điều 35.8.LQ.44. Vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Điều 35.8.LQ.45. Trách nhiệm của các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội; Điều 35.8.NQ.7.1. Về Quy chế làm việc của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Điều 35.8.LQ.46. Phối hợp công tác giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân; Điều 35.8.LQ.47. Ủy ban thường vụ Quốc hội chuẩn bị, triệu tập, chủ trì kỳ họp Quốc hội và các hội nghị khác; Điều 35.8.LQ.48. Xây dựng luật, pháp lệnh; Điều 35.8.LQ.49. Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh; Điều 35.8.LQ.50. Giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Điều 35.8.LQ.51. Đình chỉ, bãi bỏ văn bản của cơ quan nhà nước ở trung ương;… Điều 35.8.LQ.56. Thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Điều 35.8.LQ.57. Quyết định tình trạng chiến tranh, quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp; Điều 35.8.LQ.58. Trách nhiệm của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội; Điều 35.8.NQ.10.1. Về Quy chế hoạt động đối ngoại của Quốc hội; Điều 35.8.LQ.59. Trách nhiệm của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc tổ chức trưng cầu ý dân; Điều 35.8.LQ.60. Phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội; Điều 35.8.LQ.61. Thời gian tiến hành phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội; Điều 35.8.LQ.62. Dự kiến chương trình và quyết định triệu tập phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội; Điều 35.8.LQ.63. Tài liệu phục vụ phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội; Điều 35.8.LQ.64. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Quốc hội; Điều 35.8.LQ.65. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Phó Chủ tịch Quốc hội.
- Chương IV là các quy định về Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, như: Điều 35.8.LQ.66. Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; Điều 35.8.LQ.67. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội; Điều 35.8.LQ.68. Nguyên tắc làm việc, nhiệm kỳ và trách nhiệm báo cáo của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội; Điều 35.8.NQ.13.1. Về Quy chế làm việc mẫu của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; Điều 35.8.LQ.69. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng dân tộc; Điều 35.8.LQ.70. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban pháp luật;... Điều 35.8.LQ.79. Trách nhiệm tham gia thẩm tra và phối hợp giữa Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; Điều 35.8.LQ.80. Trách nhiệm của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội trong việc bảo vệ Hiến pháp; Điều 35.8.LQ.81. Yêu cầu báo cáo, cung cấp tài liệu, cử thành viên đến xem xét, xác minh; Điều 35.8.LQ.82. Giải trình tại phiên họp Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội; Điều 35.8.LQ.83. Phối hợp công tác với các cơ quan, tổ chức ở địa phương; Điều 35.8.LQ.84. Quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế; Điều 35.8.LQ.85. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội; Điều 35.8.LQ.86. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội; Điều 35.8.LQ.87. Phiên họp toàn thể của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội; Điều 35.8.LQ.88. Thành lập Ủy ban lâm thời; Điều 35.8.LQ.89. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban lâm thời.
- Chương V là các quy định về kỳ họp của Quốc hội, như: Điều 35.8.LQ.90. Kỳ họp Quốc hội; Điều 35.8.NQ.6.1. Về Nội quy kỳ họp Quốc hội; Điều 35.8.LQ.91. Chương trình kỳ họp Quốc hội;... Điều 35.8.LQ.97. Tài liệu phục vụ kỳ họp Quốc hội.
- Chương VI gồm các quy định về Tổng thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và kinh phí hoạt động của Quốc hội, như: Điều 35.8.LQ.98. Tổng thư ký Quốc hội; Điều 35.8.NQ.8.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thư ký; Điều 35.8.NQ.8.2. Cơ cấu tổ chức của Ban thư ký;... ; Điều 35.8.LQ.99. Văn phòng Quốc hội; Điều 35.8.NQ.2.1. Chức năng của Văn phòng Quốc hội; Điều 35.8.NQ.2.2. Nhiệm vụ của Văn phòng Quốc hội;... ; Điều 35.8.LQ.100. Các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội; Điều 35.8.NQ.3.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Ban Công tác đại biểu;... ; Điều 35.8.NQ.9.1. Vị trí, chức năng của Ban dân nguyện;...; Điều 35.8.NQ.14.1. Vị trí, chức năng của Viện Nghiên cứu lập pháp; Điều 35.8.LQ.101. Kinh phí hoạt động của Quốc hội;...
- Chương VII là các quy định về điều khoản thi hành, tổ chức thực hiện của các văn bản quy phạm pháp luật đã được pháp điển vào Đề mục Tổ chức Quốc hội như đã nêu ở trên.
Và như vậy, thông qua việc thực hiện pháp điển Đề mục Tổ chức Quốc hội đã xác định được hệ thống các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương ban hành thuộc về vấn đề tổ chức của Quốc hội và đang còn hiệu lực được tập hợp, sắp xếp giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu./.