Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Trồng trọt
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Trồng trọt

Thực hiện Quyết định số 891/QĐ-TTg ngày 17/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề và phân công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì thực hiện pháp điển đề mục Trồng trọt (Đề mục 4 Chủ đề 24. Nông nghiệp, nông thôn). Đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện pháp điển xong đề mục Trồng trọt, đồng thời đề mục này cũng đã tổ chức họp thẩm định theo quy định. Sau đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng thẩm định và gửi Bộ Tư pháp hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ thông qua trong thời gian tới theo chủ đề “Nông nghiệp, nông thôn”.
 
 
Đề mục Trồng trọt có cấu trúc được xác định theo cấu trúc của Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 ngày 19/11/2018 của Quốc hội, gồm 07 chương với 85 điều. Ngoài ra, tại Chương II. Giống cây trồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã bổ sung Mục 8. Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh (bao gồm các QPPL trong các văn bản quy định về Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh). Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định có 48[1] văn bản có nội dung thuộc Đề mục (thuộc thẩm quyền pháp điển của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và 31 văn bản có nội dung liên quan đến Đề mục, cụ thể như sau: Luật 31/2018/QH14 Trồng trọt; Nghị định 109/2018/NĐ-CP Nông nghiệp hữu cơ; Nghị định 94/2019/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác; Nghị định 84/2019/NĐ-CP Quy định về quản lý phân bón; Quyết định 74/2004/QĐ-BNN Về việc Ban hành Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh; Quyết định 40/2006/QĐ-BNN Điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 74/2004/QĐ-BNN ngày 16/12/2004 về việc Ban hành Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh; Quyết định 103/2006/QĐ-BNN Về việc ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh; Quyết định 47/2007/QĐ-BNN Về việc ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh; Quyết định 50/2008/QĐ-BNN Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh; Quyết định 104/2008/QĐ-BNN Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh; Quyết định 124/2008/QĐ-BNN Về việc ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh; Thông tư 21/2009/TT-BNN Ban hành “Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam; Thông tư 40/2009/TT-BNNPTNT Ban hành “Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam; Thông tư 84/2009/TT-BNNPTNT Ban hành “Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam”; Thông tư 11/2010/TT-BNNPTNT Ban hành “Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam”; Thông tư 22/2010/TT-BNNPTNT Ban hành “Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam”; Thông tư 30/2010/TT-BNNPTNT Ban hành “Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam”; Thông tư 34/2010/TT-BNNPTNT Ban hành “Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam”; Thông tư 49/2010/TT-BNNPTNT Về việc ban hành “Danh mục bổ sung giống cây trồng, phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam”; Thông tư 55/2010/TT-BNNPTNT Ban hành “Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam”; Thông tư 65/2010/TT-BNNPTNT Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng, phân bón được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng và Danh mục thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam; Thông tư 70/2010/TT-BNNPTNT Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng, phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam;     Thông tư 30/2011/TT-BNNPTNT Ban hành “Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam”; Thông tư 41/2011/TT-BNNPTNT Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam; Thông tư 45/2011/TT-BNNPTNT Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng giống cây trồng; Thông tư 48/2011/TT-BNNPTNT Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giống cây trồng; Thông tư 51/2011/TT-BNNPTNT Ban hành “Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam”; Thông tư 64/2011/TT-BNNPTNT Ban hành: "Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam"; Thông tư 67/2011/TT-BNNPTNT Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giống cây trồng; Thông tư 82/2011/TT-BNNPTNT Ban hành “Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam”; Thông tư 09/2012/TT-BNNPTNT Ban hành “Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam”; Thông tư 12/2012/TT-BNNPTNT Ban hành "Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam"; Thông tư 17/2012/TT-BNNPTNT Ban hành "Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam"; Thông tư 21/2012/TT-BNNPTNT Ban hành “Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam”; Thông tư 24/2012/TT-BNNPTNT Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia khảo nghiệm giống cây trồng; Thông tư 44/2012/TT-BNNPTNT Ban hành “Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam”; Thông tư 06/2013/TT-BNNPTNT Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam; Thông tư 21/2013/TT-BNNPTNT Ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng và Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam; Thông tư 37/2013/TT-BNNPTNT Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 21/2013/TT-BNNPTNT ngày 17/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam; ban hành Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam; Thông tư 33/2013/TT-BNNPTNT Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giống cây trồng; Thông tư 05/2014/TT-BNNPTNT Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực trồng trọt; Thông tư 47/2014/TT-BNNPTNT Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về điều kiện trồng, chăm sóc cao su kiến thiết cơ bản ở miền núi phía Bắc; Thông tư 01/2015/TT-BNNPTNT Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam; Thông tư 28/2016/TT-BNNPTNT Ban hành danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam; Thông tư 01/2019/TT-BNNPTNT Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam; Thông tư 16/2019/TT-BNNPTNT Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ; Thông tư 17/2019/TT-BNNPTNT Ban hành Danh mục loài cây trồng chính; Thông tư 18/2019/TT-BNNPTNT Quy định việc cung cấp thông tin, cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt; Thông tư 19/2019/TT-BNNPTNT Quy định việc thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng; Thông tư 26/2019/TT-BNNPTNT Quy định về lưu mẫu giống cây trồng; kiểm định ruộng giống, lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng; kiểm tra nhà nước về chất lượng giống cây trồng nhập khẩu
Đề mục Trồng trọt có các nội dung chính như sau:
- Chương I quy định các vấn đề chung như phạm vi điều chỉnh, Giải thích từ ngữ, Nguyên tắc hoạt động trồng trọt, Chính sách của Nhà nước về hoạt động trồng trọt, Chiến lược phát triển trồng trọt, Hoạt động khoa học và công nghệ trong trồng trọt, Hợp tác quốc tế về trồng trọt, Cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt, Cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành liên quan đến trồng trọt, Cơ sở dữ liệu về giống cây trồng, Cơ sở dữ liệu về phân bón, Cơ sở dữ liệu về sản xuất trồng trọt, Cơ sở dữ liệu về đất trồng trọt, Cơ sở dữ liệu về chế biến và thị trường sản phẩm trồng trọt, Nguyên tắc quản lý tài khoản cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt, Tần suất cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt, Khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt, Nội dung quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt, Bảo đảm an ninh, an toàn cho cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt, Trách nhiệm của Cục Trồng trọt, Trách nhiệm của Cục Bảo vệ thực vật, Trách nhiệm của Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản, Trách nhiệm của Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, Trách nhiệm của Trung tâm tin học và Thống kê, Trách nhiệm của Tổ chức chứng nhận, Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trồng trọt.
- Chương II gồm 08 mục quy định về giống cây trồng, cụ thể:
 + Mục 1 nghiên cứu, khai thác, sử dụng và bảo tồn nguồn gen giống cây trồng (trong đó quy định các vấn đề Nghiên cứu chọn, tạo và chuyển giao công nghệ về nguồn gen giống cây trồng; Khai thác, sử dụng nguồn gen giống cây trồng; Bảo tồn nguồn gen giống cây trồng; Bảo tồn nguồn gen giống cây trồng và Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu).
+ Mục 2 công nhận lưu hành và tự công bố lưu hành giống cây trồng ( trong đó quy định các vấn đề Yêu cầu chung về việc công nhận lưu hành và tự công bố lưu hành giống cây trồng; Danh mục loại cây trồng chính; Tên giống cây trồng; Cấp, cấp lại, gia hạn, đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng; Quy định chung về thực hiện thủ tục hành chính trong Nghị định này; Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng; Cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng; Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại, hủy bỏ quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng; Tự công bố lưu hành giống cây trồng; Hồ sơ, trình tự, thủ tục tự công bố lưu hành giống cây trồng).
 + Mục 3 khảo nghiệm giống cây trồng (trong đó quy định các vấn đề Nội dung khảo nghiệm giống cây trồng; Yêu cầu chung về khảo nghiệm giống cây trồng; Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia; Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giống cây trồng;  Lưu mẫu giống cây trồng; Lưu mẫu giống cây trồng nhân giống bằng phương pháp hữu tính; Lưu mẫu giống cây trồng nhân giống bằng phương pháp vô tính; Chấm dứt lưu mẫu giống cây trồng; Cấp, cấp lại, hủy bỏ Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng; Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại, hủy bỏ Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng).
+ Mục 4 sản xuất và buôn bán giống cây trồng ( trong đó quy định các vấn đề Điều kiện của tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán giống cây trồng; Quy định chi tiết điều kiện về sản xuất, buôn bán giống cây trồng; Sản xuất giống cây trồng; Cấp, đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng; Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng, cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm nhân giống bằng phương pháp vô tính).
+ Mục 5 xuất khẩu và nhập khẩu giống cây trồng (trong đó quy định các vấn đề Yêu cầu chung về quản lý chất lượng giống cây trồng; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; Kiểm định ruộng giống, lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng; Tập huấn nghiệp vụ kiểm định ruộng giống, lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng; Ghi nhãn và quảng cáo giống cây trồng; Ghi nhãn và quảng cáo giống cây trồng).
+ Mục 6 xuất khẩu và nhập khẩu giống cây trồng (trong đó quy định các vấn đề Xuất khẩu giống cây trồng; Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp phép xuất khẩu giống cây trồng theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Trồng trọt; Nhập khẩu giống cây trồng; Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu giống cây trồng; Đối tượng kiểm tra; Quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng giống cây trồng nhập khẩu; Xử lý lô giống nhập khẩu không đạt chất lượng).
+ Mục 7 quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động về giống cây trồng (trong đó quy định các vấn đề Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng; Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành giống cây trồng; Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng giống cây trồng; Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cấp Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng; Quyền và nghĩa vụ của tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng; Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan; Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán giống cây trồng).
+  Mục 8 danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh (trong đó quy định các vấn đề Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh; điều chỉnh, bổ sung tên các giống cây trồng vào danh mục; Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh;..)
- Chương III gồm 05 mục quy định về phân bón, cụ thể:
 + Mục 1 công nhận phân bón lưu hànhvà khảo nghiệm phân bón (trong đó quy định các vấn đề về Yêu cầu về công nhận phân bón lưu hành, phân loại phân bón; Cấp, cấp lại, gia hạn Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam; Hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam; Yêu cầu về khảo nghiệm phân bón; Điều kiện công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón).
+ Mục 2 sản xuất và buôn bán phân bón (trong đó quy định các vấn đề về Điều kiện sản xuất phân bón; Điều kiện buôn bán phân bón).
+ Mục 3 xuất khẩu và nhập khẩu phân bón (trong đó quy định các vấn đề về Xuất khẩu phân bón; Nhập khẩu phân bón).
+ Mục 4 quản lý chất lượng, tên, nhãn,quảng cáo phân bón (trong đó quy định các vấn đề về Quản lý chất lượng phân bón; Kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu; Tên phân bón;  Ghi nhãn phân bón; Quảng cáo phân bón).
+ Mục 5 Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhânhoạt động trong lĩnh vực phân bón (trong đó quy định các vấn đề về Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón; Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón; Quyền và nghĩa vụ của tổ chức khảo nghiệm phân bón; Quyền và nghĩa vụ của người lấy mẫu phân bón; Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng phân bón).
- Chương IV gồm 07 mục quy định về canh tác, cụ thể:
+ Mục 1 sử dụng tài nguyên trong canh tác (trong đó quy định các vấn đề về Sử dụng và bảo vệ đất trong canh tác; Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa; Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa; Bảo vệ và sử dụng tầng đất mặt của đất chuyên trồng lúa nước; Bảo vệ và sử dụng tầng đất mặt của đất chuyên trồng lúa nước; Sử dụng nước tưới; Sử dụng sinh vật có ích).
+ Mục 2 sử dụng trang thiết bị và vật tư nông nghiệp trong canh tác (trong đó quy định các vấn đề về Trang thiết bị và vật tư nông nghiệp trong canh tác; Yêu cầu về sử dụng trang thiết bị và vật tư nông nghiệp trong canh tác).
+ Mục 3 phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung và liên kết sản xuất (trong đó quy định các vấn đề về Phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung; hợp tác, liên kết sản xuất; Quản lý và cấp mã số vùng trồng).
+ Mục 4 quy trình sản xuất, ứng dụng công nghệ cao và cơ giới hóa trong canh tác (trong đó quy định các vấn đề về Quy trình sản xuất; Ứng dụng công nghệ cao trong canh tác; Cơ giới hóa trong canh tác).
+ Mục 5 quy định về canh tác hữu cơ (trong đó quy định các vấn đề về Phát triển và bảo vệ vùng canh tác hữu cơ; Yêu cầu đối với canh tác hữu cơ; Nguyên tắc sản xuất nông nghiệp hữu cơ; Tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ; Vật tư đầu vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ; Tổ chức chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ; Số đăng ký của Tổ chức chứng nhận; Hoạt động của Tổ chức chứng nhận; Chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ; Cơ quan tiếp nhận hồ sơ để cấp, cấp lại, cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ; Chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài về nông nghiệp hữu cơ; Kiểm tra tổ chức chứng nhận; Công bố tiêu chuẩn áp dụng và ghi nhãn sản phẩm hữu cơ; Lô gô sản phẩm hữu cơ Việt Nam; Truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý sản phẩm hữu cơ không đảm bảo chất lượng; Thu hồi sản phẩm nông nghiệp hữu cơ không đảm bảo chất lượng thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Xử lý sản phẩm nông nghiệp hữu cơ không đảm bảo chất lượng thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Kiểm tra chất lượng sản phẩm hữu cơ; Kiểm tra chất lượng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Quy định về thử nghiệm mẫu sản phẩm hữu cơ; Quy định về lấy mẫu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; Thử nghiệm mẫu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ưu tiên áp dụng các chính sách đã ban hành cho phát triển nông nghiệp hữu cơ; Một số chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, nhóm hộ sản xuất sản phẩm hữu cơ; Trách nhiệm quản lý nhà nước về nông nghiệp hữu cơ).
+ Mục 6 canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường (trong đó quy định về các vấn đề Canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu; Canh tác trên vùng đất dốc, đất trũng, đất phèn, đất mặn, đất cát ven biển, đất có nguy cơ sa mạc hóa, hoang mạc hóa; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện trồng, chăm sóc cao su kiến thiết cơ bản ở miền núi phía Bắc; Bảo vệ môi trường trong canh tác).
+ Mục 7 Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân canh tác (trong đó quy định các vấn đề về Quyền của tổ chức, cá nhân canh tác; Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân canh tác).
- Chương V quy định về thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến, thương mại và quản lý chất lượng sản phẩm cây trồng bao gồm nội dung các vấn đề thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm cây trồng; Thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng; Thu gom phụ phẩm cây trồng; Xử lý phụ phẩm cây trồng; Sử dụng phụ phẩm cây trồng; Trách nhiệm của Cục Trồng trọt; Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trách nhiệm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng; Phát triển thị trường và thương mại sản phẩm cây trồng; Xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm cây trồng; Phát triển chợ đầu mối sản phẩm cây trồng; Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến và thương mại sản phẩm cây trồng; Quản lý chất lượng sản phẩm cây trồng.
- Chương VI quy định về quản lý nhà nước về hoạt động trồng trọt bao gồm nội dung các vấn đề Trách nhiệm của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ; Trách nhiệm của Cục Trồng trọt; Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp; Trách nhiệm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Chương VII quy định về điều khoản thi hành với các nội dung liên quan đến hiệu lực thi hành, tổ chức thực hiện, Quy định chuyển tiếp.
 Như vậy, thông qua việc pháp điển đề mục Trồng trọt đã xác định được toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về trồng trọt đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật. Ngoài ra, một số quy định trong đề mục Trồng trọt còn có nội dung liên quan trực tiếp đến các văn bản quy phạm pháp luật thuộc các đề mục khác cũng đã được chỉ dẫn có liên quan đến nhau./.
 
 
 
[1] Ngoài ra có 02 văn bản sửa đổi, bổ sung
Chung nhan Tin Nhiem Mang