Thực hiện Quyết định số 891/QĐ-TTg ngày 17/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề và phân công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì thực hiện pháp điển đề mục Giao dịch điện tử (Đề mục 4 thuộc Chủ đề số 3. Bưu chính, viễn thông). Đến nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện pháp điển xong đề mục Giao dịch điện tử, đồng thời đề mục này cũng đã tổ chức họp thẩm định theo quy định. Sau đó, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng thẩm định và gửi Bộ Tư pháp hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ thông qua trong thời gian tới theo chủ đề “Bưu chính, viễn thông”.
Đề mục Giao dịch điện tử có cấu trúc được xác định theo cấu trúc của Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội bao gồm 08 chương với 54 điều. Cấu trúc đề mục bảo đảm theo cấu trúc của Luật Giao dịch điện tử năm 2005. Ngoài ra, tại Chương V. Giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông đã bổ sung thêm 03 mục: Mục 2. Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng bao gồm nội dung tại Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 08/3/2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng; Mục 3. Giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp bao gồm nội dung tại Nghị định số 166/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp; Mục 4. Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính bao gồm nội dung tại Nghị định số 165/2018/NĐ-CP ngày 24/12/2018 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
Bộ Thông tin và Truyền thông xác định Đề mục Giao dịch điện tử được pháp điển bởi các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực của 18 văn bản gồm 01 Luật, 05 Nghị định, 01 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 11 Thông tư.
Đề mục Giao dịch điện tử có các nội dung chính như sau:
- Chương I quy định những vấn đề chung như:
Phạm vi điều chỉnh; Đối tượng áp dụng;
Giải thích từ ngữ; Áp dụng Luật giao dịch điện tử
; Giải thích từ ngữ
; Nguyên tắc chung tiến hành giao dịch điện tử
; Chính sách phát triển và ứng dụng giao dịch điện tử
; Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử
; Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử
; Các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử.
- Chương II gồm 02 mục quy định về thông điệp dữ liệu, cụ thể:
+ Mục 1 quy định giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu như:
Hình thức thể hiện thông điệp dữ liệu (Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác
); Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu (Thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu);
Thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản (Trường hợp pháp luật yêu cầu thông tin phải được thể hiện bằng văn bản thì thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng yêu cầu này nếu thông tin chứa trong thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết);
Thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc (Thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc khi đáp ứng được các điều kiện sau đây: Nội dung của thông điệp dữ liệu được bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng một thông điệp dữ liệu hoàn chỉnh. Nội dung của thông điệp dữ liệu được xem là toàn vẹn khi nội dung đó chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu; Nội dung của thông điệp dữ liệu có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết);
Thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ (Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu; Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác);
Lưu trữ thông điệp dữ liệu.
+ Mục 2 quy định về gửi, nhân thông điệp dữ liệu như:
Người khởi tạo thông điệp dữ liệu (Người khởi tạo thông điệp dữ liệu là cơ quan, tổ chức, cá nhân tạo hoặc gửi một thông điệp dữ liệu trước khi thông điệp dữ liệu đó được lưu giữ nhưng không bao hàm người trung gian chuyển thông điệp dữ liệu; Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thỏa thuận khác thì việc xác định người khởi tạo một thông điệp dữ liệu được quy định như sau: Một thông điệp dữ liệu được xem là của người khởi tạo nếu thông điệp dữ liệu đó được người khởi tạo gửi hoặc được gửi bởi một hệ thống thông tin được thiết lập để hoạt động tự động do người khởi tạo chỉ định; Người nhận có thể coi thông điệp dữ liệu là của người khởi tạo nếu đã áp dụng các phương pháp xác minh được người khởi tạo chấp thuận và cho kết quả thông điệp dữ liệu đó là của người khởi tạo; Kể từ thời điểm người nhận biết có lỗi kỹ thuật trong việc truyền gửi thông điệp dữ liệu hoặc đã sử dụng các phương pháp xác minh lỗi được người khởi tạo chấp thuận thì không áp dụng quy định tại điểm a và điểm b khoản này; Người khởi tạo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông điệp dữ liệu do mình khởi tạo);
Thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu (Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thoả thuận khác thì thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu được quy định như sau: Thời điểm gửi một thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu này nhập vào hệ thống thông tin nằm ngoài sự kiểm soát của người khởi tạo; Địa điểm gửi thông điệp dữ liệu là trụ sở của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cá nhân. Trường hợp người khởi tạo có nhiều trụ sở thì địa điểm gửi thông điệp dữ liệu là trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch
); Nhận thông điệp dữ liệ
u; Thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu
; Gửi, nhận tự động thông điệp dữ liệu.
- Chương III gồm 03 mục quy định về chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử, cụ thể:
+
Mục 1 quy định về giá trị pháp lý của chữ ký điện tử như:
Chữ ký điện tử (Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký; Chữ ký điện tử được xem là bảo đảm an toàn nếu chữ ký điện tử đó đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật Giao dịch điện tử; Chữ ký điện tử có thể được chứng thực bởi một tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử);
Điều kiện để bảo đảm an toàn cho chữ ký điện tử (Chữ ký điện tử được xem là bảo đảm an toàn nếu được kiểm chứng bằng một quy trình kiểm tra an toàn do các bên giao dịch thỏa thuận và đáp ứng được các điều kiện sau đây: Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ gắn duy nhất với người ký trong bối cảnh dữ liệu đó được sử dụng; Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký; Mọi thay đổi đối với chữ ký điện tử sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện; Mọi thay đổi đối với nội dung của thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện. Chữ ký điện tử đã được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử chứng thực được xem là bảo đảm các điều kiện an toàn quy định);
Nguyên tắc sử dụng chữ ký điện tử; Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử
; Nghĩa vụ của người ký chữ ký điện tử
; Nghĩa vụ của bên chấp nhận chữ ký điện tử
; Thừa nhận chữ ký điện tử và chứng thư điện tử nước ngoài.
+ Mục 2 quy định về dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử như:
Hoạt động dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử (Cấp, gia hạn, tạm đình chỉ, phục hồi, thu hồi chứng thư điện tử; Cung cấp thông tin cần thiết để giúp chứng thực chữ ký điện tử của người ký thông điệp dữ liệu; Cung cấp các dịch vụ khác liên quan đến chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật
); Nội dung của chứng thư điện tử (Thông tin về tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử; Thông tin về cơ quan, tổ chức, cá nhân được cấp chứng thư điện tử; Số hiệu của chứng thư điện tử; Thời hạn có hiệu lực của chứng thư điện tử; Dữ liệu để kiểm tra chữ ký điện tử của người được cấp chứng thư điện tử; Chữ ký điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử; Các hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư điện tử; Các hạn chế về trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử; Các nội dung khác theo quy định của Chính phủ);
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử (Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử bao gồm tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử công cộng và tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử chuyên dùng được phép thực hiện các hoạt động chứng thực chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật
; Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử công cộng là tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng trong các hoạt động công cộng. Hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử công cộng là hoạt động kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật
; Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử chuyên dùng là tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng trong các hoạt động chuyên ngành hoặc lĩnh vực. Hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử chuyên dùng phải được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử; Chính phủ quy định cụ thể việc thành lập, tổ chức, đăng ký kinh doanh, hoạt động và việc công nhận lẫn nhau của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử theo quy định)
; Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.
+ Mục 3 quy định về quản lý dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử như:
Các điều kiện để được cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử (Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử phải có đủ các điều kiện sau đây: Có đủ nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp và nhân viên quản lý phù hợp với việc cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử; Có đủ phương tiện và thiết bị kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn an ninh, an toàn quốc gia; Đăng ký hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử; Chính phủ quy định cụ thể về các nội dung sau đây: Trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử; Tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, nhân lực và các điều kiện cần thiết khác đối với hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử; Nội dung và hình thức của chứng thư điện tử; Thủ tục cấp, gia hạn, tạm đình chỉ, phục hồi và thu hồi chứng thư điện tử; Chế độ lưu trữ và công khai các thông tin liên quan đến chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử cấp;
Điều kiện, thủ tục để tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài có thể được cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử tại Việt Nam; Các nội dung cần thiết khác đối với hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử).
- Chương IV quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử như:
Hợp đồng điện tử (Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật Giao dịch điện tử);
Thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử (Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu
); Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử (Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và thực hiện hợp đồng; Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về hợp đồng; Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thoả thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó);
Giao kết hợp đồng điện tử (Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng; Trong giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu
); Việc nhận, gửi, thời điểm, địa điểm nhận, gửi thông điệp dữ liệu trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử (Việc nhận, gửi, thời điểm, địa điểm nhận, gửi thông điệp dữ liệu trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử được thực hiện theo quy định tại các điều 17, 18, 19 và 20 của Luật Giao dịch điện tử);
Giá trị pháp lý của thông báo trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử (Trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, thông báo dưới dạng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như thông báo bằng phương pháp truyền thống).
- Chương V quy định về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước như:
Các loại hình giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước (Giao dịch điện tử trong nội bộ cơ quan nhà nước; Giao dịch điện tử giữa các cơ quan nhà nước với nhau; Giao dịch điện tử giữa cơ quan nhà nước với cơ quan, tổ chức, cá nhân);
Nguyên tắc tiến hành giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước (Các nguyên tắc quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 5 của Luật Giao dịch điện tử; Việc giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước phải phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; Cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ động thực hiện từng phần hoặc toàn bộ giao dịch trong nội bộ cơ quan hoặc với cơ quan khác của Nhà nước bằng phương tiện điện tử; Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và tình hình cụ thể, cơ quan nhà nước xác định một lộ trình hợp lý sử dụng phương tiện điện tử trong các loại hình giao dịch quy định tại Điều 39 của Luật này; Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn phương thức giao dịch với cơ quan nhà nước nếu cơ quan nhà nước đó đồng thời chấp nhận giao dịch theo phương thức truyền thống và phương tiện điện tử, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; Khi tiến hành giao dịch điện tử, cơ quan nhà nước phải quy định cụ thể về; Định dạng, biểu mẫu của thông điệp dữ liệu; Loại chữ ký điện tử, chứng thực chữ ký điện tử trong trường hợp giao dịch điện tử cần có chữ ký điện tử, chứng thực chữ ký điện tử; Các quy trình bảo đảm tính toàn vẹn, an toàn và bí mật của giao dịch điện tử; Việc cung cấp dịch vụ công của cơ quan nhà nước dưới hình thức điện tử được xác lập trên cơ sở quy định của cơ quan đó nhưng không được trái với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan
); Bảo đảm an toàn, bảo mật và lưu trữ thông tin điện tử trong cơ quan nhà nước
; Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong trường hợp hệ thống thông tin điện tử bị lỗi
; Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong giao dịch điện tử với cơ quan nhà nước.
- Chương VI quy đinh về an ninh, an toàn, bảo vệ, bảo mật trong giao dịch điện tử như:
Bảo đảm an ninh, an toàn trong giao dịch điện tử (Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn phù hợp với quy định của pháp luật khi tiến hành giao dịch điện tử; Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tiến hành giao dịch điện tử có trách nhiệm thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm sự hoạt động thông suốt của hệ thống thông tin thuộc quyền kiểm soát của mình; trường hợp gây ra lỗi kỹ thuật của hệ thống thông tin làm thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì bị xử lý theo quy định của pháp luật; Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm cản trở hoặc gây phương hại đến việc bảo đảm an ninh, an toàn trong giao dịch điện tử);
Bảo vệ thông điệp dữ liệu (Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được thực hiện bất kỳ hành vi nào gây phương hại đến sự toàn vẹn của thông điệp dữ liệu của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác);
Bảo mật thông tin trong giao dịch điện tử (Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn các biện pháp bảo mật phù hợp với quy định của pháp luật khi tiến hành giao dịch điện tử; Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được sử dụng, cung cấp hoặc tiết lộ thông tin về bí mật đời tư hoặc thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác mà mình tiếp cận hoặc kiểm soát được trong giao dịch điện tử nếu không được sự đồng ý của họ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác)
; Trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ mạng; Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Chương VII quy định về giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm như:
Xử lý vi phạm pháp luật về giao dịch điện tử (Người có hành vi vi phạm pháp luật về giao dịch điện tử thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; Cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật trong giao dịch điện tử thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, đình chỉ hoạt động, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật
); Tranh chấp trong giao dịch điện tử (Tranh chấp trong giao dịch điện tử là tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch bằng phương tiện điện tử);
Giải quyết tranh chấp trong giao dịch điện tử (Nhà nước khuyến khích các bên có tranh chấp trong giao dịch điện tử giải quyết thông qua hòa giải; Trong trường hợp các bên không hòa giải được thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về giao dịch điện tử được thực hiện theo quy định của pháp luật).
- Chương VIII quy định về điều khoản thi hành như:
Hiệu lực thi hành (Luật Giao dịch điện tử năm 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2006
); Hướng dẫn thi hành (Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Giao dịch điện tử năm 2005).
Như vậy, thông qua việc pháp điển đề mục Giao dịch điện tử đã xác định được toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về Giao dịch điện tử đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật. Ngoài ra, một số quy định trong đề mục Giao dịch điện tử còn có nội dung liên quan trực tiếp đến các văn bản quy phạm pháp luật thuộc các đề mục khác cũng đã được chỉ dẫn có liên quan đến nhau./.