Họp thẩm định dự thảo Nghị định và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật không còn áp dụng trên thực tế
Sign In

Tin hoạt động

Họp thẩm định dự thảo Nghị định và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật không còn áp dụng trên thực tế

Ngày 08/6/2018, lần đầu tiên Bộ Tư pháp tổ chức cuộc Họp thẩm định dự thảo Nghị định và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật không còn áp dụng trên thực tế trong các lĩnh vực quản lý của các bộ, cơ quan: Quốc phòng; công an; Lao động - Thương binh và Xã hội; Tài chính; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Tại Nghị quyết số 07/NQ-CP, Bộ Tư pháp được giao chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ không còn áp dụng trên thực tế theo trình tự, thủ tục rút gọn trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong Quý II năm 2018 (đã được đưa vào Chương trình công tác quý II của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ). Cuộc họp do ông Võ Văn Tuyển, Phó Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp - Chủ tịch Hội đồng chủ trì cùng với sự tham gia của ông Đinh Trung Tụng, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp cùng một số chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các cơ quan, đơn vị có liên quan (14/17 thành viên Hội đồng tham dự; 03 thành viên vắng mặt có lý do, gửi ý kiến tham gia bằng văn bản).
 

Tại Cuộc họp, ông Hoàng Xuân Hoan, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp đại diện Cơ quan chủ trì soạn thảo đã trình bày với các đại biểu tham dự  về sự cần thiết ban hành Nghị định và Quyết định của Thủ tướng bãi bỏ một số văn bản QPPL không còn áp dụng trên thực tế, tiếp thu, giải trình ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan về nội dung Dự thảo Nghị định và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 02 Tờ trình. Theo đó, qua việc thực hiện pháp điển hệ thống QPPL vào các 67 đề mục đã được Chính phủ thông qua bởi Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 13/6/2017 và Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 18/01/2018 của Chính phủ, cơ quan thực hiện pháp điển đã xác định được một số văn bản QPPL thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong các lĩnh vực: công an nhân dân; lao động, thương binh, xã hội; ngân hàng; quốc phòng; tài chính không còn được áp dụng trên thực tế và cần được bãi bỏ. Các bộ, ngành đã có công văn đề xuất bãi bỏ đối với 17 văn bản QPPL của Chính phủ và 12 văn bản QPPL của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, 10 văn bản của Chính phủ được đề xuất bãi bỏ toàn bộ, 01 văn bản của Chính phủ được đề xuất bãi bỏ một phần trong Dự thảo Nghị định và 07 văn bản của Thủ tướng Chính phủ được đề xuất bãi bỏ toàn bộ trong Dự thảo Quyết định của Thủ tướng. Các văn bản QPPL còn lại không được đưa vào 02 Dự thảo vì các lý do như: đã hết hiệu lực theo quy định của văn bản cấp trên; đã bị bãi bỏ; vẫn còn áp dụng trên thực tế.
 

Cũng tại Cuộc họp, ông Nguyễn Duy Thắng, Trưởng phòng Phòng Pháp điển và hợp nhất văn bản QPPL, Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp đã báo cáo tóm tắt quá trình soạn thảo; lý do bãi bỏ các văn bản QPPL cũng như bố cục, nội dung các Dự thảo. Cụ thể: Quá trình soạn thảo Dự thảo Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã tuân thủ đầy đủ các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp ban hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể như sau: (1) Các bộ, cơ quan: Quốc phòng; Công an; Lao động - Thương binh và Xã hội; Tài chính; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện rà soát hiệu lực của các Nghị định, Quyết định cần được bãi bỏ trong các lĩnh vực do mình phụ trách và có văn bản gửi Bộ Tư pháp về việc đề nghị bỏ toàn bộ nội dung của 10 Nghị định của Chính phủ; bãi bỏ một phần nội dung của 01 Nghị định và bãi bỏ toàn bộ 07 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; (2) Trên cơ sở văn bản đề nghị của các bộ, cơ quan, Bộ Tư pháp đã xây dựng dự thảo Nghị định, Quyết định và dự thảo Tờ trình Nghị định, Quyết định theo quy định. Ngày 03/5/2018, Bộ Tư pháp có công văn gửi lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ, các tổ chức liên quan đối với nội dung Dự thảo Nghị định. Ngoài ra, Dự thảo Nghị định đã được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, Cổng Thông tin điện tử pháp điển để lấy ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự tác động. Trên cơ sở đó, Bộ Tư pháp đã tổng hợp 15 ý kiến góp ý và hoàn thiện Dự thảo Nghị định (gửi kèm Bảng tổng hợp tiếp thu, giải trình), trong đó 09/15 cơ quan, đơn vị nhất trí không có ý kiến tham gia bổ sung, 05/15 ý kiến về văn bản quy phạm pháp luật được bãi bỏ (01 ý kiến tiếp thu, 01 ý kiến tiếp thu một phần và 03 ý kiến không tiếp thu).Theo đó, nội dung các dự thảo Tờ trình đã làm rõ sự cần thiết ban hành Nghị định và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; lý do không còn áp dụng trên thực tế đối với từng văn bản QPPL; những quy định hiện nay đang còn hiệu lực điều chỉnh quan hệ xã hội trong các văn bản QPPL bị bãi bỏ.  Ngày 03/5/2018, Bộ Tư pháp có công văn gửi lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ, các tổ chức liên quan đối với nội dung Dự thảo Nghị định. Ngoài ra, Dự thảo Nghị định đã được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, Cổng Thông tin điện tử pháp điển để lấy ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự tác động. Trên cơ sở đó, Bộ Tư pháp đã tổng hợp 15 ý kiến góp ý và hoàn thiện Dự thảo Nghị định (gửi kèm Bảng tổng hợp tiếp thu, giải trình), trong đó 09/15 cơ quan, đơn vị nhất trí không có ý kiến tham gia bổ sung, 05/15 ý kiến về văn bản quy phạm pháp luật được bãi bỏ (01 ý kiến tiếp thu, 01 ý kiến tiếp thu một phần và 03 ý kiến không tiếp thu).
Tại cuộc họp, các đại biểu đánh giá cao sự phối hợp tích cực, chặt chẽ của các bộ, ngành có liên quan về việc rà soát, xác định văn bản QPPL không còn áp dụng trên thực tế để đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý theo quy định. Các đại biểu cũng đã thống nhất nhận định dự thảo Nghị định và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ một số văn bản QPPL không còn áp dụng trên thực tế được Bộ Tư pháp chủ trì phối hợp với cơ quan có liên quan xây dựng bảo đảm theo trình tự, thủ tục của Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP. Các đại biểu cơ bản đồng tình với việc bãi bỏ các văn bản do các bộ, ngành đề xuất. Tuy nhiên, việc bãi bỏ các văn bản là việc quan trọng nên cần được rà soát cẩn thận. Đặc biệt là bãi bỏ các văn bản liên quan đến quyền, lợi ích, chế độ, chính sách của người dân. Ví dụ như: (1) Quyết định số 281-CP ngày 01/9/1980 của Chính phủ bổ sung chính sách đối với quân nhân chuyển ngành và phục viên. (2) Quyết định số 595/TTg ngày 15/12/1993 của Chính phủ chế độ trợ cấp xuất ngũ đối với lực lượng vũ trang. Đây là các văn bản quy định về chế độ, chính sách nên cần thận trọng xem xét kỹ, nêu không có cơ sở khoa học cho rằng hết đối tượng điều chỉnh thì chưa thể bãi được. Ngoài ra, một số đại biểu tham dự đã đóng góp ý kiến về tên gọi, thể thức trình bày để hoàn thiện các dự thảo Nghị định và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
 

Kết luận cuộc họp, ông Võ Văn Tuyển, Phó Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp - Chủ tịch Hội đồng ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến góp ý từ các đại biểu tham dự cuộc họp đồng thời đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo cần tập trung nghiên cứu tiếp thu các ý kiến góp ý, đặc biệt đề nghị Bộ Quốc phòng rà soát lại nội dung của Quyết định số 281-CP và Quyết định số 595/TTg, có văn bản chính thức gửi Bộ Tư pháp để hoàn thiện các Dự thảo bảo đảm chặt chẽ, chất lượng. Bộ Tư pháp thực hiện tổng hợp hồ sơ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định./.
Phùng Thị Hương
Chung nhan Tin Nhiem Mang