Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Tổ chức Tòa án nhân dân
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Tổ chức Tòa án nhân dân

 
Triển khai thực hiện Quyết định số 891/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề và phân công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục, Tòa án nhân dân tối cao đã chủ trì thực hiện pháp điển Đề mục Tổ chức Tòa án nhân dân (Đề mục số 9 thuộc Chủ đề số 35 - Tổ chức bộ máy nhà nước). Theo đó, Tòa án nhân dân tối cao đã chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện pháp điển xong Đề mục Tổ chức Tòa án nhân dân. Đề mục này đã được tổ chức họp thẩm định và Tòa án nhân dân tối cao thực hiện chỉnh lý, hoàn thiện kết quả pháp điển Đề mục Tổ chức Tòa án nhân dân, ký xác thực theo quy định gửi hồ sơ kết quả pháp điển Đề mục đến Bộ Tư pháp tổng hợp, trình Chính phủ xem xét thông qua trong thời gian tới theo Chủ đề Tổ chức bộ máy nhà nước.
Đề mục Tổ chức Tòa án nhân dân có cấu trúc được xác định theo cấu trúc của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 64/2014/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội (Luật này gồm 11 chương với 98 điều) và không có sự thay đổi so với cấu trúc của Luật.
Đề mục Tổ chức Tòa án nhân dân được pháp điển bởi các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực của 16 văn bản quy phạm pháp luật, ngoài ra, có một văn bản được sửa đổi, bổ sung, cụ thể: Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/QH13; 01 Nghị quyết của Quốc hội; 05 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; 01 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 02 Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; 01 Thông tư liên tịch; 05 Thông tư. Trong đó, các văn bản quy phạm pháp luật này chủ yếu đều thuộc thẩm quyền pháp điển của Tòa án nhân dân tối cao, 01 văn bản thuộc thẩm quyền pháp điển của Văn phòng Quốc hội (vì Quốc hội có ban hành Nghị quyết về việc thi hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân).
Theo đó, Đề mục Tổ chức Tòa án nhân dân do Tòa án nhân dân tối cao chủ trì thực hiện pháp điển như sau:
- Chương I là những quy định chung, chẳng hạn như: Phạm vi điều chỉnh; Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân; Phòng xử án; Nguyên tắc bố trí phòng xử án; Hình thức phòng xử án; Trang thiết bị trong phòng xử án; Phòng xử án và giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên;... ; Tổ chức Tòa án nhân dân; Thẩm quyền thành lập, giải thể Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án quân sự; Nguyên tắc tổ chức của Tòa án nhân dân; Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm; Chế độ bổ nhiệm Thẩm phán; bầu, cử Hội thẩm; Thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia; Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; Tòa án nhân dân xét xử tập thể; Tòa án nhân dân xét xử kịp thời, công bằng, công khai; Nguyên tắc công bố bản án, quyết định trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án; Bản án, quyết định được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án; Bản án, quyết định không công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án; Trách nhiệm của Chủ tọa phiên tòa, phiên họp trong việc công bố bản án, quyết định; Thời hạn công bố bản án, quyết định trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án; Mã hóa thông tin, số hóa bản án, quyết định của Tòa án; Đính chính bản án, quyết định được công bố không chính xác; Bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án nhân dân; Bảo đảm tranh tụng trong xét xử; Trách nhiệm chứng minh tội phạm và việc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự; Tiếng nói, chữ viết dùng trước Tòa án nhân dân; Bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Tòa án nhân dân; Trách nhiệm phối hợp của Tòa án nhân dân với cơ quan, tổ chức; Quản lý các Tòa án nhân dân về tổ chức; Về Quy chế phối hợp giữa Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Quốc phòng trong việc quản lý các Tòa án quân sự về tổ chức; Giám sát hoạt động của Tòa án nhân dân.
  - Chương II là những quy định về Tòa án nhân dân tối cao, gồm 02 mục: Mục 1 gồm các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao và Mục 2 gồm các quy định về Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Trong đó:
+ Mục 1 với các quy định như: Điều 35.9.LQ.20. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tối cao; Điều 35.9.LQ.21. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao; Điều 35.9.LQ.22. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Điều 35.9.NQ.8.1. Án lệ; Điều 35.9.NQ.8.2. Tiêu chí lựa chọn án lệ; Điều 35.9.NQ.8.3. Đề xuất bản án, quyết định để phát triển thành án lệ; Điều 35.9.NQ.8.4. Lấy ý kiến đối với bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ; Điều 35.9.NQ.8.5. Hội đồng tư vấn án lệ; Điều 35.9.NQ.8.6. Thông qua án lệ; Điều 35.9.NQ.8.7. Công bố án lệ; Điều 35.9.NQ.8.8. Áp dụng án lệ trong xét xử; Điều 35.9.NQ.8.9. Bãi bỏ án lệ;… ; Điều 35.9.LQ.23. Việc tổ chức xét xử của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Điều 35.9.LQ.24. Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao; Điều 35.9.LQ.25. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Tòa án nhân dân tối cao.
+ Mục 2 với các quy định như: Điều 35.9.LQ.26. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Điều 35.9.LQ.27. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Điều 35.9.LQ.28. Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
- Chương III là những quy định về Tòa án nhân dân cấp cao, gồm 02 mục: Mục 1 gồm các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao và Mục 2 gồm các quy định về Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao. Trong đó:
+ Mục 1 với các quy định như: Điều 35.9.LQ.29. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp cao; Điều 35.9.LQ.30. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao; Điều 35.9.LQ.31. Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao; Điều 35.9.LQ.32. Việc tổ chức xét xử của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao; Điều 35.9.LQ.33. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao; Điều 35.9.LQ.34. Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao.
+ Mục 2 với các quy định như: Điều 35.9.LQ.35. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; Điều 35.9.LQ.36. Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao.
- Chương IV là những quy định về Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trưcj thuộc trung ương, gồm 02 mục: Mục 1 gồm các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Mục 2 gồm các quy định về Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong đó:
+ Mục 1 với các quy định như: Điều 35.9.LQ.37. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Điều 35.9.LQ.38. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Điều 35.9.TT.1.1. Quy định chung về việc tổ chức Tòa chuyên trách; Điều 35.9.TT.1.2. Điều kiện tổ chức Tòa chuyên trách; Điều 35.9.TT.1.3. Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách; Điều 35.9.TT.1.4. Trình tự, thủ tục tổ chức Tòa chuyên trách; Điều 35.9.TT.1.5. Tổ chức thực hiện quyết định tổ chức Tòa chuyên trách; Điều 35.9.TT.1.6. Giải thể Tòa chuyên trách; Điều 35.9.LQ.39. Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Điều 35.9.LQ.40. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Điều 35.9.LQ.41. Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
+ Mục 2 với các quy định như: Điều 35.9.LQ.42. Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Điều 35.9.LQ.43. Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Chương V là các quy định về Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, gồm 02 mục :
+ Mục 1 với các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, như : Điều 35.9.LQ.44. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; Điều 35.9.LQ.45. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; Điều 35.9.LQ.46. Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
+ Mục 2 với các quy định về Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, như: Điều 35.9.LQ.47. Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đươn; Điều 35.9.LQ.48. Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
            - Chương VI là các quy định về Tòa án quân sự (Tòa án quân sự trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực), gồm 02 mục: Mục 1 gồm những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự và Mục 2 gồm những quy định về Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự. Trong đó:
            + Mục 1 với các quy định như: Điều 35.9.LQ.49. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án quân sự; Điều 35.9.LQ.50. Tổ chức Tòa án quân sự; Điều 35.9.LQ.51. Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự trung ương (Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc trong Tòa án quân sự trung ương sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng); Điều 35.9.LQ.52. Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương (Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương bao gồm Chánh án, Phó Chánh án là Thẩm phán cao cấp và một số Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án quân sự trung ương. Tổng số thành viên Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương không quá 07 người); Điều 35.9.LQ.53. Việc tổ chức xét xử của Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự Trung ương; Điều 35.9.LQ.54. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa phúc thẩm Tòa án quân sự trung ương; Điều 35.9.LQ.55. Cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự quân khu và tương đương (trong đó, cơ cấu, tổ chức của Tòa án quân sự quân khu và tương đương gồm Ủy ban Thẩm phán và bộ máy giúp việc; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc trong Tòa án quân sự quân khu và tương đương sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng); Điều 35.9.LQ.56. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án quân sự quân khu và tương đương; Điều 35.9.LQ.57. Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự quân khu và tương đương; Điều 35.9.LQ.58. Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự khu vực (Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc trong Tòa án quân sự khu vực sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng).
            + Mục 2 với các quy định như: Điều 35.9.LQ.59. Chánh án Tòa án quân sự trung ương (Chánh án Tòa án quân sự trung ương là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức); Điều 35.9.LQ.60. Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương (Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng); Điều 35.9.LQ.61. Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương (Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng); Điều 35.9.LQ.62. Phó Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương (Phó Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng); Điều 35.9.LQ.63. Chánh án Tòa án quân sự khu vực (Chánh án Tòa án quân sự khu vực do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng); Điều 35.9.LQ.64. Phó Chánh án Tòa án quân sự khu vực (Phó Chánh án Tòa án quân sự khu vực do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng).
            - Chương VII là các quy định về Thẩm phán như: Điều 35.9.LQ.65. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán; Điều 35.9.LQ.66. Các ngạch Thẩm phán; Điều 35.9.LQ.67. Tiêu chuẩn Thẩm phán; Điều 35.9.LQ.68. Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp; Điều 35.9.TT.2.1. Về Quy chế thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp; Điều 35.9.LQ.69. Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Điều 35.9.LQ.70. Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia; Điều 35.9.NQ.3.1. Về Quy chế hoạt động của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia; Điều 35.9.LQ.71. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia; Điều 35.9.LQ.72. Thủ tục phê chuẩn, bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Điều 35.9.LQ.73. Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp; Điều 35.9.TT.3.1. Về Quy chế hoạt động của Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp; Điều 35.9.LQ.74. Nhiệm kỳ của Thẩm phán; Điều 35.9.LQ.75. Chế độ, chính sách đối với Thẩm phán;… ; Điều 35.9.LQ.79. Luân chuyển Thẩm phán; Điều 35.9.LQ.80. Biệt phái Thẩm phán; Điều 35.9.LQ.81. Miễn nhiệm Thẩm phán; Điều 35.9.LQ.82. Cách chức Thẩm phán; Điều 35.9.LQ.83. Thủ tục miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán.
            - Chương VIII là các quy định về Hội thẩm, như: Điều 35.9.LQ.84. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm; Điều 35.9.LQ.85. Tiêu chuẩn Hội thẩm; Điều 35.9.LQ.86. Thủ tục bầu, cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm; Điều 35.9.LQ.87. Nhiệm kỳ của Hội thẩm; Điều 35.9.LQ.88. Chế độ, chính sách đối với Hội thẩm;… ; Điều 35.9.LQ.91. Đoàn Hội thẩm, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân đối với Hội thẩm; Điều 35.9.NQ.4.1. Về Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn Hội thẩm.
          - Chương IX là các quy định về Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên, như: Điều 35.9.LQ.92. Thư ký Tòa án; Điều 35.9.LQ.93. Thẩm tra viên; Điều 35.9.LQ.94. Chế độ, chính sách đối với Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên.
          - Chương X là các quy định về bảo đảm hoạt động của Tòa án nhân dân, như: Điều 35.9.LQ.95. Số lượng Thẩm phán, biên chế của Tòa án nhân dân; Điều 35.9.LQ.96. Kinh phí hoạt động của Tòa án nhân dân; Điều 35.9.LQ.97. Chế độ, chính sách đối với công chức khác, viên chức và người lao động của Tòa án nhân dân (Công chức khác, viên chức và người lao động của Tòa án nhân dân được cấp trang phục và hưởng chế độ chính sách theo quy định của pháp luật).
- Chương XI là các quy định về  về điều khoản thi hành, gồm các quy định về hiệu lực thi hành của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 và hiệu lực thi hành, tổ chức thực hiện của các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật này trong các văn bản quy phạm pháp luật đã được pháp điển vào Đề mục Tổ chức Tòa án nhân dân như đã nêu ở trên.
Và như vậy, thông qua việc thực hiện pháp điển Đề mục Tổ chức Tòa án nhân dân đã xác định được hệ thống các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương ban hành trực tiếp thuộc lĩnh vực tổ chức, hoạt động của Tòa án nhân dân và đang còn hiệu lực được tập hợp, sắp xếp giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tra cứu./.

Các tin khác

Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Tổ chức Quốc hội Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Dịch Quốc hiệu, tên các cơ quan, đơn vị và chức danh lãnh đạo, cán bộ công chức trong hệ thống hành chính nhà nước sang tiếng Anh để giao dịch đối ngoại Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Tổ chức Chính phủ Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Cựu chiến binh Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Bảo vệ sức khỏe nhân dân
Chung nhan Tin Nhiem Mang