Cập nhật QPPL mới của Nghị định số 85/2021/NĐ-CP và Nghị định số 95/2021/NĐ-CP vào Đề mục Một số hoạt động kinh doanh đặc thù
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Cập nhật QPPL mới của Nghị định số 85/2021/NĐ-CP và Nghị định số 95/2021/NĐ-CP vào Đề mục Một số hoạt động kinh doanh đặc thù

 Ngày 25/9/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022). Ngày 01/11/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 95/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/01/2022). Đây là các văn bản có nội dung thuộc Đề mục Một số hoạt động kinh doanh đặc thù.
Căn cứ vào Điều 13 Pháp lệnh pháp điển và Điều 17 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh pháp điển, Bộ Công Thương cập nhật các Điều mới của Nghị định số 85/2021/NĐ-CP  và Nghị định số 95/2021/NĐ-CP vào Đề mục Một số hoạt động kinh doanh đặc thù theo quy định. Cụ thể các Điều của Đề mục Một số hoạt động kinh doanh đặc thù cập nhật như sau:
I. Kết quả cập nhật QPPL mới Nghị định số 85/2021/NĐ-CP
Điều 34.9.NĐ.2.1. Phạm vi điều chỉnh
(Điều 1 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013, có nội dung được sửa đổi bởi Điều 1 của Nghị định số 85/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022)
1. Nghị định này quy định về việc phát triển, ứng dụng và quản lý hoạt động thương mại điện tử. Hoạt động thương mại điện tử thực hiện theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan, trừ quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Hoạt động thương mại điện tử trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, xổ số; mua bán, trao đổi tiền, vàng, ngoại hối và các phương tiện thanh toán khác; dịch vụ đặt cược hoặc trò chơi có thưởng; dịch vụ phân phối, phát hành sản phẩm nội dung thông tin số, dịch vụ phát thanh, truyền hình đã được quy định tại pháp luật chuyên ngành không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
Điều 34.9.NĐ.2.2. Đối tượng áp dụng
(Điều 2 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013, có nội dung được/bị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ bởi Điều 1, Điều 2 của Nghị định số 85/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022)
1. Nghị định này áp dụng đối với các thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm:
a) Thương nhân, tổ chức, cá nhân Việt Nam;
b) Cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam;
c) Thương nhân, tổ chức nước ngoài có hoạt động thương mại điện tử quy định tại Mục 5 Chương IV Nghị định này tại Việt Nam.
Điều 34.9.NĐ.2.3. Giải thích từ ngữ
(Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013, có nội dung được bổ sung bởi Điều 1 của Nghị định số 85/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022)
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…………
16. Dịch vụ thương mại điện tử là hoạt động thương mại điện tử theo đó thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thiết lập website thương mại điện tử để cung cấp môi trường cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ.
Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử không bao gồm các thương nhân, tổ chức chỉ thực hiện cung cấp dịch vụ thiết kế website và không tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh, điều hành hoặc điều phối các hoạt động trên website đó.
Điều 34.9.NĐ.2.4. Các hành vi bị cấm trong hoạt động thương mại điện tử
(Điều 4 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013, có nội dung được/bị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ bởi Điều 1, Điều 2 của Nghị định số 85/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022)
1. Vi phạm về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử:
a) Lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để kinh doanh theo phương thức đa cấp nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp;
…………..
Điều 34.9.NĐ.2.5. Nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử
(Điều 5 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013, có nội dung được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 của Nghị định số 85/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022)
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển thương mại điện tử và chuyển đổi số trong lĩnh vực thương mại.
……………
Điều 34.9.NĐ.2.9. Giá trị pháp lý như bản gốc
(Điều 9 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013, có nội dung bị bãi bỏ bởi Điều 2 của Nghị định số 85/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022)
……………
3. Tiêu chí về sự bảo đảm đủ tin cậy là khi một trong những biện pháp sau được áp dụng trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên trao đổi và sử dụng chứng từ điện tử:
a) Ký chứng từ điện tử bằng chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số hợp pháp cấp;
b) Lưu trữ chứng từ điện tử tại hệ thống của một tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử mà các bên thỏa thuận lựa chọn;
c) Có sự bảo đảm từ phía thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng cho việc khởi tạo, gửi và lưu trữ chứng từ điện tử về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong chứng từ điện tử trong quá trình gửi và lưu trữ trên hệ thống;
d) Biện pháp khác mà các bên thống nhất lựa chọn.
Điều 34.9.NĐ.2.24. Chủ thể của hoạt động thương mại điện tử
(Điều 24 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013, có nội dung được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 của Nghị định số 85/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022))
Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử bao gồm:
1. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng).
2. Các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
…………..
5. Các thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ logistics và các dịch vụ hỗ trợ khác cho hoạt động thương mại điện tử.
Điều 34.9.NĐ.2.25. Các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử
(Điều 25 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013, có nội dung được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 của Nghị định số 85/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022)
1. Website thương mại điện tử bán hàng là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.
………………
Điều 34.9.NĐ.2.26. Các nguyên tắc hoạt động thương mại điện tử
(Điều 26 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013, có nội dung được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 của Nghị định số 85/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022)
………………..
3. Nguyên tắc xác định nghĩa vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử
c) Trường hợp thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thực hiện dịch vụ cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ của người bán tới người tiêu dùng trên website thương mại điện tử thì thương nhân, tổ chức đó là bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin theo pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
4. Nguyên tắc kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thông qua thương mại điện tử.
Hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan.
5. Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử có nghĩa vụ tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn thông tin, an ninh mạng và pháp luật có liên quan khác.
Điều 34.9.NĐ.2.27. Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử bán hàng
(Điều 27 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013, có nội dung được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 của Nghị định số 85/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022)
1. Thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng theo quy định tại Mục 1 Chương IV Nghị định này nếu website có chức năng đặt hàng trực tuyến.
……………..
7. Lưu trữ thông tin về các giao dịch được thực hiện qua website theo quy định của pháp luật về kế toán; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
Điều 34.9.NĐ.2.28. Cung cấp thông tin trên website thương mại điện tử bán hàng
(Điều 28 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013, có nội dung được bổ sung bởi Điều 1 của Nghị định số 85/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022)
…………………..
2. Những thông tin này phải bảo đảm các yêu cầu sau:
………..
đ) Công bố trên trang chủ website đường dẫn đến các thông tin quy định tại Điều 32, Điều 33, Điều 34 Nghị định này trong trường hợp website có chức năng đặt hàng trực tuyến.
Điều 34.9.NĐ.2.29. Thông tin về người sở hữu website
(Điều 29 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013, có nội dung được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 của Nghị định số 85/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022)
………………
3. Số điện thoại hoặc một phương thức liên hệ trực tuyến khác để tiếp nhận phản ánh về chất lượng hàng hóa, dịch vụ.
Điều 34.9.NĐ.2.30. Thông tin về hàng hóa, dịch vụ
(Điều 30 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013, có nội dung được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 của Nghị định số 85/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022)
1. Đối với hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu trên website, người bán phải cung cấp những thông tin để khách hàng có thể xác định chính xác các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ nhằm tránh sự hiểu nhầm khi quyết định việc đề nghị giao kết hợp đồng.
2. Thông tin về hàng hóa công bố trên website phải bao gồm các nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật về nhãn hàng hóa, trừ các thông tin có tính chất riêng biệt theo sản phẩm như: năm, tháng, ngày sản xuất; hạn sử dụng; số lô sản xuất; số khung, số máy.
3. Người bán hàng hóa, dịch vụ phải đáp ứng điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải công bố số, ngày cấp và nơi cấp Giấy phép, Giấy chứng nhận đủ điều kiện, văn bản xác nhận, hoặc các hình thức văn bản khác theo quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh của ngành, nghề đó.
Điều 34.9.NĐ.2.32. Thông tin về điều kiện giao dịch chung
(Điều 32 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013, có nội dung được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 của Nghị định số 85/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022))
1. Thương nhân, tổ chức, cá nhân phải công bố những điều kiện giao dịch chung đối với hàng hóa hoặc dịch vụ giới thiệu trên website, bao gồm:
………..
b) Chính sách kiểm hàng; chính sách hoàn trả, bao gồm thời hạn hoàn trả, phương thức trả hoặc đổi hàng đã mua, cách thức lấy lại tiền, chi phí cho việc hoàn trả này;
Điều 34.9.NĐ.2.33. Thông tin về vận chuyển và giao nhận
(Điều 33 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013, có nội dung được bổ sung bởi Điều 1 của Nghị định số 85/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022)
1. Thương nhân, tổ chức, cá nhân phải công bố những thông tin sau về điều kiện vận chuyển và giao nhận áp dụng cho hàng hóa hoặc dịch vụ giới thiệu trên website:
…………….
d) Phân định trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung ứng dịch vụ logistics về cung cấp chứng từ hàng hóa trong quá trình giao nhận.
…………….
Điều 34.9.NĐ.2.35. Cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử
(Điều 35 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013, có nội dung được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 của Nghị định số 85/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022)
1. ….
2. Các hình thức hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử:
a) Website cho phép người tham gia được mở các gian hàng để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ;
b) Website cho phép người tham gia được mở tài khoản để thực hiện quá trình giao kết hợp đồng với khách hàng;
c) Website có chuyên mục mua bán, trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ;
d) Mạng xã hội có một trong các hình thức hoạt động quy định tại điểm a, b, c khoản này và người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trả phí cho việc thực hiện các hoạt động đó.
3. Website hoạt động theo phương thức sở giao dịch hàng hóa:
a) Thương nhân, tổ chức thiết lập website thương mại điện tử, trên đó cho phép người tham gia tiến hành mua bán hàng hóa theo phương thức của sở giao dịch hàng hóa thì phải có giấy phép thành lập sở giao dịch hàng hóa và tuân thủ các quy định pháp luật về sở giao dịch hàng hóa;
b) Bộ Công Thương quy định cụ thể cơ chế giám sát, kết nối thông tin giao dịch giữa cơ quan quản lý nhà nước với sở giao dịch hàng hóa và các yêu cầu khác về hoạt động của website hoạt động theo phương thức sở giao dịch hàng hóa.
Điều 34.9.NĐ.2.36. Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử
(Điều 36 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013, có nội dung được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 của Nghị định số 85/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022)
1. Đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định tại Mục 2 Chương IV Nghị định này và công bố các thông tin về người sở hữu website theo quy định tại Điều 29 Nghị định này trên trang chủ website.
…………….
3. Yêu cầu người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử cung cấp thông tin theo quy định tại Điều 29 Nghị định này khi đăng ký sử dụng dịch vụ. Với người bán nước ngoài, các tên riêng được phiên âm tiếng Việt hoặc thể hiện bằng ký tự La tinh.
……………
8. Có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch thương mại điện tử:
a) Ngăn chặn và loại bỏ khỏi website những thông tin mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Gỡ bỏ thông tin về hàng hóa, dịch vụ vi phạm pháp luật trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
c) Phối hợp với các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ rà soát và gỡ bỏ các sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy trình, thủ tục công bố tại Quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử;
d) Cảnh cáo hoặc từ chối cung cấp dịch vụ có thời hạn hoặc vĩnh viễn đối với những cá nhân, thương nhân, tổ chức có hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật;
đ) Các biện pháp khác theo Quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử.
9. Hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước điều tra, xử lý các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp, khiếu nại.
a) Cung cấp thông tin về đối tượng có dấu hiệu, hành vi vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch thương mại điện tử cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện hoặc nhận được các thông tin nêu trên;
b) Thường xuyên cập nhật từ khóa theo khuyến cáo từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và lọc thông tin theo từ khóa trước khi thông tin về hàng hóa, dịch vụ hiển thị trên website;
c) Tiếp nhận, phản hồi thông tin để giải quyết khiếu nại, phản ánh và tranh chấp liên quan đến sàn giao dịch thương mại điện tử tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ online.gov.vn.
10. …
11. Đối với những sàn giao dịch thương mại điện tử có chức năng đặt hàng trực tuyến, ngoài các nghĩa vụ trên, thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử có trách nhiệm:
a) Chỉ định đầu mối tiếp nhận yêu cầu và cung cấp thông tin trực tuyến cho cơ quan quản lý nhà nước về các đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; đầu mối này sẽ cung cấp thông tin trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận yêu cầu để kịp thời phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo;
b) Đại diện cho người bán nước ngoài trên sàn giao dịch thương mại điện tử giải quyết các khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến hàng hóa, dịch vụ do thương nhân nước ngoài cung cấp và có trách nhiệm thông báo nghĩa vụ thuế của người bán nước ngoài khi tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định của pháp luật Việt Nam;
c) Là đầu mối tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của người tiêu dùng trong trường hợp một giao dịch thực hiện trên sàn giao dịch thương mại điện tử có nhiều hơn 02 bên tham gia;
d) Lưu trữ thông tin về các giao dịch đặt hàng được thực hiện trên sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định của pháp luật về kế toán;
đ) Liên đới bồi thường thiệt hại trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 8, khoản 9 Điều này mà gây thiệt hại.
Điều 34.9.NĐ.2.38. Quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử
(Điều 38 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013, có nội dung được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 của Nghị định số 85/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022)
1. Quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử phải được thể hiện trên trang chủ của website.
2. Quy chế hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử phải bao gồm các nội dung sau:
c) Nếu sàn giao dịch thương mại điện tử có kết hợp nhiều hình thức hoạt động khác nhau, mô tả quy trình giao dịch đối với từng hình thức tổ chức hoạt động này, bao gồm quy trình giao nhận hàng hóa (nếu có);
đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên trong các giao dịch được thực hiện trên sàn giao dịch thương mại điện tử, trường hợp một giao dịch có nhiều hơn 02 bên tham gia thì phải phân định rõ trách nhiệm giữa các bên bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ;
g) Các quy định về an toàn thông tin, cơ chế kiểm tra, giám sát để đảm bảo việc cung cấp thông tin và quản lý thông tin trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
m) Phân định trách nhiệm về cung cấp chứng từ hàng hóa giữa người bán, bên cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử và bên cung cấp dịch vụ logistics trong trường hợp có giao kết sử dụng dịch vụ logistics của bên thứ ba;
n) Quy trình phối hợp với các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ rà soát và gỡ bỏ các sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
o) Chính sách áp dụng chung cho các giao dịch trên sàn liên quan đến vấn đề kiểm hàng, chính sách đổi trả, chính sách hoàn tiền (bao gồm những trường hợp hoàn tiền, quy trình và phương thức hoàn tiền cho khách hàng) trong trường hợp sàn giao dịch thương mại điện tử có chức năng đặt hàng trực tuyến.
Điều 34.10.NĐ.2.44. Cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến
(Điều 44 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013, có nội dung bị bãi bỏ bởi Điều 2 của Nghị định số 85/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022)
1. Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến (dưới đây gọi tắt là người cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến) là thương nhân, tổ chức thiết lập website đấu giá trực tuyến để các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác có thể tổ chức đấu giá cho hàng hóa của mình trên đó.
Điều 34.9.NĐ.2.53. Thủ tục thông báo thiết lập website thương mại điện tử bán hàng
(Điều 53 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013, có nội dung được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 của Nghị định số 85/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022)
1. Thương nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành thông báo trực tuyến với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng thông qua Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử trước khi chính thức bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đến người dùng.
Điều 34.9.NĐ.2.54. Điều kiện thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
(Điều 54 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013, có nội dung được/bị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ bởi Điều 10, Điều 11 của Nghị định số 08/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2018; Điều 1 của Nghị định số 85/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022)
Thương nhân, tổ chức được thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử quy định tại Mục 2, 3 và 4 Chương III Nghị định này khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Là thương nhân, tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật.
3. Có đề án cung cấp dịch vụ trong đó nêu rõ các nội dung sau:
a) Mô hình tổ chức hoạt động, bao gồm hoạt động cung cấp dịch vụ, hoạt động xúc tiến, tiếp thị dịch vụ cả trong và ngoài môi trường trực tuyến; hoạt động logistics đối với hàng hóa;
Điều 34.9.NĐ.2.55. Thủ tục đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
(Điều 55 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013, có nội dung được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 của Nghị định số 85/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022))
2. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
b) Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu quyết định thành lập (đối với tổ chức); bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc chứng thực bản sao điện tử từ bản chính; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp (đối với thương nhân), giấy phép kinh doanh (đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài);
…………………………………………..
II. Kết quả cập nhật QPPL mới Nghị định số 95/2021/NĐ-CP
Điều 34.9.NĐ.4.2. Đối tượng áp dụng
(Điều 2 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2014, có nội dung được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 của Nghị định số 85/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022)
 2. Nghị định này không áp dụng đối với thương nhân nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất và pha chế các loại xăng dầu chuyên dùng cho nhu cầu riêng của mình với số lượng không quá 200 lít/kg/tháng và không lưu thông trên thị trường.
Điều 34.9.NĐ.4.3. Giải thích từ ngữ
(Điều 3 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2014, có nội dung được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 của Nghị định số 95/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/01/2022)
 1. Xăng dầu là tên chung để chỉ các sản phẩm của quá trình công nghệ chưng cất, chế biến dầu thô, chất thải và các nguyên vật liệu khác để tạo ra các sản phẩm dùng làm nhiên liệu, bao gồm: xăng, nhiên liệu diezen, dầu hỏa, dầu madút, nhiên liệu hàng không, nhiên liệu sinh học và các sản phẩm khác dùng làm nhiên liệu, không bao gồm các loại khí hóa lỏng và khí nén thiên nhiên.
3. Sản xuất xăng dầu là quá trình công nghệ chưng cất, chế biến dầu thô, sản phẩm xăng dầu, bán thành phẩm xăng dầu, chất thải và các nguyên vật liệu khác thành các sản phẩm xăng dầu.”
7. Giá xăng dầu thế giới là giá các sản phẩm xăng dầu được giao dịch trên thị trường quốc tế do Bộ Công Thương xác định và công bố.
9. Giá cơ sở được xác định dựa trên các yếu tố hình thành giá tổng hợp từ các nguồn xăng dầu sản xuất trong nước, nhập khẩu; làm căn cứ để cơ quan nhà nước xác định giá điều hành (giá cơ sở trừ (-) đi mức chi sử dụng Quỹ bình ổn giá), là căn cứ cho việc quyết định giá bán lẻ xăng dầu trong nước (riêng dầu madút là giá bán buôn).
10. Thương nhân kinh doanh xăng dầu bao gồm: Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu; thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu; thương nhân phân phối xăng dầu; thương nhân làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu; thương nhân làm đại lý bán lẻ xăng dầu; thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu; thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu.
11. Thương nhân đầu mối bao gồm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu.
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu là thương nhân mua xăng dầu trực tiếp từ nhà máy sản xuất, pha chế xăng dầu (hoặc từ doanh nghiệp được giao quyền bao tiêu toàn bộ sản phẩm xăng dầu của nhà máy trong trường hợp nhà máy sản xuất không trực tiếp bán xăng dầu thành phẩm) hoặc nhập khẩu xăng dầu để cung ứng xăng dầu cho hệ thống của mình, bán cho thương nhân kinh doanh xăng dầu khác và xuất khẩu xăng dầu.
Doanh nghiệp được giao quyền bao tiêu toàn bộ sản phẩm xăng dầu của nhà máy lọc dầu được quyền xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu thành phẩm để bảo đảm cân đối nguồn xăng dầu cung cấp cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.
Thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu là thương nhân thực hiện quá trình công nghệ chưng cất, chế biến dầu thô, sản phẩm xăng dầu, bán thành phẩm xăng dầu, chất thải và các nguyên vật liệu khác thành các sản phẩm xăng dầu.
17. Nhiên liệu sinh học tại Nghị định này là các loại xăng, nhiên liệu đi-ê-zen, Etanol nhiên liệu quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng, nhiên liệu đi-ê-zen và nhiên liệu sinh học do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
18. Sở hữu cơ sở vật chất kinh doanh xăng dầu (gồm cửa hàng bán lẻ xăng dầu, kho, phương tiện vận tải, cầu cảng, phương tiện tra nạp, phòng thử nghiệm và các phương tiện khác phục vụ sản xuất, kinh doanh xăng dầu) tại Nghị định này là việc chủ sở hữu sở hữu riêng hoặc sở hữu chung theo phần với tỷ lệ phần sở hữu tối thiểu 35% giá trị loại cơ sở vật chất tại thời điểm xác lập quyền sở hữu cơ sở vật chất đó.
19. Bỏ khái niệm “đồng sở hữu” quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.
20. Thiết bị bán xăng dầu quy mô nhỏ là thiết bị bán xăng dầu được đặt tại các điểm bán xăng dầu cố định đã đăng ký với cơ quan chức năng, đã được kiểm soát về đo lường và an toàn phòng cháy chữa cháy và các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật. Bộ Công Thương hướng dẫn chi tiết giới hạn sức chứa xăng dầu của thiết bị bán xăng dầu quy mô nhỏ.
Điều 34.10.NĐ.4.5. Quy hoạch phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu
(Điều 5 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2014, có nội dung bị bãi bỏ bởi Điều 2 của Nghị định số 08/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2018)
Điều 34.10.NĐ.4.5a. Chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài
(Điều 5a Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2014, được bổ sung bởi Điều 1 của Nghị định số 95/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/01/2022)
Ngoài các thương nhân kinh doanh xăng dầu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt góp vốn hoặc chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, thương nhân kinh doanh xăng dầu có hoạt động sản xuất xăng dầu nếu có nhu cầu chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài thì phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Điều 34.9.NĐ.4.7. Điều kiện đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu
(Điều 7 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2014, có nội dung được/bị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ bởi Điều 1 của Nghị định số 08/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2018; Điều 1 của Nghị định số 95/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/01/2022)
 3. Có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu dung tích tối thiểu mười lăm nghìn mét khối (15.000 m3) để trực tiếp nhận xăng dầu từ tàu chở xăng dầu và phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng khác, thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.
4. Có phương tiện vận tải xăng dầu nội địa thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.
5. Có hệ thống phân phối xăng dầu: tối thiểu mười (10) cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu hoặc thuê với thời hạn thuê từ năm (05) năm trở lên, trong đó có ít nhất năm (05) cửa hàng thuộc sở hữu của doanh nghiệp; tối thiểu bốn mươi (40) tổng đại lý kinh doanh xăng dầu hoặc đại lý bán lẻ xăng dầu hoặc thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân.
7. Thương nhân đầu mối kinh doanh nhiên liệu hàng không không bắt buộc phải có hệ thống phân phối quy định tại khoản 5 Điều này nhưng phải đáp ứng thêm điều kiện sau:
- Có phương tiện vận tải, xe tra nạp nhiên liệu hàng không phù hợp với quy định, tiêu chuẩn mặt hàng nhiên liệu hàng không thuộc sở hữu hoặc thuê với thời hạn thuê từ năm (05) năm trở lên.
- Có kho tiếp nhận tại sân bay với các trang thiết bị, cơ sở vật chất đáp ứng các tiêu chuẩn của mặt hàng nhiên liệu hàng không thuộc sở hữu hoặc thuê với thời hạn thuê từ năm (05) năm trở lên.
- Có phòng thử nghiệm đủ năng lực thuộc sở hữu hoặc thuê để kiểm tra chất lượng mặt hàng nhiên liệu hàng không theo tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế theo quy định hiện hành.
Điều 34.9.NĐ.4.8. Thẩm quyền, hồ sơ, trình tự cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu
(Điều 8 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2014, có nội dung được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 của Nghị định số 95/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/01/2022)
2….
 “a) Đối với trường hợp cấp mới, hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu theo Mẫu số 1 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Bản kê cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh xăng dầu theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 7 Nghị định này, kèm theo các tài liệu chứng minh;
- Danh sách cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu hoặc thuê, danh sách tổng đại lý kinh doanh xăng dầu, đại lý bán lẻ kinh doanh xăng dầu, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối xăng dầu của thương nhân theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Nghị định này, kèm theo các tài liệu chứng minh.
d) Trường hợp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu hết hiệu lực thi hành, thương nhân phải lập hồ sơ như đối với trường hợp cấp mới quy định tại điểm a khoản này và gửi về Bộ Công Thương trước ít nhất ba mươi (30) ngày làm việc, trước khi Giấy xác nhận hết hiệu lực.
6. Bộ Công Thương có thẩm quyền thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu. Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu bị thu hồi trong các trường hợp: thương nhân không hoạt động kinh doanh xăng dầu trong thời gian một (01) quý trở lên; thương nhân không thực hiện đủ tổng nguồn tối thiểu được Bộ Công Thương giao trong hai (02) năm liên tiếp; thương nhân bị phá sản theo quy định của pháp luật; thương nhân không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định này; thương nhân không dự trữ xăng dầu theo đúng quy định tại Điều 31 Nghị định này; thương nhân vi phạm nhiều lần quy định về bảo đảm chất lượng xăng dầu lưu thông trên thị trường tại Nghị định này và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 34.9.NĐ.4.9. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu
(Điều 9 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2014, có nội dung được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 của Nghị định số 95/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/01/2022)
……………………………
Điều 34.9.NĐ.4.11. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân sản xuất xăng dầu
(Điều 11 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2014, có nội dung được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 của Nghị định số 95/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/01/2022)
……………………………
Điều 34.9.NĐ.4.13. Điều kiện đối với thương nhân phân phối xăng dầu
(Điều 13 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2014, có nội dung được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 của Nghị định số 95/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/01/2022)
……………………………
Điều 34.9.NĐ.4.14. Thẩm quyền, hồ sơ, trình tự cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu
(Điều 14 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2014, có nội dung được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 của Nghị định số 95/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/01/2022)
…………………………………………..
 
Chung nhan Tin Nhiem Mang