Triển khai thực hiện công tác pháp điển, Bộ Công Thương đã chủ trì thực hiện pháp điển đề mục Quản lý ngoại thương (Đề mục số 3 thuộc Chủ đề 34. Thương mại, đầu tư, chứng khoán). Đến nay, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện pháp điển xong đề mục Quản lý ngoại thương, đồng thời đề mục này cũng đã tổ chức họp thẩm định theo quy định. Sau đó, Bộ Công Thương sẽ chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng thẩm định và gửi Bộ Tư pháp hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ thông qua trong thời gian tới theo chủ đề “Thương mại, đầu tư, chứng khoán”.
Đề mục Quản lý ngoại thương có cấu trúc được xác định theo cấu trúc của Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12/06/2017 của Quốc hội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018 (gồm 08 chương với 112 điều) và không có sự thay đổi so với cấu trúc của Luật. Theo đó, đề mục Quản lý ngoại thương được pháp điển bởi các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực của
72 văn bản
[1] bao gồm 01 Luật; 08 Nghị định; 04 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 59 Quyết định, Thông tư, Thông tư liên tịch của Bộ trưởng (trong đó có 55 văn bản thuộc thẩm quyền pháp điển của Bộ Công Thương; 03 văn bản thuộc thẩm quyền pháp điển của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; 01 văn bản thuộc thẩm quyền pháp điển của Bộ Tài chính; 03 văn bản thuộc thẩm quyền pháp điển của Bộ Thông tin và Truyền Thông; 04 văn bản thuộc thẩm quyền pháp điển của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; 04 văn bản thuộc thẩm quyền pháp điển của Bộ Y tế; 01 văn bản thuộc thẩm quyền pháp điển của Bộ Giao thông vận tải; 01 văn bản thuộc thẩm quyền pháp điển của Khoa học và Công nghệ) và
38 văn bản có nội dung liên quan đến Đề mục.
Các nội dung cơ bản trong đề mục Quản lý ngoại thương như sau:
- Chương I quy định những vấn đề chung như:
Phạm vi điều chỉnh;
Đối tượng áp dụng;
Giải thích từ ngữ;
Nguyên tắc quản lý nhà nước về ngoại thương;
Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu;
Trách nhiệm quản lý nhà nước về ngoại thương;
Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý ngoại thương.
- Chương II gồm 08 mục quy định về các biện pháp hành chính, cụ thể như sau:
+ Mục 1 gồm 02 tiểu mục quy định về cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu như: Biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu (Cấm xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ nội địa vào khu vực hải quan riêng hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam; Cấm nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ khu vực hải quan riêng vào nội địa hoặc từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam);
Áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
(Chính phủ quy định Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh; Việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu đối với khu vực hải quan riêng được thực hiện theo quy định tại Mục 8 Chương này);
Biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu (Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ nội địa vào khu vực hải quan riêng hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định; Tạm ngừng nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ khu vực hải quan riêng vào nội địa hoặc từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định);
Áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; Thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu
; Các trường hợp ngoại lệ.
+ Mục 2 gồm 05 tiểu mục quy định về hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu như:
Biện pháp hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu (Hạn chế xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng nhằm hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa xuất khẩu, cửa khẩu xuất khẩu hàng hóa, quyền xuất khẩu hàng hóa của thương nhân; Hạn chế nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng nhằm hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa nhập khẩu, cửa khẩu nhập khẩu hàng hóa, quyền nhập khẩu hàng hóa của thương nhân
); Các trường hợp ngoại lệ
; Biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu (Hạn ngạch xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng để hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam; Hạn ngạch nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng để hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam);
Áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu; Thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu
; Biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu (Hạn ngạch thuế quan xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để quyết định số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa xuất khẩu với thuế suất cụ thể. Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để quyết định số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa nhập khẩu với thuế suất ưu đãi hơn so với mức thuế suất ngoài hạn ngạch
); Áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu
; Thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan
; Biện pháp chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu (Chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để quyết định cửa khẩu được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nhất định);
Áp dụng biện pháp chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu; Thẩm quyền áp dụng biện pháp chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu
; Biện pháp chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu (Chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để quyết định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu đối với một số loại hàng hóa nhất định);
Áp dụng biện pháp chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu; Thẩm quyền áp dụng biện pháp chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Mục 3 quy định về quản lý theo giấy phép, theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu như: Biện pháp quản lý theo giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; quản lý theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu (Quản lý theo giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là quản lý theo giấy phép) là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương cho thương nhân để thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Quản lý theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là quản lý theo điều kiện) là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để quy định điều kiện về chủ thể kinh doanh, chủng loại, số lượng, khối lượng, cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị, địa bàn mà thương nhân phải đáp ứng khi thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu nhưng không cần phải cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu);
Áp dụng biện pháp quản lý theo giấy phép, theo điều kiện; Thẩm quyền áp dụng biện pháp quản lý theo giấy phép, theo điều kiện.
+ Mục 4 quy định về chứng nhận xuất xứ hàng hóa như:
Biện pháp chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa bao gồm: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp cho thương nhân; Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa do thương nhân phát hành theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luậ
t Quản lý ngoại thương); Áp dụng biện pháp chứng nhận xuất xứ hàng hóa; Thẩm quyền áp dụng biện pháp chứng nhận xuất xứ hàng hóa; Kiểm tra xuất xứ hàng hóa.
+ Mục 5 quy định về chứng nhận lưu hành tự
do như: Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Giấy chứng nhận lưu hành tự do là văn bản chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu hàng hóa để chứng nhận hàng hóa đó được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu. Giấy chứng nhận lưu hành tự do bao gồm giấy chứng nhận mang tính đặc thù hoặc mang đầy đủ nội dung của giấy chứng nhận lưu hành tự do và các loại văn bản chứng nhận có nội dung tương tự
); Áp dụng biện pháp chứng nhận lưu hành tự do (Áp dụng biện pháp chứng nhận lưu hành tự do trong các trường hợp sau đây: Pháp luật quy định hàng hóa phải áp dụng giấy chứng nhận lưu hành tự do; Theo đề nghị của thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đối với trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều n
ày); Thẩm quyền áp dụng biện pháp chứng nhận lưu hành tự do (Chính phủ quy định Danh mục hàng hóa phải áp dụng giấy chứng nhận lưu hành tự do; quy định thẩm quyền và trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do).
+ Mục 6 gồm 05 tiểu mục quy định về các biện pháp quản lý hoạt động ngoại thương khác như:
Kinh doanh tạm nhập, tái xuất;
Cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu;
Các hình thức tạm nhập, tái xuất khác;
Tạm xuất, tái nhập hàng hóa;
Chuyển khẩu hàng hóa;
Cho phép quá cảnh hàng hóa;
Nguyên tắc quản lý hoạt động quá cảnh hàng hóa;
Cửa khẩu và tuyến đường quá cảnh hàng hóa;
Thời gian quá cảnh;
Quản lý hoạt động đại lý mua bán hàng hóa cho thương nhân nước ngoài;
Quản lý hoạt động thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý mua bán hàng hóa tại nước ngoài;
Quản lý hoạt động ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
Quản lý hoạt động nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài;
Quản lý hoạt động đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài.
+ Mục 7 quy định về hoạt động ngoại thương với các nước có chung biên giới như:
Quản lý ngoại thương với các nước có chung biên giới;
Cơ chế điều hành hoạt động thương mại biên giới tại cửa khẩu biên giới trên đất liền;
Chính sách quản lý, phát triển các hoạt động hỗ trợ thương mại tại khu vực cửa khẩu biên giới trên đất liền.
+ Mục 8 quy định về quản lý hàng hóa đối với khu vực hải quan riêng như:
Áp dụng biện pháp quản lý hàng hóa xuất khẩu đối với khu vực hải quan riêng;
Áp dụng biện pháp quản lý hàng hóa nhập khẩu đối với khu vực hải quan riêng;
Áp dụng biện pháp quản lý mua bán hàng hóa giữa các khu vực hải quan riêng;
Trường hợp ngoại lệ.
- Chương III gồm 02 mục quy định về các biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch như:
Mục tiêu, nguyên tắc áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch;
Áp dụng biện pháp kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Áp dụng biện pháp kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;
Áp dụng biện pháp kiểm dịch thực vật;
Áp dụng biện pháp kiểm dịch y tế biên giới;
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra;
Cơ quan, tổ chức kiểm tra.
- Chương IV gồm 04 mục quy định về biện pháp phòng vệ thương mại như:
Các biện pháp phòng vệ thương mại;
Nguyên tắc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại;
Thiệt hại của ngành sản xuất trong nước;
Trình tự, thủ tục điều tra vụ việc phòng vệ thương mại;
Chấm dứt điều tra vụ việc phòng vệ thương mại;
Chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại;
Cơ quan điều tra;
Bên liên quan trong vụ việc điều tra;
Cung cấp, thu thập thông tin, tài liệu và bảo mật trong quá trình điều tra vụ việc phòng vệ thương mại;
Xử lý trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
Biện pháp chống bán phá giá;
Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá;
Căn cứ tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá;
Nội dung điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá;
Áp dụng biện pháp chống bán phá giá;
Rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá;
Biện pháp chống trợ cấp;
Trợ cấp;
Các trợ cấp có thể bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp;
Điều kiện áp dụng biện pháp chống trợ cấp;
Căn cứ tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp;
Nội dung điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp;
Áp dụng biện pháp chống trợ cấp;
Rà soát việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp;
Biện pháp tự vệ;
Điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ;
Căn cứ tiến hành điều tra áp dụng biện pháp tự vệ;
Nội dung điều tra áp dụng biện pháp tự vệ;
Áp dụng biện pháp tự vệ; Rà soát việc áp dụng biện pháp tự vệ;
Tái áp dụng biện pháp tự vệ;
Bồi thường;
Tự vệ đặc biệt.
- Chương V quy định về biện pháp kiểm soát khẩn cấp trong hoạt động ngoại thương như:
Các trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa;
Nguyên tắc áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp;
Tham vấn trong trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp.
- Chương VI quy định về các biện pháp phát triển hoạt động ngoại thương như:
Chính sách chung về phát triển hoạt động ngoại thương;
Chính sách đặc thù về phát triển hoạt động ngoại thương;
Phát triển hoạt động ngoại thương thông qua xúc tiến thương mại;
Phát triển hoạt động ngoại thương thông qua hoạt động xúc tiến thương mại của các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
Phát triển hoạt động ngoại thương thông qua hoạt động của đại diện thương mại.
- Chương VII quy định giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương như:
Nguyên tắc tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương của cơ quan quản lý nhà nước;
Cơ quan quản lý nhà nước tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương;
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp do Chính phủ nước ngoài khởi kiện;
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp do Chính phủ Việt Nam khởi kiện.
- Chương VIII quy định về điều khoản thi hành như:
Hiệu lực thi hành; Quy định chuyển tiếp.
Như vậy, thông qua việc pháp điển đề mục Quản lý ngoại thương đã xác định được toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về Quản lý ngoại thương đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật. Ngoài ra, một số quy định trong đề mục Quản lý ngoại thương còn có nội dung liên quan trực tiếp đến các văn bản quy phạm pháp luật thuộc các đề mục khác cũng đã được chỉ dẫn có liên quan đến nhau./.
[1] Ngoài ra còn có 22 văn bản sửa đổi, bổ sung.