Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Biên phòng Việt Nam
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Biên phòng Việt Nam

Triển khai thực hiện công tác pháp điển theo Quyết định số 891/QĐ-TTg ngày 17/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng đã chủ trì thực hiện pháp điển Đề mục Biên phòng Việt Nam (Đề mục số 2 thuộc Chủ đề số 25 - Quốc phòng). Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan hoàn thành việc thực hiện pháp điển đối với Đề mục Biên phòng Việt Nam. Đề mục này đã được tổ chức họp thẩm định và Bộ Quốc phòng thực hiện chỉnh lý, hoàn thiện kết quả pháp điển Đề mục Biên phòng Việt Nam, ký xác thực theo quy định và gửi hồ sơ kết quả pháp điển Đề mục đến Bộ Tư pháp (qua Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - QPPL) tổng hợp, trình Chính phủ xem xét thông qua trong thời gian tới.
Đề mục Biên phòng Việt Nam có cấu trúc được xác định theo cấu trúc của Luật 66/2020/QH14 ngày 11/11/2020 của Quốc hội về Biên phòng Việt Nam và không có sự thay đổi so với cấu trúc của Luật (Luật gồm 6 chương và 36 điều). 
Đề mục Biên phòng Việt Nam được pháp điển bởi các văn bản pháp luật sau: Luật 66/2020/QH14 Biên phòng Việt Nam; Nghị định 106/2021/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều Luật Biên phòng Việt Nam; Thông tư liên tịch 2076/1998/TTLT/BQP-BLĐTBXH-BTC Hướng dẫn thực hiện một số chế độ chính sách đối với bộ đội biên phòng; Thông tư liên tịch 35/2004/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC Thông tư Về việc sửa đổi, bổ sung tại một số điểm tại thông tư liên tịch số 2076/1998/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 08/7/1998 của liên bộ quốc phòng – bộ lao động ,thương binh và xã hội – bộ tài chính về hướng dẫn thực hiện một số chế độ chính sách đối với bộ đội biên phòng; Quyết định 182/2008/QĐ-BQP về việc thực hiện chế độ đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc Bộ đội biên phòng làm nhiệm vụ tăng cường các xã biên giới có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn. 
Trên cơ sở đó, các nội dung cơ bản trong mỗi chương của Đề mục Căn cước công dân do Bộ Công an chủ trì thực hiện pháp điển như sau:
Chương I bao gồm những quy định chung, như: Phạm vi điều chỉnh; Đối tượng áp dụng; Giải thích từ ngữ; Chính sách của Nhà nước về biên phòng; Nguyên tắc thực thi nhiệm vụ biên phòng; Nguyên tắc hoạt động đối ngoại biên phòng; Nhiệm vụ biên phòng; Nội dung hoạt động đối ngoại biên phòng; Hoạt động lễ tân trong đối ngoại biên phòng; Hoạt động lễ tân trong đối ngoại biên phòng (khoản 2 Điều 6 Nghị định số 89/2009/NĐ-CP); Hình thức hoạt động đối ngoại biên phòng; Hình thức hoạt động đối ngoại biên phòng (Điều 7 Nghị định số 89/2009/NĐ-CP); Biện pháp hoạt động đối ngoại biên phòng; Biện pháp hoạt động đối ngoại biên phòng (Điều 8 Nghị định số 89/2009/NĐ-CP); Trình tự thủ tục, xét duyệt hồ sơ và thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh cho cán bộ đi công tác ở nước ngoài thực hiện nhiệm vụ đối ngoại biên phòng; Lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng; Trách nhiệm và chế độ, chính sách của cơ quan, tổ chức, công dân tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng; Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đối ngoại biên phòng; Các hành vi bị nghiêm cấm về biên phòng; Chế độ bảo mật trong hoạt động đối ngoại biên phòng.
Chương II là những quy định về hoạt động cơ bản về biên phòng. Cụ thể: Điều 25.2.LQ.9. Nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân; Điều 25.2.LQ.10. Phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng; Điều 25.2.NĐ.1.16. Trách nhiệm phối hợp thực hiện; Điều 25.2.NĐ.2.6. Phạm vi, nguyên tắc và tổ chức hoạt động phối hợp; Điều 25.2.NĐ.2.10. Trách nhiệm của Bộ Tài chính; Điều 25.2.NĐ.2.11. Trách nhiệm của Bộ Công Thương; Điều 25.2.NĐ.2.12. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Điều 25.2.NĐ.2.13. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải; Điều 25.2.NĐ.2.14. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Điều 25.2.NĐ.2.15. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Điều 25.2.NĐ.2.16. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông; Điều 25.2.NĐ.2.17. Trách nhiệm của Bộ Y tế; Điều 25.2.NĐ.2.18. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Điều 25.2.NĐ.2.19. Trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Điều 25.2.NĐ.2.20. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Điều 25.2.NĐ.2.21. Trách nhiệm của Bộ Nội vụ; Điều 25.2.NĐ.2.22. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp; Điều 25.2.NĐ.2.23. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng; Điều 25.2.NĐ.2.24. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ; Điều 25.2.LQ.11. Hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động ở vành đai biên giới, khu vực biên giới, qua lại biên giới tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền; Điều 25.2.LQ.12. Hợp tác quốc tế về biên phòng. 
Chương III là chương về lực lượng Bộ đội Biên phòng. Chương này gồm những quy định như: Điều 25.2.LQ.13. Vị trí, chức năng của Bộ đội Biên phòng; Điều 25.2.LQ.14. Nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng; Điều 25.2.NĐ.1.14. Trách nhiệm của Bộ đội Biên phòng; Điều 25.2.TT.1.7. Trách nhiệm của Bộ đội Biên phòng trong hoạt động đối ngoại biên phòng (Điều 14 Nghị định số 89/2009/NĐ-CP); Điều 25.2.LQ.15. Quyền hạn của Bộ đội Biên phòng; Điều 25.2.LQ.16. Phạm vi hoạt động của Bộ đội Biên phòng; Điều 25.2.LQ.17. Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; Điều 25.2.LQ.18. Huy động người, tàu thuyền, phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự; Điều 25.2.LQ.19. Hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; Điều 25.2.LQ.20. Biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; Điều 25.2.LQ.21. Hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng; Điều 25.2.NĐ.2.3. Hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng; Điều 25.2.LQ.22. Trang bị của Bộ đội Biên phòng; Điều 25.2.LQ.23. Ngày truyền thống, tên giao dịch quốc tế, con dấu của Bộ đội Biên phòng; Điều 25.2.LQ.24. Trang phục, màu sắc, cờ hiệu, phù hiệu và dấu hiệu nhận biết phương tiện của Bộ đội Biên phòng. 
Chương IV gồm những quy định về bảo đảm biên phòng và chế độ, chính sách đối với lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng, cụ thể: Điều 25.2.LQ.25. Bảo đảm nguồn nhân lực; Điều 25.2.LQ.26. Bảo đảm nguồn lực tài chính; Điều 25.2.LQ.27. Chế độ, chính sách đối với lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng; Điều 25.2.NĐ.1.17. Nguồn ngân sách bảo đảm; Điều 25.2.NĐ.1.18. Cơ chế bảo đảm ngân sách; Điều 25.2.NĐ.1.19. Nội dung chi hoạt động đối ngoại biên phòng; Điều 25.2.TT.1.8. Nội dung chi hoạt động đối ngoại biên phòng (Điều 19 Nghị định số 89/2009/NĐ-CP); Điều 25.2.NĐ.2.4. Chính sách ưu đãi và chế độ đặc thù đối với cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng; Điều 25.2.NĐ.2.5. Kinh phí đảm bảo chính sách ưu đãi và chế độ đặc thù đối với cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng; Điều 25.2.TL.1.1. Chế độ phụ cấp trách nhiệm quản lý bảo vệ biên giới, hải đảo; Điều 25.2.TL.1.2. Chế độ phụ cấp công tác lâu năm ở biên giới, hải đảo; Điều 25.2.TL.1.3. Chế độ ưu đãi xã hội; Điều 25.2.TL.1.4. Chế độ khi chuyển gia đình đến định cư ở vùng cao, hải đảo. 
Chương V gồm những quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức về biên phòng. Cụ thể: Điều 25.2.LQ.28. Trách nhiệm của Chính phủ; Điều 25.2.NĐ.1.9. Trách nhiệm của Chính phủ; Điều 25.2.LQ.29. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng; Điều 25.2.NĐ.1.11. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng; Điều 25.2.NĐ.2.7. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng; Điều 25.2.LQ.30. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao; Điều 25.2.NĐ.1.12. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao; Điều 25.2.NĐ.2.8. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao; Điều 25.2.LQ.31. Trách nhiệm của Bộ Công an; Điều 25.2.NĐ.2.9. Trách nhiệm của Bộ Công an; Điều 25.2.LQ.32. Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Điều 25.2.NĐ.1.10. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Điều 25.2.NĐ.2.25. Trách nhiệm của cơ quan ngang bộ; Điều 25.2.LQ.33. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp; Điều 25.2.NĐ.1.13. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp; Điều 25.2.NĐ.2.26. Trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp nơi có biên giới quốc gia; Điều 25.2.NĐ.2.27. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp nơi không có biên giới quốc gia; Điều 25.2.LQ.34. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.
Chương VI là chương về điều khoản thi hành. Cụ thể: Điều 25.2.LQ.35. Sửa đổi, bổ sung Điều 21 của Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11; Điều 25.2.LQ.36. Hiệu lực thi hành; Điều 25.2.NĐ.1.20. Hiệu lực thi hành; Điều 25.2.NĐ.1.21. Trách nhiệm hướng dẫn thi hành; Điều 25.2.NĐ.2.28. Hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp; Điều 25.2.NĐ.2.29. Trách nhiệm thi hành; Điều 25.2.TL.1.5. Tổ chức thực hiện; Điều 25.2.TT.1.9. Tổ chức thực hiện; Điều 25.2.TT.1.10. Hiệu lực thi hành. 
Thông qua việc thực hiện pháp điển Đề mục Biên phòng Việt Nam đã xác định được hệ thống các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương ban hành trực tiếp thuộc lĩnh vực Biên phòng Việt Nam và đang còn hiệu lực được tập hợp, sắp xếp tạo thuận lợi cho các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong tra cứu, tìm kiếm./.             
Trần Thanh Loan
Chung nhan Tin Nhiem Mang