Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Tổ chức chính quyền địa phương
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Tổ chức chính quyền địa phương

Thực hiện Quyết định số 891/QĐ-TTg ngày 17/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề và phân công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục, Bộ Nội vụ đã chủ trì thực hiện pháp điển Đề mục Tổ chức chính quyền địa phương (Đề mục 7 thuộc Chủ đề 35. Tổ chức bộ máy nhà nước). Đến nay, Bộ Nội vụ đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện pháp điển xong Đề mục Tổ chức chính quyền địa phương, đồng thời đề mục này cũng đã tổ chức họp thẩm định theo quy định. Sau đó, Bộ Nội vụ sẽ chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng thẩm định và gửi Bộ Tư pháp hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ thông qua theo chủ đề “Tổ chức bộ máy nhà nước”.
Bộ Nội vụ xác định Đề mục Tổ chức chính quyền địa phương có 45 văn bản có nội dung thuộc Đề mục (thuộc thẩm quyền của Bộ Nội vụ; Bộ Thông tin và Truyền thông; Thanh tra Chính phủ; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Tư pháp; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Ngoại giao; Ủy ban Dân tộc; Bộ Y tế; Bộ Công Thương; Bộ Tài chính; Văn phòng Chính phủ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Xây dựng) và 04 văn bản có nội dung liên quan đến Đề mục. Đề mục Tổ chức chính quyền địa phương được xác định theo cấu trúc của Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội, gồm 8 chương với 143 điều và không có sự thay đổi so với cấu trúc của Luật. Đề mục Tổ chức chính quyền địa phương có các nội dung chính như sau: 
- Chương I quy định những vấn đề chung như: Phạm vi điều chỉnh; Đơn vị hành chính; Phân loại đơn vị hành chính; Tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính; Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương; Hội đồng nhân dân; Tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân; Ủy ban nhân dân; Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân; Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương; Phân quyền cho chính quyền địa phương; Phân cấp cho chính quyền địa phương; Ủy quyền cho cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương; Quan hệ công tác giữa chính quyền địa phương với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương.
- Chương II quy định chính quyền địa phương ở nông thôn với mục như sau: mục 1: nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương ở tỉnh (Chính quyền địa phương ở tỉnh; Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở tỉnh; Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân tỉnh; Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh; Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân tỉnh; Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh; Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh); Mục 2: Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương ở huyện (Chính quyền địa phương ở huyện; Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở huyện; Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân huyện; Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện; Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân huyện; Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện; Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện); Mục 3: Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương ở xã (Chính quyền địa phương ở xã; Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã; Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân xã; Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã; Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã; Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã; Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã).
Chương III quy định về chính quyền địa phương ở đô thị như sau:
Mục 1: Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương (Chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương; Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương; Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương; Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương; Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương; Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương; Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương).
Mục 2: nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương ở quận (Chính quyền địa phương ở quận; Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở quận; Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân quận; Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân quận; Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân quận; Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân quận; Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận).
Mục 3: nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (Điều 51. Chính quyền địa phương ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Điều 52. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Điều 53. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Điều 54. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Điều 55. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Điều 56. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Điều 57. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).
Mục 4: nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương ở phường (Chính quyền địa phương ở phường; Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở phường; Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân phường; Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân phường; Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân phường; Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường; Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường)
Mục 5: Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương ở thị trấn (Chính quyền địa phương ở thị trấn; Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn; Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân thị trấn; Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân thị trấn; Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân thị trấn; Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân thị trấn; Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn.
Chương IV quy định chính quyền địa phương ở hải đảo như sau: Chính quyền địa phương ở hải đảo (Tùy theo điều kiện địa lý, dân cư, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, các đảo, quần đảo có thể được tổ chức thành các đơn vị hành chính quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 2 của Luật này. Việc tổ chức đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt tại địa bàn hải đảo thực hiện theo quy định tại Chương V của Luật này. Tại đơn vị hành chính cấp huyện ở hải đảo tổ chức cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Trường hợp đơn vị hành chính cấp huyện chia thành các đơn vị hành chính cấp xã thì tại đơn vị hành chính cấp xã tổ chức cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Cơ cấu tổ chức của các cơ quan thuộc chính quyền địa phương ở địa bàn hải đảo thực hiện như cơ cấu tổ chức của các cơ quan thuộc chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính tương ứng quy định tại Luật này). Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở hải đảo (Chính quyền địa phương cấp huyện ở hải đảo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn tương ứng của chính quyền địa phương ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương quy định tại Mục 2 Chương II, Mục 2 và Mục 3 Chương III của Luật này. Chính quyền địa phương cấp xã ở hải đảo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn tương ứng của chính quyền địa phương ở xã, phường, thị trấn quy định tại Mục 3 Chương II, Mục 4 và Mục 5 Chương III của Luật này.Việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể cho chính quyền địa phương tại các đơn vị hành chính ở hải đảo trong các văn bản quy phạm pháp luật khác phải bảo đảm tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan nhà nước tại địa phương, bảo đảm linh hoạt, chủ động ứng phó khi có sự kiện, tình huống đột xuất, bất ngờ xảy ra nhằm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trên các vùng biển, hải đảo, phát huy lợi thế, tiềm năng kinh tế biển, hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm thu hút người dân ra sinh sống, bảo vệ và phát triển hải đảo.
Chương V quy định về chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt như sau: Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập, được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt về kinh tế - xã hội, có chính quyền địa phương được tổ chức phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó. Tổ chức chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt gồm: Chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Nguyên tắc tổ chức, phương thức hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt thực hiện theo quy định của Luật này. Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân, số lượng thành viên Ủy ban nhân dân, cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó. Trình tự, thủ tục quyết định thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt: Chính phủ xây dựng đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trình Quốc hội. Đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương theo quy định tại Điều 131 của Luật này. Ủy ban pháp luật của Quốc hội có trách nhiệm thẩm tra đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Chính phủ trình.Trong trường hợp cần thiết, Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời để thẩm tra đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trước khi trình Quốc hội.Quốc hội xem xét, thông qua đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo quy trình tại một hoặc nhiều kỳ họp Quốc hội. Giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt: Chính phủ trình Quốc hội quyết định giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Trình tự, thủ tục xem xét việc giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Khi quyết định giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, Quốc hội quyết định thành lập các đơn vị hành chính trên cơ sở địa giới hành chính, dân cư của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đã được giải thể.
Chương VI quy định về hoạt động của chính quyền địa phương gồm:
Mục 1: Hoạt động của hội đồng nhân dân (Kỳ họp Hội đồng nhân dân; Chương trình kỳ họp Hội đồng nhân dân; Triệu tập kỳ họp Hội đồng nhân dân; Khách mời tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân; Trách nhiệm của chủ tọa phiên họp Hội đồng nhân dân; Bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; Từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu; Trình tự thông qua dự thảo nghị quyết, đề án, báo cáo tại kỳ họp Hội đồng nhân dân; Ban hành nghị quyết, đề án, báo cáo, biên bản của kỳ họp Hội đồng nhân dân; Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân; Lấy phiếu tín nhiệm; Bỏ phiếu tín nhiệm; Xem xét báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri ở địa phương; Biểu quyết tại phiên họp toàn thể; Tài liệu lưu hành tại kỳ họp Hội đồng nhân dân; Trách nhiệm tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân; Trách nhiệm tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân; Trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân trong việc tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân; Quyền chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân; Quyền kiến nghị của đại biểu Hội đồng nhân dân; Quyền của đại biểu Hội đồng nhân dân khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật; Quyền của đại biểu Hội đồng nhân dân trong việc yêu cầu cung cấp thông tin; Quyền miễn trừ của đại biểu Hội đồng nhân dân; Thôi làm nhiệm vụ đại biểu, tạm đình chỉ và mất quyền đại biểu Hội đồng nhân dân; .Việc bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân; Các điều kiện bảo đảm cho hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân; Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân; Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân; Phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân; Tiếp công dân của Thường trực Hội đồng nhân dân; Các lĩnh vực phụ trách của các Ban của Hội đồng nhân dân; Nhiệm vụ, quyền hạn của các Ban của Hội đồng nhân dân; Quan hệ phối hợp công tác của các Ban của Hội đồng nhân dân; Thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án của Ban của Hội đồng nhân dân; Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện)
Mục 2: Hoạt động của ủy ban nhân dân (Phiên họp Ủy ban nhân dân; Triệu tập phiên họp Ủy ban nhân dân; Trách nhiệm chủ tọa phiên họp Ủy ban nhân dân; Khách mời tham dự phiên họp Ủy ban nhân dân; Biểu quyết tại phiên họp Ủy ban nhân dân; Biểu quyết bằng hình thức gửi phiếu ghi ý kiến; Biên bản phiên họp Ủy ban nhân dân; Thông tin về kết quả phiên họp Ủy ban nhân dân; Phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của Ủy viên Ủy ban nhân dân; Điều động, cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Tổ chức hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân.
Mục 3: Trụ sở, kinh phí hoạt động, bộ máy giúp việc của chính quyền địa phương (Trụ sở, kinh phí hoạt động của chính quyền địa phương; Bộ máy giúp việc của chính quyền địa phương).
Chương VII quy định về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính. Mục 1: Nguyên tắc, trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính (Nguyên tắc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; Thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính) giải quyết tranh chấp liên quan đến địa giới đơn vị hành chính; Xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; Lấy ý kiến Nhân dân địa phương về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; Hội đồng nhân dân thông qua đề nghị thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; Thẩm tra đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
Mục 2: Tổ chức chính quyền địa phương trong trường hợp thay đổi địa giới đơn vị hành chính và các trường hợp đặc biệt khác (Tổ chức chính quyền địa phương khi nhập các đơn vị hành chính cùng cấp; Tổ chức chính quyền địa phương khi chia một đơn vị hành chính thành nhiều đơn vị hành chính cùng cấp; Tổ chức chính quyền địa phương khi thành lập mới một đơn vị hành chính trên cơ sở điều chỉnh một phần địa giới của các đơn vị hành chính khác; Hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân khi điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính hoặc di chuyển tập thể dân cư; Hoạt động của Hội đồng nhân dân khi không còn đủ hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân; Giải tán Hội đồng nhân dân).
Chương VII quy định về điều khoản thi hành gồm: Sửa đổi, bổ sung Điều 4 của Luật quy hoạch đô thị; Hiệu lực thi hành; Điều khoản chuyển tiếp và Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành.
Như vậy, thông qua việc pháp điển Đề mục Tổ chức chính quyền địa phương đã xác định được toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về Tổ chức chính quyền địa phương đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật. Ngoài ra, một số quy định trong Đề mục Tổ chức chính quyền địa phương còn có nội dung liên quan trực tiếp đến các văn bản quy phạm pháp luật thuộc các đề mục khác cũng đã được chỉ dẫn có liên quan đến nhau./.
Huỳnh Hữu Phương
Chung nhan Tin Nhiem Mang