Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Thủ tục bắt giữ tàu bay
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Thủ tục bắt giữ tàu bay

Triển khai thực hiện công tác pháp điển theo thẩm quyền, trách nhiệm của mình, Tòa án nhân dân tối cao đã chủ trì thực hiện pháp điển Đề mục Thủ tục bắt giữ tàu bay (Đề mục số 3 thuộc Chủ đề số 37 - Tố tụng và các phương thức giải quyết tranh chấp). Tòa án nhân dân tối cao đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan hoàn thành việc thực hiện pháp điển Đề mục này. Đề mục Thủ tục bắt giữ tàu bay đã được tổ chức họp thẩm định và Tòa án nhân dân tối cao thực hiện chỉnh lý, hoàn thiện kết quả pháp điển của Đề mục, ký xác thực để gửi hồ sơ kết quả pháp điển Đề mục đến Bộ Tư pháp (qua Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật) tổng hợp, trình Chính phủ xem xét thông qua theo quy định.
Đề mục Thủ tục bắt giữ tàu bay có cấu trúc được xác định theo cấu trúc của Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay số 11/2010/UBTVQH12 ngày 16/3/2010 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và không có sự thay đổi so với cấu trúc của Pháp lệnh (Pháp lệnh này gồm có 04 chương và 49 điều).
Theo đó, Đề mục Thủ tục bắt giữ tàu bay được pháp điển bởi các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực của 02 văn bản quy phạm pháp luật, đó là: Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay năm 2010 như vừa nêu; Nghị định số 02/2012/NĐ-CP ngày 11/01/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, thủ tục xử lý tàu bay bị bỏ.
  các nội dung cơ bản trong mỗi chương của Đề mục Thủ tục bắt giữ tàu bay do Tòa án nhân dân tối cao chủ trì thực hiện pháp điển như sau:
- Chương I gồm những quy định chung, như: Phạm vi điều chỉnh; Đối tượng áp dụng, Giải thích từ ngữ (trong đó, cần lưu ý: “Người khác có quyền, lợi ích đối với tàu bay” là người cho thuê tàu bay, người khai thác tàu bay hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đối với tàu bay theo quy định của Luật hàng không dân dụng Việt Nam nhưng không phải là chủ nợ, chủ sở hữu, người thứ ba ở mặt đất bị thiệt hại; Tàu bay đã sẵn sàng cất cánh là tàu bay đã có lệnh được phép cất cánh của cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu; Tàu bay có yếu tố nước ngoài là tàu bay thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài; tàu bay thuộc sở hữu chung trong đó có ít nhất một chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tàu bay mang quốc tịch nước ngoài); Điều 37.3.PL.3. Thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu bay; …; Điều 37.3.PL.5. Trách nhiệm do bắt giữ tàu bay, yêu cầu bắt giữ tàu bay không đúng; Điều 37.3.PL.6. Biện pháp bảo đảm tài chính cho yêu cầu bắt giữ tàu bay; …; Điều 37.3.PL.9. Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay hoặc thả tàu bay đang bị bắt giữ; Điều 37.3.PL.10. Thi hành quyết định bắt giữ tàu bay, quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ, quyết định hủy quyết định bắt giữ tàu bay, quyết định hủy quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ; …; Điều 37.3.NĐ.1.4. Thủ tục thực hiện Quyết định bắt giữ tàu bay; …; Điều 37.3.NĐ.1.7. Thủ tục bắt giữ lại tàu bay; Điều 37.3.NĐ.1.8. Thủ tục thực hiện Quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ; Điều 37.3.NĐ.1.9. Các trường hợp tàu bay bị bỏ; …; Điều 37.3.PL.11. Thông báo việc thực hiện quyết định bắt giữ tàu bay, quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ, quyết định hủy quyết định bắt giữ tàu bay, quyết định hủy quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ; Điều 37.3.NĐ.1.5. Thông báo đã thực hiện việc bắt giữ tàu bay (trong đó, lưu ý trong thời hạn 05 giờ, kể từ khi doanh nghiệp cảng hàng không chỉ định vị trí đỗ tàu bay tại sân bay, Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không có trách nhiệm thông báo bằng văn bản việc tàu bay đã bị bắt giữ cho Tòa án đã ra Quyết định bắt giữ tàu bay và Cục Hàng không Việt Nam); Điều 37.3.PL.12. Trách nhiệm cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
  - Chương II gồm những quy định về thủ tục bắt giữ tàu bay, thả tàu bay đang bị bắt giữ và bắt giữ lại tàu bay theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay, như: Điều 37.3.PL.13. Các trường hợp bắt giữ tàu bay theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay; Điều 37.3.PL.14. Thời hạn bắt giữ tàu bay theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay; …; Điều 37.3.PL.23. Căn cứ thả tàu bay đang bị bắt giữ theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay; Điều 37.3.PL.24. Yêu cầu thả tàu bay đang bị bắt giữ; Điều 37.3.PL.25. Thủ tục giải quyết đơn yêu cầu thả tàu bay đang bị bắt giữ; …; Điều 37.3.PL.30. Bắt giữ lại tàu bay theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay.
- Chương III gồm những quy định về thủ tục bắt giữ tàu bay, thả tàu bay đang bị bắt giữ để thi hành án dân sự, như: Điều 37.3.PL.31. Quyền yêu cầu bắt giữ tàu bay để thi hành án; Điều 37.3.PL.32. Căn cứ bắt giữ tàu bay để thi hành án; …; Điều 37.3.PL.36. Xem xét đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay để thi hành án; Điều 37.3.PL.37. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về quyết định trả lại đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay để thi hành án; Điều 37.3.PL.38. Quyết định bắt giữ tàu bay để thi hành án; Điều 37.3.PL.39. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về quyết định bắt giữ tàu bay để thi hành án; Điều 37.3.PL.40. Kiến nghị và giải quyết kiến nghị về quyết định bắt giữ tàu bay để thi hành án; Điều 37.3.PL.41. Căn cứ thả tàu bay đang bị bắt giữ để thi hành án; Điều 37.3.PL.42. Yêu cầu thả tàu bay đang bị bắt giữ để thi hành án; Điều 37.3.PL.43. Thủ tục giải quyết đơn yêu cầu thả tàu bay đang bị bắt giữ; Điều 37.3.PL.44. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về quyết định trả lại đơn yêu cầu thả tàu bay đang bị bắt giữ để thi hành án; Điều 37.3.PL.45. Quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ để thi hành án; Điều 37.3.PL.46. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ để thi hành án; Điều 37.3.PL.47. Kiến nghị và giải quyết kiến nghị về quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ để thi hành án (trong đó, cần lưu ý quy định về việc kể từ thời điểm nhận được kiến nghị về quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ, trong thời hạn 48 giờ, Chánh án Tòa án phải xem xét và ra một trong các quyết định sau đây:  Giữ nguyên quyết định thả tàu bay hoặc hủy quyết định thả tàu bay. Quyết định giải quyết kiến nghị của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng và được gửi ngay cho Viện kiểm sát).
- Chương IV là các quy định về điều khoản thi hành, như hiệu lực thi hành, tổ chức thực hiện của 02 văn bản quy phạm pháp luật thuộc nội dung của Đề mục (Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay năm 2010 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định số 02/2012/NĐ-CP của Chính phủ như đã nêu ở phần đầu bài viết này).
Như vậy, thông qua việc thực hiện pháp điển Đề mục Thủ tục bắt giữ tàu bay đã xác định được hệ thống các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương ban hành quy định trực tiếp về hoạt động bắt giữ tàu bay của các cơ quan có thẩm quyền và đang còn hiệu lực được tập hợp, sắp xếp giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến bắt giữ tàu bay dễ dàng tra cứu, tìm hiểu./.                                
Huỳnh Hữu Phương
Chung nhan Tin Nhiem Mang